Phương pháp dạy học tích cực môn hoá học THCS

Chia sẻ bởi Nguyễn Đăng Công | Ngày 17/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Phương pháp dạy học tích cực môn hoá học THCS thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

mục lục


Nội dung

Trang

Phần thứ nhất : Những vấn đề chung


I . Lí do chọn đề tài
3

II. Đối tượng nghiên cứu
3

III. Mục đích nghiên cứu
3

IV. Điểm mới của vấn đề
3

Phần thứ hai: Cơ sở lí luận của đề tài


I. Quá trình dạy học
4

II. Phương pháp dạy học hoá học
5

Phần thứ ba: ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực vào một số tình huống giảng dạy môn hoá học THCS
16

Phần thứ tư: Một số giáo án sử dụng các phương pháp dạy học tích cực
26


Phần thứ năm: Kết luận
50


Tài liệu tham khảo
51








Phần thứ nhất
Những vấn đề chung
I – Lí do chọn đề tài:
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, nền giáo dục quốc dân cần phải có những đổi mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội. nghị quyết trung ương Đảng lần thứ IV đã chỉ rõ “… giáo dục và đào tạo là động lực thúc đẩy và là điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện mục tiêu kinh tế – xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước…”
Để thực hiện quan điểm trên, Hội nghị lần thứ IV của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII về việc tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “ Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. kết hợp tốt học với hành học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và NCKH, gắn nhà trường và xã hội, áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quết vấn đề, do đó đặt ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục phải đổi mới phương pháp dạy học để đào tạo con người có đủ khả năng sống và làm việc theo yêu cầu của cuộc cách mạng lớn của thời đại: Cách mạng truyền thông, công nghệ thông tin, cách mạng công nghệ. một trong những sự đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá người học, trong việc tổ chức quá trình lĩnh hội tri thức thì lấy học sinh làm trung tâm. theo hướng này giáo viên đóng vai trò tổ chức và điều khiển học sinh chiếm lĩng tri thức, tự lực hoạt động tìm tòi để dành kiến thức mới.
Trong sự đổi mới này không phải chúng ta loại bỏ phương pháp truyền thống mà cần tìm ra những yếu tố tích cực, sáng tạo trong từng phương pháp để thừa kế và phát triển những phương pháp đó cần sử dụng sáng tạo các phương pháp dạy học phù hợp, thuyết trìng nêu vấn đề, đàm thoại ơrixtic, trong dạy học hoá học THCS việc tăng cường sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp với thí nghiệm hoá học cũng là phương hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học. Để sử dụng sáng tạo các phương pháp này vấn đề đào tạo và bồi dưỡng giáo viên là nhiệm vụ quan trọng là một cán bộ trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy cần góp phần vào việc nâng cao phương pháp dạy học của bản thân và đồng nghiệp. Vì vậy tôi chọn đề tài “Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy hoá học THCS”.
II - Đối tượng nghiên cứu:
- Các phương pháp dạy học tích cực.
- Các bài dạy trong chương trình hoá học THCS.
III – Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài.
- Tìm hiểu các phương pháp dạy học tích cực
- ứng dụng các phương pháp dạy học đó vào các bài giảng môn hoá học ở THCS.
- Đưa ra những kiến nghị về việc nâng cao hiệu quả trong giảng dạy học môn hoá học
IV – Điểm mới của vấn đề:
- áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy cho chương trình sách giáo khoa mới cải cách.








Phần thứ hai
cơ sở lí luận của đề tài

I – Quá trình dạy học:
Quá trình dạy học nói chung, quá trình dạy học hoá học nói riêng đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục – lí luận dạy học. Giáo sư nguyễn Ngọc Quang đã xác định: Học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên, chiếm lĩnh khái niệm khoa học là mục đích của hoạt động học. Học sinh sẽ thu nhân kiến thức từ kho tàng văn hóc xã hội của nhân loại thành nền học vấn riêng cho bản thân, Như vậy quá trình chiếm lĩnh khái niệm thành công sẽ đạt được 3 mục đích dạy học: Trí dục, phát triển tư duy, giáo dục.
Về cấu trúc hoạt động học có 2 chức năng thống nhất với nhau là sự tiếp thu thông tin dạy của thầy và quá trình chiếm lĩnh khái niệm một cách tự giác, tích cực tự lực của mình.
Để thực hiện mục đích chiếm lĩnh khoa học một cách tự giác tích cực thì người học cần có phương pháp lĩnh hội khoa học, phương pháp chiếm lĩnh khái niệm khoa học. Các phương pháp đó là: Mô tả, giải thích và vận dụng khái niệm khoa học.
Chức năng lĩnh hội của hoạt động học có liên hệ chặt chẽ và chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động dạy của người giáo viên.
Hoạt động dạy là sự điều khiển tối ưu quá trình học sinh chiếm lĩnh khái niệm khoa học, trong quá trình điều khiển của mình phát triển và hình thành nhận thức của học sinh.
Như vậy mục đích của của hoạt động dạy là điều khiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm khoa học của học sinh. Để đạt được mục đích này hoạt động dạy có hai chức năng liên hệ chặt chẽ, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau đó là truyền đạt thông tin học và điều khiển hoạt động học, chức năng điều khiển hoạt dộng học được thực hiện thông qua sự truyền đạt thông tin.
Hoạt động dạy và học là sự hoạt động cộng đồng – hợp tác giữa các chủ thể trong quá trình dạy học. Sự cộng tác của các chủ thể này là: thầy với các thể trò, trò với trò trong nhóm, thầy với nhóm trò… Sự tương tác cộng đồng - hợp tác giữa dạy và học này sẽ là yếu tố duy trì và phát triển chất lượng dạy học.
như vậy muốn có quá trình dạy học tối ưu phải xuất phát từ lôgíc của khái niệm khoa học và lôgíc lĩnh hội của học sinh, thiết kế công nghệ dạy học hợp lí, tổ chức tối ưu hoạt động dạy học cộng đồng – hợp tác, bảo đảm liên hệ nghịch để cuối cùng làm cho học sinh tự giác tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khao học, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và cùng với nét đặc thù của môn học sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng dạy và học các môn học trong nhà trường phổ thông.
Vậy để làm tốt vai trò truyền đạt, điều khiển trong dạy học người giáo viên cần sử dụng phương pháp dạy học như thế nào?
II – Phương pháp dạy học hoá học :
1 – Bản chất, cấu trúc và đặc điểm phương pháp dạy học hoá học:
Xuất phát từ khái niệm phương pháp nhận thức khoa học các nhà lý luận dạy học hoá học đã xem xét bản chất, cấu trúc, chức năng, hiệu quả của các phương pháp đã có, xây dựng và hẹ thố phân loại một cách khoa học và sáng tạo những phương pháp mới bằng cách chuyển hoá từ những phương pháp nhận thức của các khoa học khác (phương pháp dạy học bằng gráp, algoirit, mô hình hoá, bằng tình huống mô phỏng…).
Vậy phương pháp dạy học hoá học là gì?
Phương pháp dạy hoá học có thể là cách thức hoạt động cộng tác có mục đích giữa thầy và trò, trong đó thống nhất sự điều khiển của thầy và sự bị điều khiển, tự điều khiển của trò nhằm cho trò chiếm lĩnh khái niệm hoá học. Như vây phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học là 2 phân hệ độc lập nhưng tương tác chặt chẽ và thường xuyên với nhau. Phương pháp dạy học có hiệu nghiệm nhất là cách thức tổ chức quá trình dạy học sao cho đảm bảo đồng thời 3 phép biện chứng:
- Giữa dạy và học.
- Giữa truyền đạt và điều khiển trong dạy học.
- Giữa lĩnh hội và tự điều khiển.
Không có phương pháp vạn năng chung cho mọi hoạt động, ứng với mỗi mục đích nào đó là có một phương pháp thích hợp. vì vậy tính có mục dích của phương pháp là nét đặc trưng cơ bản nổi bật của nó. Ngoài tính mục đích phương pháp còn chịu tác động trực tiếp của nội dung. Nội dung nào phương pháp đó, không có phương phá vạn năng ứng với nội dung. Sự thống nhất của nội dung với phương pháp được thể hiện ở lôgíc phát triển của đối tượng nghiên cứu vì vậy việc lựa chọn phương pháp dạy học cho một môn học cần phải nghiên cứu đặc điểm riêng biệt của môn học đó, nội dung cụ thể của nó để lựa chọn các phương pháp thích hợp.
Phương pháp dạy học hoá học thực chất là thông qua sử lí sư phạm để chuyển phương pháp nhận thức hoá học thành phương pháp dạy học hoá học. Như vậy muốn tìm hiểu những nét đặc trưng của phương pháp dạy học hoá học ta cần nắm vững nét bản chất của bản thân phương pháp nhận thức hoá học.
Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm và lí thuyết, đặc trưng này quyết định bản chất của phương pháp nhận thức hoá học.
Bản chất của phương pháp nhận thức hoá học là sự kết hợp thực nghiệm khoa học và tư duy lí thuyết, đề cao vai trò của giả thuyết, học thuyết, định luật hoá học dùng làm tuyên đoán khoa học.
Phương pháp dạy học hoá học phải tuân heo những quy luật chung của phương pháp dạy học đồng thời phản ánh được phương pháp nhận thức hoá học. Vì vậy phương pháp dạy học hoá học có những nét đặc trưng riêng đó là phương pháp truyền đạt có lập luận trên cơ sở
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đăng Công
Dung lượng: 312,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)