ôxi
Chia sẻ bởi Hồ Nam Thế Dương |
Ngày 17/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: ôxi thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
Ôxy hay còn gọi là dưỡng khí là nguyên tố hóa học có ký hiệu là O thuộc nhóm chalcogen và số nguyên tử bằng 8 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố. Ôxy là nguyên tố phi kim hoạt động mạnh nó có thể tạo thành hợp chất với hầu hết các nguyên tố khác. Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn hai nguyên tử ôxy kết hợp với nhau tạo thành phân tử ôxy không màu, không mùi, không vị có công thức O2. Ôxy phân tử (O2, thường được gọi là ôxy tự do) trên Trái Đất là không ổn định về mặt nhiệt động lực học. Sự xuất hiện trong thời kỳ đầu tiên của nó trên Trái Đất là do các hoạt động quang hợp của vi khuẩn kỵ khí (vi khuẩn cổ và vi khuẩn). Sự phổ biến của nó từ sau đó đến ngày nay là do hoạt động quang hợp của cây xanh. Ôxy là nguyên tố phổ biến xếp hàng thứ 3 trong trong vũ trụ theo khối lượng sau hydro và heli[1] và là nguyên tố phổ biến nhất theo khối lượng trong vỏ Trái Đất.[2] Khí ôxy chiếm 20,9% về thể tích trong không khí.[3]
Trong tiếng Việt hiện nay chủ yếu sử dụng tên gọi ôxy hơn là dưỡng khí, tuy nhiên tên gọi sau vẫn còn được sử dụng trong một số trường hợp, chẳng hạn như bình dưỡng khí là bình chứa ôxy sử dụng trong bệnh viện v.v. Do vậy trong bài, chúng ta sẽ sử dụng tên gọi ôxy.
Tất cả các nhóm phân tử cấu trúc chính trong các cơ thể sống như các protein, cacbohydrat, và mỡ chứa ôxy, cũng như trong các hợp chất vô cơ quan trọng cấu tạo tạo nên các vỏ sò, răng và xương. Ôxy ở dạng O2 được tạo ra từ nước bởi vi khuẩn lam, tảo và thực vật thông qua quá trình quang hợp và được sử dụng trong quá trình hô hấp của các cơ thể sống bậc cao. Ôxy là chất độc đối với các sinh vật kỵ khí bắt buộc, là các sinh vật thống trị trong thời buổi đầu trên Trái Đất cho đến khi O2 bắt đầu tích tụ trong khí quyển cách đây 2,5 triệu năm.[4] Một dạng khác (thù hình) của ôxy là ôzôn (O3) tích tụ tạo thành lớp ôzon, khí này giúp bảo vệ sinh quyển khỏi tia tử ngoại, nhưng nó sẽ là chất ô nhiễm nếu nó nằm gần mặt đất ở dạng sương mù. Thậm chí ở quỹ đạo trái đất tầm thấp, nguyên tử ôxy cũng tồn tại và làm mòn các tàu không gian. [5]
Ôxy được Carl Wilhelm Scheele phát hiện ở Uppsala năm 1773 hoặc sớm hơn và Joseph Priestley ở Wiltshire năm 1774 độc lập nhau, nhưng Priestley thường được cho là phát hiện ra trước bởi vi ấn phẩm của ông được xuất bản trước. Tên gọi ôxy (oxygen) được Antoine Lavoisier đặt năm 1777,[6] các thí nghiệm của ông với ôxy đã giúp loại trừ thuyết phlogiston về sự cháy và ăn mòn phổ biến vào thời đó. Ôxy được sản xuất trong công nghiệp bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng, sử dụng zeolit để loại bỏ carbon dioxide và nitơ ra khỏi không khí, điện phân nước và các cách khác. Ôxy được sử dụng trong sản xuất thép, nhựa và dệt; nhiên liệu tên lửa; ôxy trị liệu; và hỗ trợ sự sống của con người trên tàu không gian, hay khi lặn dưới biển.
Trong tiếng Việt hiện nay chủ yếu sử dụng tên gọi ôxy hơn là dưỡng khí, tuy nhiên tên gọi sau vẫn còn được sử dụng trong một số trường hợp, chẳng hạn như bình dưỡng khí là bình chứa ôxy sử dụng trong bệnh viện v.v. Do vậy trong bài, chúng ta sẽ sử dụng tên gọi ôxy.
Tất cả các nhóm phân tử cấu trúc chính trong các cơ thể sống như các protein, cacbohydrat, và mỡ chứa ôxy, cũng như trong các hợp chất vô cơ quan trọng cấu tạo tạo nên các vỏ sò, răng và xương. Ôxy ở dạng O2 được tạo ra từ nước bởi vi khuẩn lam, tảo và thực vật thông qua quá trình quang hợp và được sử dụng trong quá trình hô hấp của các cơ thể sống bậc cao. Ôxy là chất độc đối với các sinh vật kỵ khí bắt buộc, là các sinh vật thống trị trong thời buổi đầu trên Trái Đất cho đến khi O2 bắt đầu tích tụ trong khí quyển cách đây 2,5 triệu năm.[4] Một dạng khác (thù hình) của ôxy là ôzôn (O3) tích tụ tạo thành lớp ôzon, khí này giúp bảo vệ sinh quyển khỏi tia tử ngoại, nhưng nó sẽ là chất ô nhiễm nếu nó nằm gần mặt đất ở dạng sương mù. Thậm chí ở quỹ đạo trái đất tầm thấp, nguyên tử ôxy cũng tồn tại và làm mòn các tàu không gian. [5]
Ôxy được Carl Wilhelm Scheele phát hiện ở Uppsala năm 1773 hoặc sớm hơn và Joseph Priestley ở Wiltshire năm 1774 độc lập nhau, nhưng Priestley thường được cho là phát hiện ra trước bởi vi ấn phẩm của ông được xuất bản trước. Tên gọi ôxy (oxygen) được Antoine Lavoisier đặt năm 1777,[6] các thí nghiệm của ông với ôxy đã giúp loại trừ thuyết phlogiston về sự cháy và ăn mòn phổ biến vào thời đó. Ôxy được sản xuất trong công nghiệp bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng, sử dụng zeolit để loại bỏ carbon dioxide và nitơ ra khỏi không khí, điện phân nước và các cách khác. Ôxy được sử dụng trong sản xuất thép, nhựa và dệt; nhiên liệu tên lửa; ôxy trị liệu; và hỗ trợ sự sống của con người trên tàu không gian, hay khi lặn dưới biển.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Nam Thế Dương
Dung lượng: 44,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)