Phương pháp dạy học bằng trò chơi

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Cường | Ngày 12/10/2018 | 98

Chia sẻ tài liệu: Phương pháp dạy học bằng trò chơi thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

DẠY HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI

a) Yêu cầu : Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh

* Cấu trúc của Trò chơi học tập :
+ Tên trò chơi
+ Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi.
+ Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơi học tập.
+ Nêu lên luật chơi : Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi.
+ Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi.
+ Nêu lên cách chơi.

b) Cách tổ chức trò chơi:
Thời gian tiến hành : thường từ 5 – 7 phút
Đầu tiên là giới thiệu trò chơi:
+ Nêu tên trò chơi
+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ luật chơi.
Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi.
Chơi thật.
Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
Thưởng – phạt: phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò…

II – GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRÒ CHƠI TOÁN HỌC LỚP 5:
Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy toán cho học sinh lớp 5.

Trò chơi 1: Xây nhà
LUYỆN TẬP








Mục đích luyện tập và củng cố kỹ năng làm tính cộng nhẩm không nhớ trong phạm vi 10.000.
Chuẩn bị : 2 hình vẽ ngôi nhà trên bìa và các mảnh giấy hình tam giác, chữ nhật như hình vẽ, có 5 mảnh ghi các tổng tương ứng với các tổng ghi trên ngôi nhà và 2 mảnh ghi sai.
Cách chơi: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 5 em.
Khi nghe hô “1, 2, 3 bắt đầu” các em phải nhẩm nhanh kết quả các phép tính trên ngôi nhà, rồi tìm mảnh giấy có kết quả tương ứng gắn vào đúng vị trí. Khi dán xong sẽ được hình ngôi nhà có mái đỏ, tường vàng, cửa xanh.
Cách tính điểm như sau:
+ Gắn dúng 1 hình được 10 điểm, hình nào gắn sai không được điểm, gắn đúng cả 5 hình được 50 điểm.
+ Đội nào gắn nhiều hình đúng, nhanh, xong trước là đội thắng cuộc.
+ Cả hai đội cùng gắn được số hình đúng bằng nhau thì đội nào nhanh hơn, xong trước là đội thắng cuộc.
+ Nếu đội gần xong trước mà gắn được ít hình đúng hơn đội xong sau, thì đội xong sau là đội chiến thắng.

Lưu ý: Ở trò chơi kiểu này nên đưa ra một vài kết quả không đúnng để học sinh lựa chọn, nếu nhìn bằng mắt mà không tính kỹ sẽ rất dễ nhầm.
Tôi đưa vào như vậy cốt để củng cố khắc sâu cách cộng nhẩm.

Trò chơi 2 : Truyền điện

Mục đích:
+ Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100 000.
+ Luyện tập phản xạ nhanh ở các em.
Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào.
Cách chơi : Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ một em xung phong. Ví dụ em A xướng to một số trong phạm vi 100.000, chẳng hạn “35.000” và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “trừ 14.000” rồi lại chỉ nhanh vào em C bất kỳ. Thế là em C phải nói tiếp “bằng 21.000”. nếu C nói đúng thì được quyền xướng to một số như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai (chẳng hạn, A nói “35.000” truyền cho B, mà B nói trừ “18.000”, tức là sai dạng tính hoặc là C đọc kết quả tính sai) thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng. Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh.

Lưu ý:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Cường
Dung lượng: 66,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)