Ôn tập Vật lý 6

Chia sẻ bởi Phan Anh Sơn | Ngày 26/04/2019 | 137

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập Vật lý 6 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề III
Câu hỏi định tính
Bài 1 và 2 : Đo Độ Dài .
Bài 3 : đo thể tích của chất lỏng.
Bài 4 : đo thể tích vật rắn không thấm nước .
Bài 5 : khối kượng - đo khối lượng.
Bài 6 : Lực - Hai Lực Cân Bằng .
Bài 7 : Tìm Hiểu kết quả tác dụng của lực .
Chuyên đề III
Câu hỏi định tính
Bài 8 : Trọng Lực - đơn vị lực .
Bài 9 : lực đàn hồi .
Bài 10 : lực kế - phép đo lực - trọng lượng và khối lượng .
Bài 11 : Khối lượng riêng - trọng lượng riêng .
Bài 13 : máy đơn giản .
Bài 14 : mặt phẳng nghiêng .
Chuyên đề III
Câu hỏi định tính
Bài 15 : đòn bẩy.
Bài 16 : ròng rọc .
Bài 18 : sự nở vì nhiệt của vật Rắn .
Bài 19 : sự nở vì nhiệt của chất Lỏng .
Bài 20 : sự nở vì nhiệt của chất khí .
Chuyên đề III
Câu hỏi định tính
Bài 21 : một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt .
Bài 22 : nhiệt kế - nhiệt giai .
Bài 24 - 25 : sự nóng chảy và sự đông Đặc .
Bài 26 - 27 : sự bay hơi và sự ngưng tụ .
Bài 28 - 29 : sự sôi .
Bài 1 - 2 : Đo độ dài .
Bài 1-2.1 :
Một học sinh nói rằng chiều dài của lớp học là 30 bước chân, chiều rộng của lớp học là 20 bước chân. Hỏi học sinh đó đã lấy gì làm đơn vị đo?
Bài 1-2.2 :
Khi quan sát một cây thước mét, một học sinh cho biết số lớn nhất ghi trên thước là 100, giữa số 0 và số 1 trên thước có 10 khoảng chia, đơn vị ghi trên thước là centimet. Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước?
Bài 1 - 2 : Đo độ dài .
Bài1-2.3 :
Bằng phương pháp nào ta có thể đo chu vi, đường kính của bút chì?
Bài 1-2.4 :
Một người chỉ có trong tay một thước thẳng và một ít vôi bột. Muốn đo chu vi của nắp bàn tròn, người đó có thể đo bằng cách nào?
Bài 1 - 2 : Đo độ dài .
Bµi 1-2.5 :
NÕu dïng 2 th­íc cã cïng GH§; mét th­íc cã §CNN ®Õn cm, mét th­íc cã DCNN ®Õn mm, ®Ó ®o chiÒu dµi, cña 1 vËt, th× th­íc nµo sÏ cho kÕt qu¶ chÝnh x¸c h¬n.
Bµi 1-2.6 :
H·y tr×nh bµy mét ph­¬ng ¸n ®o ®é s©u cña giÕng n­íc ?
Bài 1 - 2 : Đo độ dài .
Bài 1-2.7 :
Nếu chỉ có một cây thước thẳng và một sợi chỉ, bằng cách nào em đo được chu vi của lon nước ngọt, chu vi của cái niền xe.
Bài 1-2.8 :
Hãy trình bày một phương án đo độ cao của mực nước trong cái hồ.
Bài 3 : Đo thể tích
của chất lỏng .
Bài 3.1 : Cho biết ĐCNN của bình chia độ.
Dùng bình chia độ có GHĐ 100m3 để lần lượt đo thể tích của 3 lượng chất lỏng khác nhau. Kết quả sau một lần đo đối với mỗi chất lỏng:
a. Chất lỏng a có thể tích 30cm3
b. Chất lỏng b có thể tích 72,5cm3
c. Chất lỏng c có thể tích 43,8cm3
Bài 3 : Đo thể tích
của chất lỏng .
Bài 3.2 :
Có thể dùng thước để đo thể tích của một vật được không?
Bài 3.3 :
Có hai bình chia độ dùng để đo thể tích của chất lỏng, ĐCNN của 2 bình đều là 10mm3. Hỏi khoảng cách giữa 2 vạch kế tiếp trên mỗi bình có giống nhau không?
Bài 3 : Đo thể tích
của chất lỏng .
Bài 3.4 :
Có một chai nước có hình dạng bất kỳ nào đó, một bình chia độ, nước. hãy tìm cách đổ nước có thể tích bằng nửa thể tích của chai vào chai này.
Bài 3.5 :
Tên một bình chia độ dùng để đo thể tíc, khoảng cách giữa hai vạch gần nhau nhất có luôn bằng nhau không?
Bài 3 : Đo thể tích
của chất lỏng .
Bài 3.6 :
Trên hai bình chia độ dùng để đo thể tích, khoảng cách giữa 2 vạch gần nhau nhất ở 2 bình bằng nhau thì ĐCNN có bằng nhau không?
Bài 3.7 :
Một người muốn đong 1 lít nước mắm nhưng người đó chỉ có 2 cái ca có GHĐ 3 lít và 2 lít, cả hai không có vạch chia. Làm thế nào để đong được đúng 1 lít khi chỉ dùng hai ca đong này.
Bài 4 : Đo thể tích vật rắn không thấm nước.
Bài 4.1 :
Muốn đo thể tích của 1 quả cân có đường kính lớn hơn đường kính của bình chia độ. Ta phải làm cách nào?
Bài 4.3 :
Hãy trình bày một phương án đo thể tích của viên phấn.
Bài 4 : Đo thể tích vật rắn không thấm nước.
Bài 4.2 :
Hãy trình bày một phương án đo thể tích của một hình hộp như hình vẽ sau:
Bài 5. Khối lượng
Đo khối lượng .
Bài 5.1 :
Một học sinh nói rằng em nặng 25,5kg. Hỏi cân em đã sử dụng có ĐCNN là bao nhiêu ?
Bài 5.2 :
Trên túi bột ngọt có ghi 454g. Số đó chỉ gì? Số đó tương đương với bao nhiêu pound ?
Bài 5. Khối lượng
Đo khối lượng .
Bài 5.3 :
Làm thế nào để lấy ra 1kg gạo từ 1 bao đựng 10kg gạo khi trên bàn chỉ có một cái cân Rôbecvan và 1 quả cân 4kg.
Bài 5.4 :
Kim của một cái cân Rôbecvan hơi bị lệch về bên trái khi chưa có vật nào trên cái đĩa cân. Nếu dùng cân đó thì kết quả cân lớn hơn hay nhỏ hơn khối lượng thực sự của vật đem cân? Biết vật được đặt lên đĩa cân bên trái, còn các quả cân lên đĩa bên phải.
Bài 6 . Lực - Hai lực
cân bằng .
Bài 6.1 :
Một quả cầu được giữ yên bằng một sợi dây treo. Hỏi những vật nào đã tác dụng lực lên quả cầu?
Bài 6.2 :
Khi đóng đinh vào tường thì các vật nào đã tác dụng lẫn nhau?
Bài 6 : Lực - Hai lực
cân bằng
Bài 6.3 :
Những vật chỉ tác dụng lên nhau khi nó tiếp xúc nhau. Câu nói trên có đúng không? Em hãy cho một ví dụ minh hoạ cho câu trả lời của mình.
Bài 6.4 :
Một qủa bóng sau khi rơi xuống nền nhà, nó bị nẩy lên, còn nền nhà dường như không có gì biến đổi. Như vậy nền nhà tác dụng lực lên quả bóng, còn quả bóng thì không có tác dụng lực lên nền nhà. Em có nhận xét gì về câu nói trên?
Bài 6 : Lực - Hai lực
cân bằng
Bài 6.5 :
Một chiếc bè bị buộc chặt vào một cái cọc và nổi trên một dòng suối chảy xiết. Hãy cho biết những lực nào đã tác dụng lên chiếc bè, những lực nào đã cân bằng nhau không?
Bài 6.6 :
Một vậy chịu tác dụng của nhiều lực thì sẽ không bao giờ đứng yên. Em có nhận xét gì về câu nói trên.
Bài 6 : Lực - Hai lực
cân bằng
Bài 6.7 :
Một em bé chăn trâu đang kéo sợi dây thừng buộc vào mũi trâu để lôi trâu đi. Em hãy cho biết sợi dây thừng đã chịu tác dụng của những lực nào.
Bài 7 : Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực .
Bài 7.1 :
Hãy mô tả hiện tượng xảy ra đối với tay và lò xo khi dùng tay ấn nhẹ vào lò xo đặt thẳng đứng trên mặt đất như hình vẽ
Bài 7.2 :
Hai nhóm học sinh đang kéo co mạnh ngang nhau, bỗng nhiên một nhóm học sinh buông sợi dây. Em hãy mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra sau đó.
Bài 7 : Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực .
Bài 7.3 :
Một cái vợt đập vào một quả bóng đang chuyển động. Điều gì sẽ xảy ra đối với vợt và bóng trong thời gian vợt và bóng tiếp xúc nhau.
Bài 7.4 :
Hãy nêu một ví dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó và một ví dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến dạng vật đó.
Bài 8 : Trọng lực
Đơn vị lực
Bài 8.1 :
Vì sao khi buông viên phấn thì viên phấn lại rơi?
Bài 8.2 :
Quả bóng bàn lơ lững trên mặt nước. Hãy cho biết những lực nào đã tác dụng lên quả bóng bàn? Các lực đó có cân bằng nhau không ?
Bài 8 : Trọng lực
Đơn vị lực
Bài 8.3 :
Để xây bức tường cho thẳng đứng, người thợ xây phải làm gì? Tại sao?
Bài 8.4 :
Một quyển sách nằm yên trên bàn, một quả nặng gắn vào lò xo treo thẳng đứng. Hãy cho biết những lực nào đã tác dụng lên quyển sách, những lực nào tác dụng lên vật nặng. Trong hai trường hợp trên những lực nào cân bằng với trọng lực?
Bài 8 : Trọng lực
đơn vị lực
Bài 8.5 :
Quan sát sự rơi của chiếc lá và sự rơi của viên phấn. Em hãy cho biết chiếc lá và viên phấn rơi như thế nào? Sự rơi của chiếc lá có mâu thuẫn gì với trọng lượng của nó không?
Bài 8.6 :
Tại sao mọi vật bị giữ trên bề mặt của trái đất mà không bị rơi ra khỏi trái đất.
Bài 9 : Lực đàn hồi
Bài 9.1 :
Em hãy cho biết những vật nào sau đây có tính đàn hồi?
a. Quả bóng cao su
b. Viên gạch
c. Tấm nệm
d. Thanh sắt
Bài 9.2 :
Một người nằm yên trên tấm nệm "mút". Hỏi người đó chịu tác dụng của những lực nào? Các lực đó có cân bằng nhau không?
Bài 9 : Lực đàn hồi
Bài 9.3 :
Hai lò xo chỉ có chiều dài tự nhiên như nhau. Nếu treo hai vật cùng khối lượng vào hai lò xo trên thì độ dãn của mỗi lò xo có giống nhau không? Tại sao?
Bài 9.4 :
Nếu tác dụng vào 2 lò xo khác nhau hai lực có độ lớn bằng nhau thì 2 lò xo có độ dãn (hoặc nén) giống nhau không? Tại sao ?
Bài 9 : Lực đàn hồi
Bài 9.5 :
Gắn một vật nặng vào một lò xo được treo thẳng đứng như hình vẽ. Hãy cho biết:
a. Những lực nào tác dụng vào vật.
b. Vì sao vật đứng yên.
c. Nếu lấy vật nặng ra khỏi lò xo thì sau đó hiện tượng xảy ra như thế nào đối với lò xo?
Bài 10 : Lực kế
Phép đo lực
Bài 10.1 :
Dùng một lực kế để đo trọng lượng của vật. Lực kế sẽ chỉ bao nhiêu nếu các vật có khối lượng như sau:

a. 2kg b. 0,2kg
c. 100g d. 50kg
Bài 10 : Lực kế
Phép đo lực
Bài 10.2 :
Tại sao khi mang một vật có khối lượng 5kg ta có cảm giác nặng hơn so với khi mang vật có khối lượng 2kg?
Bài 10.3 :
Dùng cân đồng hồ để cân một túi đường. Số chỉ của kim quay cho biết khối lượng của túi đường hay trọng lượng của túi đường.
Bài 11 : Khối lượng riêng Trọng lượng riêng .
Bài 11.1 :
Hãy trình bày một phương án xác định khối lượng của một cái cột sắt hình trụ cao khoảng 10m.
Bài 11.2 :
Từ công thức D = , một học sinh có 2 kết luận sau:
a. Khi thể tích của vật càng lớn thì khối lượng riêng càng nhỏ.
b. Khi khối lượng vật càng lớn thì khối lượng riêng càng lớn.
Các kết luận trên có đúng không?
Bài 11 : Khối lượng riêng Trọng lượng riêng .
Bài 11.3 :
Lần lượt bỏ 2 vật không thấm nước có cùng một khối lượng và bình chia độ có chứa nước, mực nước trong bình dâng lên trong 2 trường hợp có bằng nhau không ? Tại sao ?
Bài 11.4 :
Hãy trình bày cách đo khối lượng riêng của quả cầu nhôm bằng 2 dụng cụ: một bình chia độ và 1 cái cân.
Bài 11 : Khối lượng riêng
Trọng lượng riêng .
Bài 11.5 :
Khi bỏ quả cầu bằng sắt vào bình đựng chì ở thể lỏng thì người ta thấy quả cầu sắt nổi. Tại sao?
Bài 11.6 :
Bỏ 2 quả cầu, một bằng nhôm, một bằng vàng vào bình đựng chì lỏng. Điều gì sẽ xảy ra đối với 2 quả cầu?
a. Cả 2 quả cầu bằng nhôm nổi, quả cầu bằng vàng bị chìm.
b. Quả cầu bằng nhôm chìm, quả cầu bằng vàng nổi.
c. Cả 2 quả cầu đểu nổi.
Hãy chọn câu nhận xét đúng và giải thích.
Bài 13 : Máy đơn giản
Bài 13.1 :
Trong thực tế để di chuyển các vật hoặc nâng các vật nặng lên cao, người ta thường sử dụng những máy cơ đơn giản nào?
Bài 13.2 :
Hãy cho những thí dụ sử dụng máy đơn giản trong đời sống hàng ngày .
Bài 13.3 :
Các máy đơn giản có công dụng gì ?
Bài 14 : Mặt phẳng nghiêng .
Bài 14.1 :
Hãy cho biết tác dụng của mặt phẳng nghiên khi nâng vật lên cao và khi di chuyển vật từ trên xuống.
Bài 14.2 :
Dùng một trong hai tấm ván để đưa vật từ mặt đất lên xe tải, biết tấm ván thứ nhất có chiều dài gấp 1,5 lần tấm ván thứ hai. Hỏi dùng tấm ván nào có lợi về lực hơn?
Bài 14 : Mặt phẳng nghiêng .
Bài 14.3 :
Khi làm đường đi ở vùng đồi núi, người ta không làm những đường thẳng, mà thường làm những đường lượn ngoằn ngoèo. Hãy giải thích tại sao người ta làm như vậy.
Bài 15 : Đòn bẩy .
Bài 15.1 :
Một đòn bẩy có O1O > O2O để đòn bẩy cân bằng thì trong hai lực F1 - F2 (đặt vào 2 điểm O1 , O2 ) lực nào có cường độ mạnh hơn.
Bài 15.2 :
Trong trường hợp nào thì khi ta dùng đòn bẩy mà không được lợi về lực.
Bài 15 : Đòn bẩy .

Bài 15.2 :
Trong trường hợp nào thì khi ta dùng đòn bẩy không được lợi về lực ?
A
O
B
Bài 15 : Đòn bẩy .
Bài 15.6 :
Người ta dùng đòn bẩy có dạng như hình vẽ để bẩy một hòn đá.
Hỏi hòn đá phải tựa vào đầu nào, điểm tác dụng của lực cần nâng vật đặt vào đầu nào để được lợi về lực ?
A
O
B
Bài 15 : Đòn bẩy .
Bài 15.3 :
Một thanh nhẹ dùng làm đòn bẩy, người ta treo 3 quả nặng vào 2 đầu A và B (hình vẽ), nếu khối lượng các quả nặng bằng nhau, đòn bẩy có cân bằng không? Nếu không thì phải làm thế nào để đòn bẩy cân bằng? Biết OA = 2OB.
A
O
B
Bài 15 : Đòn bẩy .
Bài 15.4 :
Hai người dùng một cây gậy để khiêng một bao gạo, một người muốn mình gánh nhẹ thì người đó phải chọn đầu nào ? Gần bao gạo hay xa bao gạo hơn ? Vì sao ?
Bài 15 : Đòn bẩy .
Bài 15.5 :
Một quả cầu bằng nhôm và một quả cầu bằng sắt có cùng kích thước được treo vào 2 đầu A và B của đòn bẩy như hình vẽ (OA = OB). Đòn bẩy có ở trạng thái cân bằng không ?
A
O
B
Bài 16 : Ròng rọc
Bài 16.1 :
Nêu tên các loại ròng rọc và cho biết dùng ròng rọc có lợi ích gì?
Bài 16.3 :
Dùng lực kéo F theo phương ngang, có thể nâng vật nặng lên cao theo phương thẳng đứng được không? Hãy nêu một phương án đơn giản để thực hiện việc trên.
Bài 16 : Ròng rọc
Bài 16.2 :
Trong hình vẽ là 2 hệ thống ròng rọc a và b.
a. Dùng hệ thống ròng rọc nào có lợi về lực hơn.
b. Hệ thống ròng rọc b có lợi về lực hơn hệ thống ròng rọc a.













F
a)
F
b)
Bài 16 : Ròng rọc
Bài 16.4 :
Nêu số ròng rọc cố định và ròng rọc động trong các hình vẽ sau :
F
F
F
b)
c)
a)
Bài 16 : Ròng rọc
Bài 16.5 :
Dùng lực kéo F theo phương ngang, có thể nâng vật nặng lên cao theo phương thẳng đứng bằng 3 ròng rọc cố định và 1 ròng rọc động được hay không ? Nếu được, hãy vẽ hình minh hoạ.
Bài 18 : Sự nở vì nhiệt của vật rắn
Bài 18.1 :
Tại sao tháp ép - phen về mùa hè lại cao hơn một chút so với chiều cao của tháp trong mùa đông ?
Bài 18.2 :
Tại sao các thầy thuốc khuyên không nên ăn những thức ăn nóng quá hay lạnh qúa, dễ bị hư răng ?
Bài 18 : Sự nở vì nhiệt của vật rắn
Bài 18.3 :
Một đĩa kim loại mỏng, ở chính giữa có khoét 1 lỗ tròn. Khi quả cầu kim loại chưa bị đun nóng thì quả cầu lọt qua lỗ tròn. Khi đun nóng quả cầu thì quả cầu không lọt qua lỗ tròn. Tại sao ? Muốn cho quả cầu (đã được đun nóng) lọt qua lỗ tròn ta phải làm cách nào ?
Bài 18 : Sự nở vì nhiệt của vật rắn
Bài 18.4 :
Tại sao pittông và xilanh của động cơ nhiệt phải làm bằng những chất có sự dãn nở vì nhiệt giống nhau? Hiện tượng gì xảy ra khi chúng làm từ những chất có độ co dãn vì nhiệt khác nhau .
Bài 18 : Sự nở vì nhiệt của vật rắn
Bài 18.5 :
Tại sao khi lắp khâu dao khâu liềm ta phải nung nóng khâu lên rồi mới lắp.
Bài 18.6 :
Tại sao cốc thuỷ tinh dày lại dễ vỡ vì nước sôi hơn cốc thuỷ tinh mỏng.
Bài 18.7 :
Tại sao khi lắp ráp các đường ray xe lửa, ở mỗi đoạn nối của đường ray người ta đều chừa 1 khe hở?
Bài 19 : Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Bài 19.1 :
Hãy xếp theo thứ tự các chất lỏng: ête, rượu, nước, dãn nở vì nhiệt từ ít đến nhiều.
Bài 19.2 :
Khi đun nóng, ta đổ nước đầy ấm, nước vẫn không tràn ra ngoài vì bình và nước đều nở ra. Câu nói trên đúng hay sai ?
Bài 19 : Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Bài 19.3 :
Tại sao nhúng nhiệt kế vào cốc nước nóng thì mực thuỷ ngân lúc đầu hạ xuống một ít rồi sau đó mới lên cao?
Bài 19.4 :
Tại sao người ta dùng chất lỏng là rượu hoặc thuỷ ngân làm nhiệt kế mà không dùng nước ?
Bài 19 : Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Bài 19.5 :
Có 2 bình thuỷ tinh tiết diện giống nhau đựng cùng 1 lượng chất lỏng, một bình đựng rượu, một bình đựng nước. Hỏi nếu đun của 2 bình trên lên cùng một nhiệt độ thì độ dâng của các mực chất lỏng trong 2 bình có bằng nhau không?
Bài 19 : Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Bài 19.6 :
Khi đun nóng chất lỏng thì đại lượng nào của chất lỏng sẽ thay đổi, khối lượng hay khối lượng riêng ?
Bài 19.7 :
Tại sao vỏ của nhiệt kế và chất lỏng dùng làm nhiệt kế phải có độ dãn nở khác nhau .
Bài 20 : Sự nở vì Nhiệt
của chất khí .
Bài 20.1 :
Khi nóng lên, bầu ống quản và thuỷ ngân đều nở ra. Tại sao thuỷ ngân vẫn dâng lên trong ống quản của nhiệt kế?
Bài 20.2 :
Tại sao khi quả bóng bàn bị dẹp cho vào nước sôi thì có thể phồng lên như cũ.
Bài 20 : Sự nở vì nhiệt
của chất khí .
Bài 20.3 :
Khi đun nóng khí ở bình A giọt thuỷ ngân dịch chuyển sang bên nào? Tại sao?
A
B
Bài 20 : Sự nở vì nhiệt
của chất khí .
Bài 20.4 :
Một giọt thuỷ ngân đang nằm cân bằng trong một ống thuỷ tinh có chứa khí (như hình vẽ). Khi đun nóng phần B của ống thì giọt thuỷ ngân có dịch chuyển không? Nếu có thì dịch chuyển như thế nào?
A
B
Bài 20 : Sự nở vì nhiệt
của chất khí .

Bài 20.5 :
Vào những ngày trời nắng gắt, không nên bơm lốp xe quá căng. Tại sao ?
Bài 21 : Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt.
Bài 21.1 :
Tại sao khi lợp nhà bằng tôn phẳng, người ta đóng đinh ở một đầu, còn đầu kia phải để tự do?
Bài 21.2 :
Tại sao đường ống dẫn hơi phải có những đoạn uốn cong.
Bài 21 : Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt .
Bài 21.3 :
Tạo sao một đầu cầu thép phải đặt gối lên các con lăn, mà không đặt cố định như đầu cầu bên kia?
Bài 21.4 :
Băng kép trong bàn là là bộ phận đóng - ngắt mạch điện tự động khi nhiệt độ thay đổi. Hãy giải thích cơ chế hoạt động của băng kép đó? Nó có tác dụng gì?
Bài 21 : Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt.
Bài 21.5 :
Muốn áp hai tấm kim loại vào nhau người ta tán rivê : Nung đỏ rivê, đặt nhanh vào lỗ xuyên qua 2 tấm kim loại, dùng búa tán rivê. Tại sao phải nung đỏ rivê mà không dùng đinh tán rivê nguội?
Bài 21.6 :
Tại sao khi tra vành sắt vào bánh xe gỗ, người ta phải đốt vành sắt nóng lên rồi mới tra .
Bài 22 : Nhiệt kế - nhiệt giai .
Bài 22.1 : Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau:
a. Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ.
b. Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
c. Trong nhiệt giai Farenhai nhiệt độ của nước đá đang tan là 300F.
d. Trong nhiệt giai Xenxiut nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C .
Bài 22 : Nhiệt kế - nhiệt giai .
Bài 22.2 : Chọn ra câu trả lời đúng trong các câu sau.
Để đo nhiệt độ cơ thể người ta thường dùng:
a. Nhiệt kế thuỷ ngân.
b. Nhiệt kế y tế.
c. Nhiệt kế nước.
Bài 22 : Nhiệt kế - nhiệt giai .
Bài 22.3 : Hãy chọn một câu trả lời đúng.
Không thể dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì:
a. Nhiệt độ thấp nhất trên nhiệt kế y tế là 340C.
b. Nhiệt kế y tế chỉ đo được nhiệt độ cao nhất là 420C.
c. Nước sôi ở nhiệt độ khá cao nên nhiệt kế y tế sẽ vỡ.
Bài 22 : Nhiệt kế - nhiệt giai .
Bài 22.4 : Hãy chọn câu trả lời đúng .
Một chất lỏng ở 200C thì trong nhiệt giai Farenhai nhiệt độ chất lỏng đó là :
a . 400 F b. 680F
c. 200F d. 860F
Bài 24 - 25 : Sự nóng chảy và sự đông đặc .
Bài 24-25.1 :
Hãy xếp theo thứ tự nhiệt độ nóng chảy giảm dần của các chất sau: Băng phiến, nước đá, rượu, thuỷ ngân.
Bài 24-25.2 :
Hãy cho biết kim loại nào sau đây: vàng, bạc, đồng, thép, nhôm, chì có nhiệt độ nóng chảy lớn nhất và nhiệt độ nóng chảy đó là bao nhiêu?
Bài 24 - 25 : Sự nóng chảy và sự đông đặc .
Bài 24.25.3 :
Băng phiến ở trạng thái nào khi nhiệt độ của nó là 200C; 800C; 1000C.
Bài 24.25.4 :
Thả một thỏi chì và một thỏi vàng vào bạc đang nóng chảy. Hỏi chúng có nóng chảy theo bạc không?
Bài 24 - 25 : Sự nóng chảy và sự đông đặc .
Bài 24.25.5 :
Tại sao khi nước đá đặt trong ngăn đặc của tủ lạnh thì không tan, nhưng nếu đem ra ngoài thì nước đá sẽ tan ?
Bài 24.25.6 :
ở những xứ lạnh, người ta thường dùng rượu làm nhiệt kế, chứ không dùng thuỷ ngân , vì sao ?
Bài 26 - 27 : Sự bay hơi và ngưng tụ .
Bài 26-27.1 :
Hãy xếp theo thứ tự các chất có tốc độ bay hơi giảm dần: rượu, dầu, ête, nước.
Bài 26-27.2 :
Muốn làm loãng nước sơn, người ta thường pha xăng vào nước sơn hơn là pha dầu. Tại sao?
Bài 26 - 27 : Sự bay hơi và ngưng tụ .
Bài 26-27.3 :
Tại sao khi phơi những tấm ván mới xẻ từ thân cây, tấm ván thường bị cong?
Bài 26-27.4 :
Mực trên tờ giấy (không thấm) khô đi rất nhanh, mực trong lọ để hở cạn đi lâu hơn. Vì sao vậy? Nếu lọ mực được đậy kín thì mực trong lọ có cạn đi không? Hãy giải thích tại sao?
Bài 26 - 27 : Sự bay hơi và ngưng tụ .
Bài 26-27.5 :
Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc những yếu tố nào? Nêu những ví dụ minh hoạ những phụ thuộc trên.
Bài 26-27.6 :
Tại sao nước hoa đựng trong chai đậy kín thì không cạn, nhưng nếu mở nút thì sẽ cạn đi rất nhanh?
Bài 26 - 27 : Sự bay hơi và ngưng tụ .
Bài 26-27.7 :
Dựa trên cơ sở nào người ta có thể sản xuất muối từ nước biển ?
Bài 26-27.8 :
Khi không khí ở 300C có lúc ta lại cảm thấy dễ chịu nhưng có lúc ta cảm thấy oi bức khó chịu. Hãy giải thích tại sao ?
Bài 28 - 29 : Sự sôi
Bài 28-29.1 :
Hãy xếp theo thứ tự các chất sau: ête, rượu, nước, thuỷ ngân có nhiệt độ sôi tăng dần.
Bài 28-29-2 :
Nhiệt độ sôi của một chất lỏng có phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng không ? Cho ví dụ minh hoạ kết luận trên .
Bài 28 - 29 : Sự sôi
Bài 28-29.3 :
Trên núi cao có thể luộc chín trứng trong nước sôi không? Tại sao?
Bài 28-29.4 :
Khi đun nước sôi trong nồi áp suất thì nhiệt độ sôi của nước có phải là 1000C không? Tại sao?
Bài 28 - 29 : Sự sôi
Bài 28-29.5 :
Người ta đổ những lượng nước như nhau vào hai bình có tiết diện khác nhau (1 và 2). Trong cùng điều kiện đun thì thấy thời gian cần thiết để đun sôi nước là khác nhau. Hãy giải thích vì sao ?
1)
2)
Bài 28 - 29 : Sự sôi
Bài 28-29.6 :
Các chất sau đây: Nước, rượu, thuỷ ngân, chì. Chất nào có:
a. Nhiệt độ sôi cao nhất.
b. Nhiệt độ sôi thấp nhất.
c. Nhiệt độ nóng chảy cao nhất.
d. Nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
Bài 28 - 29 : Sự sôi
Bài 28-29.7 :
Trong công nghiệp sản xuất đồ hộp, người ta cần nhiệt độ của nước cao hơn 1000C. Bằng cách nào có thể thực hiện được điều này.
Bài 28-29.8 :
Bỏ một chai thủy tinh kín trong đó có nước vào nồi nước đang sôi. Hỏi nước trong chai có thể sôi được không? Tại sao
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Anh Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)