Phuong phap day lich su lop 5

Chia sẻ bởi Hà Thị Huong | Ngày 12/10/2018 | 67

Chia sẻ tài liệu: Phuong phap day lich su lop 5 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Môn lịch sử và địa lý
phần lịch sử lớp 5
Người trình bày : Hà Thị Hương
Giáo viên trường Tiểu học Lại Xuân
Huyện Thuỷ Nguyên - Thành phố Hải Phòng
Tháng 7 năm 2007



Mục tiêu phần lịch sử lớp 5
Làm việc cá nhân
Bước 1:Nghiên cứu sách giáo khoa và sách giáo viên tìm hiểu mục tiêu của phần lịch sử lớp 5
Bước 2:Đại diện trình bày
Bước 3:Tổng kết ý kiến

Mục tiêu phần lịch sử 5
Hình thành kiến thức
Có một số kiến thức cơ bản về các sự kiện , nhân vật lịch sử tiêu biểu, tương đối có hệ thống theo dòng thời gian lịch sử Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đến nay.
Hình thành kỹ năng
-Thu thập ,tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau.
- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp.
- Nhận biết đúng các sự , kiện hiện tượng lịch sử.
-Trình bày lại kết quả học tập của mình bằng lời nói bài viết, hình vẽ sơ đồ bảng thống kê...
Hình thành và phát triển thái độ
- Ham học hỏi, tìm hiễu để biết lịch sử dân tộc
- Yêu con người, quê hương đất nước.
-Tôn trọng và bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá


Nội dung chương trình và sách giáo khoa phần ls lớp 5
Hoạt động nhóm đôi
Bước 1:Nghiên cứu sách giáo khoa và sách giáo viên tìm hiểu nội dung chương trình của phần lịch sử lớp 5.
Bước 2:Đại diện nhóm trình bày
Bước 3:Tổng kết ý kiến
Nội dung chương trình và sách giáo khoa phần ls lớp 5
- Toàn bộ chương trình gồm 29 bài: 26 bài cung cấp kiến thức mới, 3 bài ôn tập .
- Được học trong 35 tiết với các phần như sau:
+ Hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 - 1945)
+Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kỳ kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.
+XDCNXH và đấu tranh thống nhất đất nước(1954 - 1975 )
+XDCNXH từ 1975 đến nay
Những điểm mới của chương trình và sách giáo khoa môn lịch sử và địa lý lớp 5.
Hoạt động nhóm 6:
Bước1: Nghiên cứu sách giáo khoa và sách giáo viên tìm hiểu những điểm mới của chương trình và sách giáo khoa môn lịch sử và địa lý phần lịch sử lớp 5.
Bước 2:Đại diện nhóm báo cáo.
Bước 3:Tổng kết,kết luận vấn đề.


Những điểm mới của chương trình và sách giáo khoa môn lịch sử và địa lý lớp 5.
1/ ở tiểu học, đến lớp 4, lớp 5 Lịch sử và Địa lý trở thành một môn học, giữa Lịch sử và Địa lý có mối liên hệ khăng khít với nhau.Trong điều kiện chưa cho phép tích hợp hoàn toàn nội dung kiến thức hai môn này thì cần xây dựng theo tinh thần liên môn.
2/Về cơ bản nội dung CT- SGK không có sự khác biệt nhiều so với năm học trước tuy nhiên có một số điểm mới sau:

Những điểm mới của nội dung phần lịch sử
THứ nhất: Loại bỏ một số bài không quan trọng, không có nhiều ý nghĩa đồng thời bổ sung thêm một số bài mới :
- ở phần bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kỳ kháng chiếnchống Pháp đã bỏ 2 bài:
` +Bài 12 : Sài Gòn những năm đầu sau cách mạng
+ Bài 16 Tất cả cho tiền tuyến
- ở phần XD CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thông nhất đất nước (1954 - 1975 ) cũng bỏ 2 bài:
+ Bài 23: chữa cánh đồng trũng
+ Bài 29 : ôn tập
+Và bổ sung thêm bài mới : Nhà máy hiện đại đầu tiên ở nước ta ( bài 21)
Những điểm mới của nội dung môn lịch sử lớp 5.
Thứ hai: Sửa chữa, thay đổi một số tên bài và điều chỉnh nội dung cho phù hợp đảm bảo tính chính xác, khoa học lịch sử.

Những điểm mới của nội dung
Những điểm mới về nội dung
Thứ ba: Tinh giản bớt nội dung cho ngắn gọn, cô đọng, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh:
+ Cắt bỏ những câu rườm rà, không cần thiết, một số đoạn viết dài hoặc không cơ bản,quan trong được thể hiện bằng các đoạn chữ nhỏ
+ Một số bài bỏ những lời bình , những cảm xúc của tác giả
+ Các bài ôn tập :bỏ bài viết khái quát mà chỉ đưa những câu hỏi và bài tập để hướng dẫn học sinh ôn tập
Những điểm mới của chương trình
Thứ tư : Sửa chữa một số từ sai sót, thiếu chính xác
Thứ năm : Điều chỉnh, bổ sung một số ý cho nội dung bài học được cụ thể hoàn chỉnh
Thứ sáu: SGK đã thực sự tạo điều kiện để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. Điều này được thể hiện ở chỗ
+ Sau mỗi đoạn mỗi phần đều có những câu hỏi ,bài tập hay những lệnh làm việc buộc học sinh phải học tập
+ Kênh hình phong phú
Những điểm mới về hình thức và trình bày sách giáo khoa môn lịch sử lớp 5.
Học viên tự trình bày theo gợi ý sau:
+Khổ sách
+ Cách trình bày
*Kênh hình
* Kênh chữ
+ Cách trình bày một bài học
Một số vấn đề về phương pháp
I/ Những yêu cầu chung về phương pháp:
1- Do đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học còn chưa đầy đủ và sâu sắc và chưa có tư duy khái quát cao nên việc trình bày và giảng dạy kiến thức phải hết sức đơn giản, nhẹ nhàng, cụ thể, sinh động ,dễ hiểu, dễ nhớ, hấp dẫn,tránh tham lam dài dòng,khó hiểu, nhồi nhét kiếm thức.
- Tuy nhiên cần phải đảm bảo yêu cầu chung về phương pháp đó là: Tính chính xác, khoa học tính vừa sức; tính thực tiễn, học đi đôi với hành. Đặc biệt cần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, tập trung vào cách học ,giúp học sinh có phương pháp tự học.
2- Phối hợp chặt chẽ các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại


Một số vấn đề về phương pháp

II/ Đặc trưng bộ môn lịch sử và những phương pháp dạy học cơ bản ở tiểu học :
Thứ nhất:LS là những sự việc đã diễn ra và tồn tại trong khách quan trong quá khứ. Do đó không thể phán đoán,suy luận hay tưởng tượng dể nhận thức LS,cũng không thể quan sát ,tri giác trực tiếp những sự việc đã xảy ra bởi vì LS là cái đã qua và không thể tái diễn.
Muốn nhận thức được LS con người phải thông qua những dâu tíchcủa quá khứ,những chứng cứ về sự tồn tại của các sự kiện để tái tạo LS, dựng lại hình ảnh của sự kiện ,hiện tượng nhân vật LS.
Phương thức tái tạo LS
+ Cho học sinh tiếp nhân các thông tin sử liệu bằng các phương tiện trực quan như tranh ảnh,bản đồ mẫu vật,phim tư liệu...
+ Lời nói sinh động giàu hình ảnhcủa giáo viên để miêu tả ,kể chuyện hay tường thuật...


Môt số vấn đề về phương pháp

Thứ hai: Nhận thức LS cần thông qua những "dấu tích" của quá khứ (di tích,đồ vật hiện vật, tranh ảnh...)Bởi vậy trong day học lịch sử không thể không cho HS quan sát những hình ảnh đó.Cho nên Phương pháp trực quan đặc biệt có ý nghĩa trong DHLS. Điều này không chỉ góp phần tạo biểu tượng LS mà còn đem lại cho HS những hình ảnh thật cụ thể, rõ ràng.
Thứ ba: Học tập LS không chỉ để hình dung được hình ảnh của quá khứ mà điều cốt yếu là phải hiểu LS, nắm được bản chất của sự kiện hiên tượng LS. Trên cơ sở đó hình thành khái niệm ,rút ra bài học LS, những kết luận cần thiết.
Muốn vậy GV cần tổ chức cho các em độc lập suy nghĩ mạnh dạn trình bày ý kiến của cá nhân hay tổ chức cho các emđi sâu tim hiểu bản chất của sự việc bằng phương pháp đàm thoại
* Khi đặt câu hỏi GV cần lưu ý điều gì?

Môt số vấn đề về phương pháp
Thứ tư: Trong dạy học nói chung, dạy học môn LS nói riêng đều có một mục tiêu chung đó là đào tạo những con người năng động ,sáng tạo, có năng lực hợp tác, có khả năng làm việc cùng đồng đội ,việc tổ chức các hoạt độngvui chơi,học tập theo nhóm mang tính tập thể. Bởi vậy tổ chức dạy học theo nhóm, thảo luận nhóm được sử dụng phổ biến trong nhà trường.
Những điểm cần chú ý khi tổ chức thảo luận nhóm:
+Kiến thức trong bài là những vấn đề phức tạp cần tranh luận.
+Không nên cho HS đi lại di chuyển chỗ quá nhiều.
+ Giáo viên là người tổ chức, gợi ý ,giải thích những chỗ học sinh còn chưa rõ, kích lệ những em còn rụt rè chưa mạnh dạn.
+ Không lạm dụng những HSG, nhanh nhẹn...

Môt số vấn đề về phương pháp

Thứ năm: HS tiểu học đôi khi không thể hiểu được những kiến thức trừu tượng khi GV cắt nghĩa, giải thích song các em có thể hiểu được thậm trí là hiểu khá sâu sắc những kiến thức đó qua tổ chức các trò chơi LS như đánh trận, đóng vai...Phương pháp này thường được sử dụng ở một số bài LS có đoạn đối thoại như: bài 6 "Quýết chí ra đi tìm đường cứu nước"hay bài 26 "Tiến vào dinh Độc lập"
Môt số vấn đề về phương pháp
Tóm lại có các phương pháp cơ bản sau đây thường được dùng trong dạy học lịch sử:
+Miêu tả, kể chuyện, tường thuật.
+Trực quan
+Đóng vai
+Đàm thoại
+ Thảo luận nhóm

Mô hình bài học theo quan niệm đổi mới
Bước 1:Định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ học tập
Vào đầu mỗi giờ học hoặc mỗi phần của bài học GV nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ cho HS hướng vào giải quyết.(Vấn đề GV nêu phải là vấn đề cốt lõi của bài học tạo ấn tượng ,gợi trí tò mò của HS)
Bước 2 Tổ chức cho HS tiếp cận và khai thác nguồn sử liệu trong SGK (kênh hình và kênh chữ trong sách), điều này giúp các em biết được các sự kiện,hiện tượng LS đã diễn ra như thế nào?Đây là khâu đầu tiên, tất yếucủa quá trình nhận thức.
Bước 3: Trên cơ sở các biểu tượng LS đã hình thành GV đặt câu hỏi,bài tập và vận dụng các hình thức tổ chức dạy học cá nhân,nhóm,cả lớp để giúp các em giải thích, so sánh, nêu những đặc điểm,phân tích, so sánh, tổng hợp những ý kiến chung của nhóm về các sự kiện đó.
Bước 4: Kết luận vấn đề
GV tổ chức cho học sinh trình bày những ý kiến của mình (nói, viết, vẽ) về vấn đề đó.Cuối cùng GV sửa chữa bổ sung kiến thức và kết luận
Soạn bài và trình bày giáo án
Nhóm 1 và 2 :soạn bài 1" Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định"
Nhóm 3 và 4: soạn bài 12 "Vượt qua tình thế hiểm nghèo"
Nhóm 5 và 6 soạn bài 26"Tiến vào dinh độc lập"
Trân thành cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi và lắng nghe
Chúc các bạn thành công trong năm học tới
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Thị Huong
Dung lượng: 41,89KB| Lượt tài: 2
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)