On thi doi tuyen hsg
Chia sẻ bởi Trần Thị Hằng Nga |
Ngày 15/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: on thi doi tuyen hsg thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
Hướng dẫn trả lời
một số câu hỏi lí thuyết sinh học lớp 9
Phần 1: Các quy luật di truyền
Câu 1: SS 2 trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn trong lai 1 cặp tính trạng .Vì sao trong trội không hoàn toàn không cần dùng phép lai phân tích cũng biết được thể đồng hợp trội và thể dị hợp?
Trả lời:
1.1. So sánh F1 và F2 trong lai 1 cặp tính trạng ở 2 trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn:
* Giống nhau:
- Đây đều là phép lai 1 cặp tính trạng.
- Bố mẹ đem lai đều thuần chủng
- Kết quả thu được về KH ở F1 là đều đồng tính
- Kết quả thu được về KG ở F1 là 100% có KG dị hợp và ở F2 đều thu được các KG với tỉ lệ: 1 : 2 : 1.
* Khác nhau:
Trội hoàn toàn
Trội không hoàn toàn
- Gen trội lấn át hoàn toàn gen lặn do đó KG dị hợp biểu hiện KH của gen trội.
- ở F1 thu được đồng loạt là KH mang tính trạng trội.
- ở F2 thu được các KH theo tỉ lệ: 3 trội : 1 lặn
- Gen trội lấn át không hoàn toàn gen lặn do đó KG dị hợp biểu hiện KH trung gian giữa bố và mẹ.
- ở F1 thu được đồng loạt là KH trung gian
- ở F2 thu được các KH theo tỉ lệ: 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.
1.2. Trong trội không hoàn toàn không cần dùng phép lai phân tích cũng biết được thể đồng hợp trội và thể dị hợp dựa và KH vì trong trội không hoàn toàn thì KG dị hợp đã biểu hiện ra KH trung gian.
Câu 2: Sự phân li ĐL và tổ hợp tự do của các NST xảy ra trong kì nào của GP và có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
- Sự PLĐL và tổ hợp tự do của các NST xảy ra trong kì giữa( tổ hợp tự do ) và kì sau( phân li độc lập ) của quá trình giảm phân
- ý nghĩa: Sự PLĐL và tổ hợp tự do của các NST góp phần tạo ra nhiều loại giao tử, do đó trong quá trình thụ tinh các giao tử đó tổ hợp với nhau để tạo ra nhiều loại biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng trong tiến hoá và trong chọn giống, và tạo nên sự đa dạng trong sinh vật.
Câu 3: Vì sao BDTH là rất phong phú ở các loài giao phối? Vì sao ở các loài SS sinh dưỡng không có loại biến dị này?
Trả lời:
- BDTH là rất phong phú ở các loài giao phối vì: trong cơ thể của sinh vật số lượng gen là rất nhiều, và phần lớn các gen tồn tại ở trạng thái dị hợp do đó trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra vô số các loại giao tử ( nếu có n cặp gen dị hợp phân li độc lập sẽ cho ra 2n loại giao tử ) , và trong quá trình thụ tinh các loại giao tử đó lại tổ hợp tự do ngẫu nhiên với nhau do đó đã tạo ra vô số các biến dị tổ hợp, tạo nên sự đa dạng về KG, phong phú về KH ở các loài giao phối.
- ở các loài SS sinh dưỡng thì lớn lên và phát triển chủ yếu bằng hình thức nguyên phân không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái do đó thế hệ con cái sinh ra là giống với cơ thể bố mẹ ban đầu. VD: hiện tượng gặp phổ biến tron tự nhiên là hình thức giâm, chiết, ghép cây
một số câu hỏi lí thuyết sinh học lớp 9
Phần 1: Các quy luật di truyền
Câu 1: SS 2 trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn trong lai 1 cặp tính trạng .Vì sao trong trội không hoàn toàn không cần dùng phép lai phân tích cũng biết được thể đồng hợp trội và thể dị hợp?
Trả lời:
1.1. So sánh F1 và F2 trong lai 1 cặp tính trạng ở 2 trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn:
* Giống nhau:
- Đây đều là phép lai 1 cặp tính trạng.
- Bố mẹ đem lai đều thuần chủng
- Kết quả thu được về KH ở F1 là đều đồng tính
- Kết quả thu được về KG ở F1 là 100% có KG dị hợp và ở F2 đều thu được các KG với tỉ lệ: 1 : 2 : 1.
* Khác nhau:
Trội hoàn toàn
Trội không hoàn toàn
- Gen trội lấn át hoàn toàn gen lặn do đó KG dị hợp biểu hiện KH của gen trội.
- ở F1 thu được đồng loạt là KH mang tính trạng trội.
- ở F2 thu được các KH theo tỉ lệ: 3 trội : 1 lặn
- Gen trội lấn át không hoàn toàn gen lặn do đó KG dị hợp biểu hiện KH trung gian giữa bố và mẹ.
- ở F1 thu được đồng loạt là KH trung gian
- ở F2 thu được các KH theo tỉ lệ: 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.
1.2. Trong trội không hoàn toàn không cần dùng phép lai phân tích cũng biết được thể đồng hợp trội và thể dị hợp dựa và KH vì trong trội không hoàn toàn thì KG dị hợp đã biểu hiện ra KH trung gian.
Câu 2: Sự phân li ĐL và tổ hợp tự do của các NST xảy ra trong kì nào của GP và có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
- Sự PLĐL và tổ hợp tự do của các NST xảy ra trong kì giữa( tổ hợp tự do ) và kì sau( phân li độc lập ) của quá trình giảm phân
- ý nghĩa: Sự PLĐL và tổ hợp tự do của các NST góp phần tạo ra nhiều loại giao tử, do đó trong quá trình thụ tinh các giao tử đó tổ hợp với nhau để tạo ra nhiều loại biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng trong tiến hoá và trong chọn giống, và tạo nên sự đa dạng trong sinh vật.
Câu 3: Vì sao BDTH là rất phong phú ở các loài giao phối? Vì sao ở các loài SS sinh dưỡng không có loại biến dị này?
Trả lời:
- BDTH là rất phong phú ở các loài giao phối vì: trong cơ thể của sinh vật số lượng gen là rất nhiều, và phần lớn các gen tồn tại ở trạng thái dị hợp do đó trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra vô số các loại giao tử ( nếu có n cặp gen dị hợp phân li độc lập sẽ cho ra 2n loại giao tử ) , và trong quá trình thụ tinh các loại giao tử đó lại tổ hợp tự do ngẫu nhiên với nhau do đó đã tạo ra vô số các biến dị tổ hợp, tạo nên sự đa dạng về KG, phong phú về KH ở các loài giao phối.
- ở các loài SS sinh dưỡng thì lớn lên và phát triển chủ yếu bằng hình thức nguyên phân không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái do đó thế hệ con cái sinh ra là giống với cơ thể bố mẹ ban đầu. VD: hiện tượng gặp phổ biến tron tự nhiên là hình thức giâm, chiết, ghép cây
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Hằng Nga
Dung lượng: 104,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)