Phòng chống tay, chân, miệng

Chia sẻ bởi Dương Thị Hương | Ngày 12/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Phòng chống tay, chân, miệng thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

BÁO CÁO
CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TÍNH ĐẾN 6/11/2011
I. DIỄN BIẾN CA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
BÁO CÁO
CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TÍNH ĐẾN 6/11/2011
I. DIỄN BIẾN CA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
1. TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
Tính đến ngày 6 tháng 11 năm 2011 toàn tỉnh ghi nhận: 2973 ca mắc; 4 ca tử vong trong đó: 3 cas tại Đức Trọng, 1 cas tại Bảo Lộc.

2. TẠI HUYỆN ĐAM RÔNG
Tính đến ngày 06 tháng 11 năm 2011 toàn huyện có 178 ca mắc TCM, không có ca tử vong.
Tổng số ca mắc tại các xã tính đến 6 /11/2011
NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH BỆNH TCM

- Các xã có ca mắc nhiều nhất: Đạ R’sal, Liêng S’rônh, Đạ K’nàng và Rô Men.
- Diễn biến ca bệnh theo tuần trong tháng 10 các xã có ca bệnh tăng nhanh là: Phi Liêng, Đạ R’sal, Đạ K’nàng. Tăng nhanh nhất là Đạ R’sal tăng 17 ca so với tháng 9.(6 Cas).
- Trong tháng 10/2011 xã Liêng S’rônh tình hình bệnh tay chân miệng giảm nhanh theo tuần nhưng vẫn ở múc cao so với các xã khác.
- Xã Đạ R’sal có số ca mắc tăng nhanh nhất trong tháng 10 tăng: 17 ca so với tháng 9.
- Số ca mắc trong trường học cao nhất tại 2 xã Đạ R’sal và Liêng S’rônh, cao nhất ở xã Đạ R’sal là trường mầm non tư thục Hà nam: 10 cas.
- Tính chung trong toàn huyện số ca mắc trong các tuần cuối tháng 10 giảm so với đầu tháng.
Theo biểu đồ diễn biến ca bệnh tay chân miệng chung trong toàn huyện từ đầu năm cho thấy tình hình bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng, và đây cũng là thời điểm mà dịch tễ bệnh có chu kỳ phát triển mạnh nhất trong năm.


III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH
1/ công tác giám sát - Phát hiện ca bệnh:
- Tại cộng đồng: Công tác giám sát phát hiện ca bệnh còn chậm, có nơi để lọt ca bệnh do bệnh nhân chuyển tuyến tự túc không qua cơ sở y tế trên địa bàn, cán bộ YTTB chưa giám sát chặt chẽ.
- Tại Trạm Y tế các xã: Công tác giám sát ca bệnh chưa đạt hiệu quả, số lần xuống hộ gia cấp phát CloraminB còn thiếu, có những bệnh nhân tại cộng đồng tự đi tuyến trên chưa được phát hiện kịp thời.
- Tại khu điều trị cách ly TTYT chưa thực hiện tốt công tác báo cáo khi các tua trực bàn giao.
- Tại Đội YTDP-TTYT: Việc cập nhật thông tin ca bệnh từ tuyến trên trả về còn chậm.
2/ Công tác điều trị
- Tại TTYT huyện: Khoa nội-Nhi-Lây-Đông y tiếp nhận tất cả những bệnh nhân TCM ở độ I vào điều trị nội trú tại khu cách ly. Đảm bảo điều trị theo đúng phác đồ trong QĐ 2554/QĐ-BYT.
- Không cho người nhà đến thăm mang theo trẻ nhỏ để tránh lây lan.
- Tại phòng khám phi liêng: Bệnh nhân điều trị thấp nhưng trong thời gian đầu tháng 10 vẫn chưa điều trị đúng thời gian quy định. Còn có bệnh nhân cho về sớm .
- Tại các trạm Y tế: Chưa thu dung điều trị bệnh nhân.
* Công tác điều trị tại các tuyến gặp khó khăn do chưa có sự phối hợp của người nhà bệnh nhân vẫn còn tình trạng chốn viện, ngay cả những cán bộ có con em mắc bệnh vẫn tự ý cho về nhà hoặc xin về nhà điều trị.
3/ Tại các trường mầm non
Tình hình ca bệnh:


Công tác phòng dịch
- Tại các trường MN đã xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh TCM
- Giáo viên đã được tập huấn.
Có thực hiện lau Cloramin B khử khuẩn.
Tồn tại:
Chưa tổ chức lau Cloramin B và ngâm đồ chơi của trẻ thường xuyên theo hướng dẫn
Đa số các trường chưa có khu vực rửa tay riêng cho trẻ.
Cách pha Cloramin B chưa đúng theo hướng dẫn.
Có trường còn dấu thông tin về ca bệnh như trường MN Hà Nam-Đạ R’sal

4/ Công tác phòng dịch tại cộng đồng:
Khi phát hiện ca bệnh cán bộ Y tế xã trực tiếp xuống nhà giám sát cấp Cloramin B khử khuẩn, bánh xà bông Lifebuoy cho hộ gia đình.
Số hộ có bệnh nhân được cấp phát Cloramin B khử khuẩn : 167
Cách ly bệnh nhân đưa vào điều trị tại cơ sở Y tế.
Phun xử lý môi trường tại MN tư thục Hà Nam; các thôn 1,2,3,4 Liêng S’rônh.
Cấp băng đĩa truyền thông cho các xã phát thanh hàng ngày.
Tuyên truyền cho người dân cách phòng chống bệnh tay chân miệng.
* Tồn tại:
Số hộ có bệnh nhân chưa được cấp kịp thời: 11 do bệnh nhân chuyển tuyến tự túc, chưa phát hiện xử lý kịp thời,
Ý thức của người dân về phòng chống bệnh tay chân miệng còn chưa cao, vẫn còn tình trạng trốn viện không điều trị như tại: Phi Liêng, ĐạTông, Liêng S’rônh.
Những hộ dân vẫn chưa có nhà vệ sinh đảm bảo là một nguồn lây phát tán bệnh tại cộng đồng.

IV. Giải pháp
V. Kiến nghị
1/ UBND huyện:
Phân công, chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể cùng phối hợp với ngành Y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Hỗ trợ kinh phí cho cán bộ tham gia chống dịch: Tiền xăng xe, hỗ trợ công phun xử lý môi trường tại gia đình, trường học có bệnh nhân.
Hỗ trợ kinh phí tập huấn bệnh tay chân miệng.
2/ Phòng Y tế: Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể tại địa phương tham gia cùng chống dịch
3/ UBND các xã:
Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể tại địa phương tham gia cùng chống dịch: Vệ sinh môi trường thôn, xóm.
Tuyên truyền cho người dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh thông qua đài phát thanh xã, các đoàn thể: Đoàn thanh niên,phụ nữ, nông dân..
Hỗ trợ về nhân lực khi tham gia chống dịch phun xử lý môi trường, hỗ trợ kinh phí xăng xe, xử lý phân tại các hộ gia đình không có nhà tiêu bằng vôi bột.

4/ phòng giáo dục
Chỉ đạo cho các trường (Nhất là các trường mầm non) trên địa bàn huyện thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh phòng dịch: lau sàn nhà, bàn ghế, ngâm đồ chơi của trẻ bằng Cloramin B theo đúng hướng dẫn của ngành Y tế.
Báo cáo ngay cho cơ sở Y tế và đưa trẻ đến khám bệnh khi phát hiện có trẻ nghi ngờ mắc tay chân miệng để đưa vào cách ly, điều trị kịp thời tránh lây lan.

Trên đây là báo cáo công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng của Trung Tâm Y tế Đam Rông. Rất mong được sự quan tâm, chỉ đạo của quý cấp để công tác phòng chống dịch đạt hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Hương
Dung lượng: 253,38KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)