PHONG CHONG LUT BAO
Chia sẻ bởi Dương Bích Hường |
Ngày 12/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: PHONG CHONG LUT BAO thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CHÍNH PHỦ
——
Số: 04/2010/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————————
Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2010
NGHỊ ĐỊNH
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 20 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão bao gồm: phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả lụt, bão.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về phòng, chống lụt, bão do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý nhưng không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này thì bị xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đều bị xử phạt theo quy định của Nghị định này hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
2. Trường hợp người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão thì bị xử lý theo quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
1. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão phải được phát hiện, đình chỉ kịp thời và xử phạt nghiêm minh.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão phải do người có thẩm quyền quyết định theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
4. Một hành vi vi phạm chỉ xử lý một lần, nếu tiếp tục vi phạm thì bị xử lý tăng nặng. Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý theo từng hành vi vi phạm. Nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm đều bị xử lý.
5. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.
6. Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính của cá nhân trong khi mắc bệnh tâm thần; các bệnh khác đã làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng tự điều khiển hành vi.
7. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định hình thức xử phạt, nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt vi phạm hành chính.
8. Đối với trường hợp đã ra quyết định xử phạt hành chính, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Thời hiệu xử phạt
Thời hiệu
——
Số: 04/2010/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————————
Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2010
NGHỊ ĐỊNH
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 20 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão bao gồm: phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả lụt, bão.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về phòng, chống lụt, bão do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý nhưng không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này thì bị xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đều bị xử phạt theo quy định của Nghị định này hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
2. Trường hợp người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão thì bị xử lý theo quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
1. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão phải được phát hiện, đình chỉ kịp thời và xử phạt nghiêm minh.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão phải do người có thẩm quyền quyết định theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
4. Một hành vi vi phạm chỉ xử lý một lần, nếu tiếp tục vi phạm thì bị xử lý tăng nặng. Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý theo từng hành vi vi phạm. Nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm đều bị xử lý.
5. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.
6. Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính của cá nhân trong khi mắc bệnh tâm thần; các bệnh khác đã làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng tự điều khiển hành vi.
7. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định hình thức xử phạt, nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt vi phạm hành chính.
8. Đối với trường hợp đã ra quyết định xử phạt hành chính, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Thời hiệu xử phạt
Thời hiệu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Bích Hường
Dung lượng: 135,99KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)