Phân tích bài thơ "Cảnh khuya" - Hồ Chí Minh
Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Anh |
Ngày 12/10/2018 |
90
Chia sẻ tài liệu: Phân tích bài thơ "Cảnh khuya" - Hồ Chí Minh thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
a) Hai câu đầu:
- Bài thơ mở ra bằng bức tranh đêm trăng tươi đẹp và âm thanh dịu ngọt của tiếng suối
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
- Tiếng suối đc ví như tiếng hát trong trẻo, êm đẹp, dịu ngọt của con người, làm cho tiếng suối trở nên có tâm hồn và gần gũi, ấm áp.
- Nghệ thuật "lấy động tả tĩnh", dùng âm thanh (tiếng suối) để khắc họa sự yên tĩnh của núi rừng Việt Bắc trong đêm khuya.
- Cảnh khuya còn được gợi tả bằng sắc màu thơ mộng của bức tranh sơn mài nhiều tầng, nhiều lớp. Trên cao có ánh trăng sáng lung linh huyền ảo đang soi chiếu xuống vòm cây cổ thụ. Bóng trăng hòa với bóng hoa tạo thành những đốm sáng lung linh. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên với 2 mảng màu đen trắng tuyệt đẹp.
- Điệp từ "lồng": xóa nhòa khoảng cách giữa các sự vật, tạo nên vẻ đẹp giao hòa của thiên nhiên. Cảnh vật thật thơ mộng, huyền ảo.
b) Hai câu sau:
- Hai câu sau thể hiện tâm trạng và chiều sâu tâm hồn của Bác:
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
- Phép so sánh ở câu 3 "Cảnh khuya như vẽ" thể hiện sự rung động và niềm say mê cảnh sắc thiên nhiên của người nghệ sĩ. Con người mở lòng đón nhận và mê mẩn trước vẻ đẹp đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc.
- Điệp ngữ "Chưa ngủ" ở cuối câu 3 và đầu câu 4 như 1 bản lề mở ra hai phía tâm trạng của Bác. Bác không chỉ có tâm hồn thi sĩ mà còn mang phẩm chất của người chiến sĩ. Tâm hồn thi sĩ đã hòa quyện vào tinh thần chiến sĩ trong con người chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Bài thơ mở ra bằng bức tranh đêm trăng tươi đẹp và âm thanh dịu ngọt của tiếng suối
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
- Tiếng suối đc ví như tiếng hát trong trẻo, êm đẹp, dịu ngọt của con người, làm cho tiếng suối trở nên có tâm hồn và gần gũi, ấm áp.
- Nghệ thuật "lấy động tả tĩnh", dùng âm thanh (tiếng suối) để khắc họa sự yên tĩnh của núi rừng Việt Bắc trong đêm khuya.
- Cảnh khuya còn được gợi tả bằng sắc màu thơ mộng của bức tranh sơn mài nhiều tầng, nhiều lớp. Trên cao có ánh trăng sáng lung linh huyền ảo đang soi chiếu xuống vòm cây cổ thụ. Bóng trăng hòa với bóng hoa tạo thành những đốm sáng lung linh. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên với 2 mảng màu đen trắng tuyệt đẹp.
- Điệp từ "lồng": xóa nhòa khoảng cách giữa các sự vật, tạo nên vẻ đẹp giao hòa của thiên nhiên. Cảnh vật thật thơ mộng, huyền ảo.
b) Hai câu sau:
- Hai câu sau thể hiện tâm trạng và chiều sâu tâm hồn của Bác:
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
- Phép so sánh ở câu 3 "Cảnh khuya như vẽ" thể hiện sự rung động và niềm say mê cảnh sắc thiên nhiên của người nghệ sĩ. Con người mở lòng đón nhận và mê mẩn trước vẻ đẹp đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc.
- Điệp ngữ "Chưa ngủ" ở cuối câu 3 và đầu câu 4 như 1 bản lề mở ra hai phía tâm trạng của Bác. Bác không chỉ có tâm hồn thi sĩ mà còn mang phẩm chất của người chiến sĩ. Tâm hồn thi sĩ đã hòa quyện vào tinh thần chiến sĩ trong con người chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Minh Anh
Dung lượng: 16,06KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)