Ôn tập văn nghị luận tuàn 27 t101

Chia sẻ bởi Phan Anh Tuan | Ngày 11/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập văn nghị luận tuàn 27 t101 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:


27
101: Ôn tập văn nghị luận.
Tiết 102: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
Tiết 103: Trả bài tập số 5, bài kiểm tra TV, Văn
.Tiết 103: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
Ngaìy soaûn: 04/03/2010
Ngaìy giaíng: 08/03/2010



Tiết 101: Văn học ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN

A. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:
- Nắm được luận điểm cơ bản và các phương pháp lập luận của các bài văn nghị luận đã học.
- Chỉ ra được những nét riêng đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của mỗi bài nghị luận đã học.
- Nắm vững đặc trưng chung của văn nghị luận qua sự phân biệt với các thể văn khác.
B. Phương tiện thực hiện:
- Giáo viên: SGK, SGV, bảng phụ.
- Học sinh: soạn theo các câu hỏi SGK
C. Tổ chức bài học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc ôn tập ở nhà của học sinh.
* Giới thiệu bài: GV thực hiện
* Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng

HOẠT ĐỘNG 1: Tóm tắt nội dung và đặc điểm nghệ thuật của các bài văn nghị luận.
- GV lập bảng theo mẫu, dùng đèn chiếu.
- Trình bày phần chuẩn bị của mình câu 1.



Stt
Tên bài
Tác giả
Đề tài
nghị luận
Luận điểm
Phương pháp lập luận
Nghệ thuật

1
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Hồ Chí Minh
Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quí báu của ta.
Chứng minh
Bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc.

2
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Đặng Thai Mai
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Tiếng Việt có những đặc sắc của thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
Chứng minh (kết hợp giải thích)
Bố cục mạch lạc kết hợp chặt chẽ

3
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Phạm Văn Đồng
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Bác giản dị trong mọi phương diện: bữa ăn (cơm), cái nhà (ở), lối sống (cách), nói và viết. Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú rộng lớn về đời sống tinh thần của Bác.
Chứng minh (kết hợp giải thích) (kết hợp giải thích và bình luận)
Dẫn chứng cụ thể

4
Ý nghĩa văn chương
Hoài Thanh
Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người
Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn loài, muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm con người.
Kết hợp giải thích và bình luận.
Trình bày những vấn đề phức tạp ngắn gọn.


HOẠT ĐỘNG 2: Củng cố hiểu biết về đặc trưng của nghị luận qua sự đối sánh với loại hình trữ tình và tự sự.
- Hãy trình bày phần chuẩn bị về điểm a của câu 3/ SGK 67, có thể minh họa bằng các ví dụ trong các văn bản đã học?

Stt
Thể loại
Yếu tố chủ yếu
Tên bài ví dụ

1
Truyện ký
- Cốt truyện, miêu tả
- Nhân vật
- Nhân vật kể chuyện
- Nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện.
- Dế mèm phiêu lưu ký
- Buổi học cuối cùng
- Cây tre Việt Nam

2
Trữ tình
- Tâm trạng, cảm xúc
- Hình ảnh vần nhịp, nhân vật trữ tình
- Ca dao, dân ca trữ tình
- Nam quốc sơn hà, Mưa, Lượm.

3
Nghị luận
- Luận đề
- Luận điểm
- Luận cứ
- Luận chứng

- Tinh thần yêu nước ..
- Sự giàu đẹp của Tiếng việt
- Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Ý nghĩa văn chương.


- Nêu đặc trưng của văn nghị luận?
- GV bổ sung:
+ Các thể loại tự sự như truyện kí chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể, nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng con người, câu chuyện.
+ Các thể loại trữ tình như thơ, tùy bút dùng phương thức biểu cảm để thể hiện tình cảm.
Xây dựng các hình tượng nghệ thuật với nhiều dạng thức khác nhau như nhân vật, hình tượng thiên nhiên, đồ vật.
+ Văn nghị luận chủ yếu dùng phương thức lập luận bằng lí lẽ, dẫn chứng.

+ Văn nghị luận cũng có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Anh Tuan
Dung lượng: 186,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)