PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT

Chia sẻ bởi Phạm Xuân Toạn | Ngày 12/10/2018 | 62

Chia sẻ tài liệu: PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO TRÀ VINH


T�?P HU�?N
PHUONG PH�P "B�N TAY N?N B?T"
TRONG D?Y H?C C�C MễN KHOA H?C
C?P TI?U H?C

Tr� Vinh, nga`y 22-24/8/2013
MỤC TIÊU:
Giúp học viên biết được:
Khái quát về phương pháp “Bàn tay nặn bột” sự ra đời của phương pháp bàn tay nặn bột.
Cơ sở khoa học của phương pháp BTNB.
Các nguyên tắc và tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB.
Địa chỉ một số bài trong môn TN-XH và khoa học có thể áp dụng phương pháp BTNB.
- Quy trình giảng dạy các bài trong môn TN-XH và khoa học có áp dụng phương pháp BTNB.
GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT”
I. Bối cảnh ra đời:
1. Trước năm 1995, khắc phục yếu kém trong việc giảng dạy khoa học khoa học tự nhiên cho HS, tại Chicago, Mỹ, nhà Vật lý Leon Lederma (GT Nobel 1998) đã xây dựng chương trình thí điểm dạy học, nhằm giúp HS có một trình độ hiểu biết (tìm chân lý) dựa trên việc tự mình phải bắt tay hành động tìm tòi nghiên cứu. Chương trình thí điểm có tên gọi “Hands on”- “ Nhúng tay vào”
PHẦN II
TỔNG QUAN VỀ BÀN TAY NẶN BỘT
1.- Năm 1995, Tiếp thu những tư tưởng của “Hands on” và khắc phục những hạn chế về phương pháp giáo dục ở cấp tiểu học, GS người Pháp George Charpak (GT Nobel nawm 1992), cùng một số nhà Khoa học Pháp đã nghiên cứu xây dựng chương trình thí điểm dạy học khoa học có tên “ La main a la pate” có nghĩa là Đặt “tay” (La main) vào “bột” (la pate), và được hiểu là hãy bắt tay vào hành động, bắt tay vào làm thí nghiệm, bắt tay vào tìm tòi nghiên cứu.
- Tháng 9/1996, cuộc thử nghiệm ở 5 tỉnh, 350 lớp.
TỔNG QUAN VỀ BÀN TAY NẶN BỘT
3.- BTNB đã được nhiều Quốc gia trên thế giới tiếp nhận: Brazil; Bỉ; Colombia; Trung Quốc; Thái Lan; Hy Lạp; Đức…
- Một số quốc gia khác khi dịch sang ngôn ngữ của mình cũng dịch theo từ nguyên bản của Pháp hoặc dịch thoáng ra theo nghĩa tiếng Pháp “ De La main à la tête” (Từ hành động đến suy nghĩ) hoặc theo một nghĩa tiếng anh “Learning by doing” (học bằng hành động).
TỔNG QUAN VỀ BÀN TAY NẶN BỘT
- Việt Nam tiếp nhận BTNB
+ Được sự giúp đỡ của Hội gặp gỡ Việt Nam tại Pháp
+ BTNB đã được dạy thí điểm
+ Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển quan tâm chỉ đạo trực tiếp
+ Vụ GDTH và Vụ GDTrH phối hợp xây dựng Đề án
TỔNG QUAN VỀ BÀN TAY NẶN BỘT
4. Đặc trưng cơ bản của Phương pháp BTNB:
- Bản chất: Việc phát hiện, tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua việc GV giúp HS tự đi lại chính con đường mà các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm ra chân lý (kiến thức): Từ tình huống xuất phát, nêu vấn đề, quan niệm về vấn đề đó như thế nào, đặt câu hỏi khoa học (giả thuyết khoa học), đề xuất phương pháp nghiên cứu, thực hiện phương pháp nghiên cứu để kiểm chứng giả thuyết, đưa ra kết luận.
TỔNG QUAN VỀ BÀN TAY NẶN BỘT
+ Dạy học phải tự nhiên như qúa trình tìm ra chân lý;
+ Với PPBTNB, kể cả HS đọc sách trước; học thêm trước hoặc biết trước KT thì chưa chắc HS hiểu tường tận và đề xuất thí nghiệm CM cho phát biểu đúng. HS sẽ lúng túng khi hỏi lại: vì sao em biết điều đó? Làm thế nào để em có thể chứng minh kết luận của em đúng?. Nếu dạy trước thì tiết học không hấp dẫn;
+ PPBTNB chú trọng đến quan niệm ban đầu của học sinh về kiến thức mới sẽ học.
+ Sử dụng vở thí nghiệm (vở nghiên cứu), như là một phương tiên rèn ngôn ngữ, tập ghi chép nghiên cứu khoa học;
TỔNG QUAN VỀ BÀN TAY NẶN BỘT
+ Sử dụng PPBTNB không được nhận xét quan điểm của ai đúng, ai sai. Thông qua thí nghiệm, chính HS sẽ tự đánh giá đúng hay sai.
+ PPBTNB áp dụng chủ yếu cho dạy khoa học tự nhiên, công nghệ, khoa học TN, các chủ đề gắn với đời sống thực tiên của HS;
+ Trong CT hiện nay có bài áp dụng cả, có bài áp dụng một phần,
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP
“BÀN TAY NẶN BỘT”
PHẦN II
I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC “BÀN TAY NẶN BỘT”
BÀN TAY NẶN BỘT
Georges Charpak – Viện sĩ Viện hàn lâm Pháp- giải Nobel Vật lí 1992
Phương pháp dạy học tích cực
Trên thí nghiệm nghiên cứu
Áp dụng môn khoa học tự nhiên
-Chú trọng hình thành kiến thức:
+ Bằng các thí nghiệm, tìm tòi
+ Chính học sinh tìm ra câu trả lời
THÍ NGHIỆM – QUAN SÁT – NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU – ĐIỀU TRA,…
Thảo luận:
HỌC SINH ĐƯỢC GÌ KHI THỰC HIỆN BÀN TAY NẶN BỘT?
HỌC SINH ĐƯỢC GÌ KHI THỰC HIỆN BÀN TAY NẶN BỘT?
Thảo luận: Sự khác nhau
Điều gì sẽ xảy ra ?
Đối chiếu dự báo ban đầu
thuyết
II.Một số phương pháp tiến hành thực
nhiệm tìm tòi nghiên cứu.
1. Phương pháp quan sát:
Đó là một quá trình tri giác (mắt thầy tai nghe) và ghi chép lại mọi yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu… nhằm mô tả phân tích, nhận định, đánh giá.
2. Phương pháp thí nghiệm trực tiếp:
Đây là phương pháp được khuyến khích thực hiện trong bước tiến hành thí nghiệm tìm tòi, nghiên cứu khi giảng dạy trong phương pháp “Bàn tay nặn bột”.
Thí nghiệm
trong phương pháp dạy học BTNB
được thực hiện để kiểm chứng một giả thuyết
đặt ra chứ không phải là để khẳng định lại
một kiến thức

3. Phương pháp làm mô hình:
Trong dạy học “BTNB” phương pháp làm mô hình sẽ giúp học sinh hiểu về cơ chế hoạt động mà các phương pháp quan sát và thí nghiệm trực tiếp không làm rõ được



4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Trong dạy học “BTNB” nghiên cứu tài liệu được sử dụng để học sinh tìm ra câu trả lời cho câu hỏi mà chính các em tự đề xuất dựa trên cơ sở mâu thuẫn giữa các nhận thức ban đầu của học sinh, không phải là nghiên cứu tài liệu để trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
III.CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BÀN TAY NẶN BỘT
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Quan sát
Vật thật
Hiện tượng
Thực tại
Gần gũi
Cảm nhận được
2. Học
Lập luận
Đưa ra lí lẽ
Thảo luận
Xây dựng kiến thức cho mình
Các ý kiến
Kết quả đề xuất
Một hoạt động thí nghiệm chỉ dựa trên sách vở … và kết luận : ĐỦ hay KHÔNG ĐỦ ?
CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BÀN TAY NẶN BỘT
3. Các hoạt động đề ra
Tổ chức theo các giờ học
Tạo ra tiến bộ dần dần cho hs
Gắn với chương trình
Dành phần lớn quyền tự chủ cho hs
4. Thời gian cho
một đề tài
Tối thiểu 2 giờ/tuần
Có thể kéo dài trong nhiều tuần
Tính liên tục của hoạt động
Phương pháp sư phạm đảm bảo
trong suốt quá trình học tập
CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BÀN TAY NẶN BỘT
7. Những đối tượng tham gia
Bàn tay nặn bột
GIÁO VIÊN
Đề tài có ở đâu?
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT”
Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề.
Tình huống xuất phát hay nêu vấn đề do giáo viên đưa ra như một cách dẫn dắt vào bài học. Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu đối với học sinh. Tình huống xuất phát nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề. Tình huống xuất phát càng rõ ràng thì việc dẫn nhập cho câu hỏi nêu vấn đề càng dễ.
Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu của HS:

Làm bộc lộ quan điểm ban đầu để từ đó hình thành các câu hỏi của học sinh là bước quan trọng, đặc trưng của Phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Trong bước này Giáo viên khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình trước khi được học kiến thức mới. Để làm bộc lộ quan điểm ban đầu của học sinh Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cũ đã học có liên quan đến kiến thức mới của bài học. Khi yêu cầu học sinh trình bày quan niệm ban đầu giáo viên có thể yêu cầu bằng nhiều hình thức như lời nói, vẽ hoặc viết ....
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm:

* Đề xuất câu hỏi:
Từ những khác biệt phong phú ban đầu của học sinh giáo viên giúp học sinh đề xuất các câu hỏi từ những khác biệt đó. Chú ý xoáy vào những quan niệm liên quan đến các kiến thức trọng tâm của bài học, hay mô đun kiến thức.
Đây là bước khó khăn của giáo viên vì cần phải chọn lựa quan niệm ban đầu tiêu biểu trong các quan niệm của học sinh một cách nhanh chóng theo mục đích dạy học.


Đề xuất phương án thí nghiệm nghiên cứu:
Từ các câu hỏi được đề xuất, giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh, đề nghị các em đề xuất các giả thuyết và thiết kế các phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu để kiểm chứng các giả thuyết nhằm tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đó
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu.
Từ các phương án tìm tòi nghiên cứu mà học sinh nêu ra giáo viên khéo léo nhận xét lựa chọn dụng cụ thí nghiệm hay các thiết bị dạy học thích hợp để học sinh tiến hành nghiên cứu. Nếu phải làm thí nghiệm thì ưu tiên thí nghiệm trực tiếp trên vật thật. Một số trường hợp không thể tiến hành thí nghiệm trên vật thật có thể cho học sinh làm trên mô hình hoặc quan sát tranh vẽ nên cho quan sát vật thật trước.
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.
Sau khi thực hiện các thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu các câu trả lời dần dần được giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành, tuy nhiên kiến thức chưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xác một cách khoa học.
Giáo viên có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để học sinh ghi vào vở như là kiến thức của bài học. Trước khi kết luận nên yêu cầu một vài ý kiến của học sinh cho kết luận sau khi thực nghiệm. Giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng cách cho học sinh nhìn lại, đối chiếu lại quan niệm ban đầu. Như vậy những quan niệm ban đầu sai lệch chính học sinh tự phát hiện ra và tự sửa chữa, thay đổi một cách chủ động, những thay đổi giúp học sinh khắc sâu hơn, ghi nhớ lâu hơn.
THỐNG KÊ CÁC BÀI HỌC CÓ THỂ ÁP DỤNG PP “BTNB”
BÀN TAY NẶN BỘT TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN – XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC
Kĩ thuật ghi chép
Dự đoán
Quan sát
Thu nhận kết quả qua thí nghiệm
Ngắn gọn - hệ thống - trọng tâm
Đầy đủ - có điểm tựa - gợi nhớ – liên tưởng
Sử dụng kí hiệu riêng
Tình huống - Tiến trình - Thời gian
Kết quả - Rủi ro
Tỉ mỉ
Có định hướng
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Khá
Trung bình
Ghi nhận
Đối chiếu
Kiểm tra quá trình
Cải tiến
Lặp lại
Nguyên nhân
Đối chiếu
dự đoán
PHIẾU HỌC TẬP DÀNH CHO CÁ NHÂN (nhóm)
theo phương pháp Bàn tay nặn bột
Vở thí nghiệm ghi nhận tiến trình thực nghiệm bằng ngôn ngữ riêng
THỰC HÀNH CÁC THÍ NGHIỆM KHOA HỌC


Thí nghiệm 1 : Giấy khô hay ướt ?
Đề tài :
Vò một tờ giấy khô, nhét chặt vào đáy một cái ly thủy tinh
Úp ngược miệng ly và nhấn ly chìm hoàn toàn vào một xô nước
Từ từ lấy ly ra khỏi xô nước
Lấy tờ giấy ra ngoài quan sát xem tờ giấy khô hay ướt.
Giải thích tại sao ?

Kết luận đúng : Tờ giấy khô vì không khí chiếm phần thể tích ở đáy ly.
?
THỰC HÀNH CÁC THÍ NGHIỆM KHOA HỌC
Thí nghiệm 2 :
Dùng 2 cây nến như nhau và hai lọ thủy tinh không bằng nhau
Úp cùng một lúc hai lọ thủy tinh lên hai ngọn nến đang cháy
Quan sát hai lọ thủy tinh cho biết lọ thủy tinh nào cháy lâu hơn và giải thích hiện tượng.
Lọ thủy tinh lớn sẻ cháy lâu hơn vì chứa nhiều không khí hơn.
?
THỰC HÀNH CÁC THÍ NGHIỆM KHOA HỌC
Thí nghiệm 3 : úp đĩa lên một cốc nước muối nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa ra. Những giọt nước đọng trên đĩa có mặn như nước muối trong cốc không? Tại sao?
Không vì nước bốc hơi
?
Bài 44 – Khoa học lớp 5 “Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy”
Thí nghiệm theo nhóm
Bài 44 – Khoa học lớp 5 “Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy”
Thí nghiệm theo nhóm
Khẳng định:
Chuyển động quay này là do dòng nước tạo ra, có thể làm chạy máy phát điện để sản sinh ra điện tiêu dùng hàng ngày. Đó là cấu trúc vận hành của nhà máy thủy điện.
Khoa học lớp 5 :
Bài 53 : Cây con mọc từ hạt

- Hs làm thí nghiệm theo nhóm, ở nhà:
+ Lấy một cốc thủy tinh trong suốt, đặt sát vào thành cốc một lớp giấy thấm nước (có thể là giấy vệ sinh) dày khoảng 0,5 cm, không cần cuốn chặt. Giữa cốc có một ít bông thấm nước (có thể thay bằng dăm bào). Đặt một số hạt đậu ở đáy cốc (nằm giữa thành cốc và giấy thấm nước)
+ Tưới nước vào giữa cốc để duy trì độ ẩm. Không cần đổ đầy nước vào cốc.
+ Theo dõi hạt đậu trong vài ngày.

- Câu hỏi
Trước khi làm thí nghiệm :
+ Trong môi trường ẩm, không có đất như trên, hạt đậu có thể phát triển thành cây đậu được không ?
Sau khi làm thí nghiệm :
+ Các hạt đậu có thể phát triển thành cây đậu không ? Dự đoán của em lúc đầu là đúng hay sai ?
+ Điều kiện cần thiết để hạt có thể nảy mầm là gì ?
- Liên hệ thực tế
Con người đã sử dụng tính chất “ cây con mọc lên từ hạt “. Cây con mọc lên từ hạt không cần đất để tạo ra thực phẩm nào thường sử dụng trong đời sống ? Mô tả cách làm ra loại thực phẩm đó .
Khoa học lớp 4
Bài 27 : Cách làm nước sạch
Hs làm thí nghiệm theo nhóm, ở nhà
Cách làm ngưng tụ nước bay hơi
- Lấy một chậu nước bẩn, giữa đáy chậu đặt một cái ly. Trên mặt chậu nước trải một tấm ni lon mỏng và trong suốt. Ở giữa tấm ni lon đặt một vật nặng.
- Nước bẩn trong chậu bốc hơi. Hơi nước sẽ ngưng tụ lại ở mặt trong của tấm ni lon và theo độ dốc của tấm ni lon chảy vào ly. Ta thu được nước sạch.
Câu hỏi :
- Trước khi làm thí nghiệm
+ Điều gì sẽ xảy ra ? Mặt trong của tấm ni lon sẽ như thế nào?
+ Sau một thời gian, ly nước có gì ?
- Sau khi làm thí nghiệm
+ Dự đoán của em là đúng hay sai?
+ Tại sao phải đặt một vật nặng ở giữa tấm ni lon?
+ Cách làm trên có thể cho ta nước sạch để có thể uống ngay được không ?
Mọi hoạt động thí nghiệm dành cho học sinh đều mang đến niềm vui học tập, tạo cho các em nhiều cảm xúc học tập,… chính những điều đó giúp các em nhớ sâu, nhớ lâu và có thể theo suốt cuộc đời.
Chính các bạn mang lại niềm vui và sự tự tin trong học tập cho các em !
PHẦN III: RÈN KỸ NĂNG CHO HỌC SINH TRONG PHƯƠNG PHÁP “BTNB”
TỔ CHỨC LỚP HỌC:
Sắp xếp bàn ghế hài hòa theo số lượng hs trong lớp;
Hướng ngồi của học sinh sao cho tất cả học sinh
đều nhìn thấy rõ thông tin trên bảng;
Khoảng cách giữa các nhóm không quá chật,
tạo điều kiện di chuyển khi cần thiết;
Đảm bảo ánh sáng cho học sinh
Mỗi lớp học cần có tủ hoặc nơi để dụng cụ thí nghiệm.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
II. GIÚP HỌC SINH BỘC LỘ QUAN ĐIỂM BAN ĐẦU:
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
PHẦN IV: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP
“BTNB” TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC
Ở TRƯỜNG TiỂU HỌC
Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng
phương pháp ‘BTNB’ trong nhà trường hiện nay:
Thuận lợi:
1. Giáo viên:
- Không phải tốn thời gian cho việc thuyết trình giảng giải.
- Kiến thức được HS tiếp nhận một cách tự nhiên, thoải mái, không gò ép.
- Rèn được kĩ năng xử lí tình huống.

2. Học sinh:
- Có được kĩ năng phán đoán, lập luận , bảo vệ ý kiến cá nhân.
- Mạnh dạn tự tin trước đám đông.
- Phát huy khả năng tìm tòi, lòng say mê khoa học.
- Tự chiếm lĩnh kiến thức qua thực nghiệm sẽ nhớ lâu.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt.
Khó khăn:
Trình độ HS chưa đồng đều, nhất là HS vùng sâu, vùng xa, vùng nhiều dân tộc thiểu số. L?p h?c si s? dơng.
- Trang thiết bị chưa đầy đủ phục vụ cho việc thí nghiệm hoặc TBDH chưa đảm bảo tính khoa học, chính xác.
- Th?i lu?ng 35 - 40 phút / tiết rất khó áp dụng ( HS ghi vở thực nghiệm tốn thời gian, làm thí nghiệm có thể thất bại nhiều lần)

2. Liệt kê các bài học có thể áp dụng phương pháp
“Bàn tay nặn bột” ở môn TN-XH 1,2,3 và khoa học
4,5.
MỘT SỐ BÀI DẠY CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB
Lớp 1: TN-XH
2. Lớp 2:TN-XH
MỘT SỐ BÀI DẠY CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB
MỘT SỐ BÀI DẠY CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB
3. Lớp 3:TN-XH
MỘT SỐ BÀI DẠY CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB
Lớp 3:TN-XH
MỘT SỐ BÀI DẠY CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB
4. Lớp 4:Khoa học
MODUL BÀI HỌC CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB
4. Lớp 4: Khoa học
MỘT SỐ BÀI DẠY CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB
5. Lớp 5:Khoa học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Xuân Toạn
Dung lượng: 11,65MB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)