On thi HKII 2008_2009 (toan 7)
Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Anh |
Ngày 12/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: on thi HKII 2008_2009 (toan 7) thuộc Đại số 7
Nội dung tài liệu:
CÂU HỎI, DẠNG BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KÌ II. NĂM HỌC: 2008 – 2009.
MÔN: TOÁN 7.
I. Lí thuyết.
Tần số của một giá trị là gì? Có nhận xét gì về tổng các tần số? Áp dụng: Bài tập 8a, 9a trang 12 SGK; 10a trang 14 SGK.
Trả lời
-Tần số của một giá trị là số lần xuất hiện của giá trị đó trong dãy giá trị của dấu hiệu.
-Tổng các tần số đúng bằng tổng các đơn vị điều tra (N).
Thế nào là hai đơn thức đồng dạng? Cho ví dụ. Áp dụng: Bài tập 15 trang 34 SGK.
Trả lời
Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.
Ví dụ:
Phát biểu quy tắc cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng. Áp dụng: Bài tập 16 trang 36 SGK.
Trả lời
Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
Khi nào số a được gọi là nghiệm của đa thức P(x)? Áp dụng: Bài tập 54, 55 trang 48 SGK.
Nếu tại x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc x=a) là một nghiệm của đa thức đó.
Phát biểu định lí về quan hệ giữa góc đối diện với cạnh lớn hơn trong một tam giác. Áp dụng: Bài tập 1 trang 55 SGK.
Trả lời
Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn.
Phát biểu định lí về quan hệ giữa cạnh đối diện với góc lớn hơn trong một tam giác. Áp dụng: Bài tập 2 trang 55 SGK.
Trả lời
Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn.
Phát biểu định lí về trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh – cạnh – cạnh. Áp dụng: Bài tập ?2 trang 113 SGK (tập 1).
Trả lời
Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
Phát biểu định lí về trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh – góc – cạnh. Bài tập ?2 trang 118 SGK (tập 1).
Trả lời
Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
Phát biểu định lí Py-ta-go thuận. Bài tập ?3 trang 130 SGK (tập 1).
Trả lời
Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.
Phát biểu định lí về tính chất ba đường trung trực của một tam giác. Bài tập 52 trang 79 SGK.
Trả lời
Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó.
II. Các dạng bài tập.
Đại số.
Dạng 1: Tính giá trị của một biểu thức đại số.
Bài tập 7, 9 trang 29 SGK; 36 trang 41 SGK; 58 trang 49 SGK.
Dạng 2: Cộng, trừ các đa thức.
Bài tập 16 trang 34 SGK; 31, 32, 35, 38 trang 40, 41 SGK.
Dạng 3: Sắp xếp đa thức một biến, tìm giá trị của đa thức một biến, chứng minh đa thức một biến không có nghiệm; cộng, trừ đa thức một biến.
Bài tập 39a, 40a, 42 trang 43 SGK; 51 trang 46 SGK; 62, 63 trang 50 SGK.
Dạng 4: Tìm bậc của đa thức, thu gọn đa thức.
Bài tập 25 trang 38 SGK; 39 trang 43 SGK; 49 trang 46 SGK.
Dạng 5: Nhân các đơn thức.
Bài tập 13 trang 32 SGK; 22 trang 36 SGK; 61 trang 50 SGK.
Hình học.
Các dạng bài tập: Chứng minh hai tam giác bằng nhau, hai góc bằng nhau, hai đoạn thẳng bằng nhau, tia phân giác của một góc; tính độ dài một cạnh của một tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh kia; tìm độ dài một cạnh của tam giác dựa vào bất đẳng thức tam giác; chứng minh a là đường trung tuyến, chứng minh a là đường cao trong một tam giác.
Bài tập 51 trang 128 SGK (tập 1); 16, 19 trang 63 SGK; 34 trang 71 SGK; 44, 46, 47 trang 76 SGK.
( Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Anh
Dung lượng: 29,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)