Phan chuong trinh dao tao tin 6

Chia sẻ bởi Phạm Thế Long | Ngày 14/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: Phan chuong trinh dao tao tin 6 thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

Phần 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I. Về đổi mới giáo dục phổ thông
1. Căn cứ pháp lý đối với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
a) Luật Giáo dục 2005 Điều 29 mục II :
“ Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông”.
Như vậy, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải là một quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến phương tiện, đánh giá kể cả việc đổi mới cách xây dựng chương trình, từ quan niệm cho đến qui trình kĩ thuật và đổi mới những hoạt động quản lý cả quá trình này. Chương trình giáo dục trung học phổ thông là một bộ phận của chương trình (CT) trên. Vì vậy khi tiến hành đổi mới, phải tuân theo các định hướng, đảm bảo các nguyên tắc, thực hiện các yêu cầu như đối với chương trình các bậc học khác trên cơ sở quán triệt những đặc điểm của cấp học, của trường THPT. Trước hết cần tìm hiểu những vấn đề liên quan đến đổi mới CT giáo dục phổ thông nói chung.
b) Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khoá X về đổi mới CT giáo dục phổ thông, đã khẳng định mục tiêu của việc đổi mới CT giáo dục phổ thông lần này là “xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”. Văn bản đồng thời yêu cầu “Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong Luật giáo dục; khắc phục những mặt hạn chế của chương trình, sách giáo khoa; tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục; tăng cường tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo sự cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực; b
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thế Long
Dung lượng: 79,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)