Ôn tập Văn 7 HKI

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Hoa | Ngày 11/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập Văn 7 HKI thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Ôn tập Văn 7 – Học kì I

I.Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

1.Thế nào gọi là văn biểu cảm về tác phẩm văn học
Văn biểu cảm về tác phẩm văn học còn gọi là văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học .Qua bài van ta nói lên những cảm xúc ,ý nghĩ của mình về cáI hay ,cáI đẹp của một tác phẩm văn học cụ thể ,đã làm cho ta rung động ,xúc động .
Tác phẩm văn học mà ta nêu cảm nghĩ có thể là một bài ca dao ,một bài thơ ,một bài văn .
Phải phân tích nội dung và nghệ thuật tác phẩm văn học có chọn lọc mới trình bày được cảm xúc ,ý nghĩ của mình về tác phẩm đó .Không thể viết chung chung hời hợt .
2. Các bước làm bài văn phát biểu cảm nghĩvề tác phẩm văn học
a. Chuẩn bị
-Đọc bài văn bài thơ …một vài lần ,rút ra ấn tượng ban đầu .Đọc lần nữa để để phát hiện ra giọng điệu chủ đề ,những tư tưởng tình cảm cao đẹp ,ngôn ngữ ngệ thuật …mà tác giả đã diễn tả rất hay ,gây cho mình nhiều ấn tượng .
- Gạch chân hoặc đánh dấu các chi tiết nghệ thuật ,các hình ảnh các câu thơ ,câu văn hay nhất mà mình yêu thích nhất .
-Làm dàn bài dung đoạn
-Nháp bài văn ,đI từ mở bài đến kết bài ,viết xong phần nào nên đọc lại phần ấy ,sửa chữa rồi viết tiếp phần sau .Nháp bài văn xong ,đọc lại sửa chữa ,bổ sung rồi mới chép vào vở hoặc viết vào tờ giấy thi
-Văn phát biểu cảm nghĩ thuộc nghị luận văn chương
b.Bố cục một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
-Phần MB: có thể giới thiệu một vài nét về tác phẩm ;nêu lên ấn tượng sâu sắc nhất ,kháI quát nhất của mình khi đọc ,khi xem tác phẩm ấy .Mở bài hay nhất là đạt được hai yêu cầu sau :tính kháI quát và tính định hướng .
-Phần thân bài :lần lượt nêu lên những tình cảm của riêng mình về những khía cạnh của tác phẩm .Không lan man dài dòng mà nên xoáy sâu vào các trọng tâm trọng điểm .PhảI đI lần lượt ,nhớ liên kết đoạn
-Phần KB:nêu lên cảm nghĩ chung ,có thể đánh giá và kiên hệ .Tránh dài dòng ,trùng lặp và đơn điệu và vô vị .
c. Thao tác cơ bản:
Phát biểu cảm nghĩ không thể nói chung chung à phảI rất cụ thể ,phảI chỉ ra được yêu thích thú vị …ở chỗ nào ,tại sao lại yêu thích thú vị .Nghĩa là phảI phân tích và trích dẫn
Vì vậy phân tích và trích dẫn là thao tác cơ bản nhất để phát biểu cảm nghĩ
Có lúc phải khen, chê chính là viết lời bình .khen chê phải chính xác .
Lúc nào viết được lời bình hay ,sâu sắc thì bài phát biểu cảm nghĩ mới thực sự mang vẻ đẹp trí tuệ
Có lúc phải biết liên tưởng so sánh .Từ hiện tượng này mà nghĩ ,mà nhớ đến hiện tượng văn học khác ,tức là liên tươngr ;từ tráI đào vườn mẹ mà so sánh với đào Sa Pa,từ câu thơ này mà so sánh với câu thơ khác ,để rút ra cáI hay riêng làm cho bài viết vừa rộng vừa sâu là so sánh
Viết lời bình ,liên tưởng so sánh là thao tác nên có .CáI gì cũng cần có ở mức độ hợp lí
II.LUYỆN LÀM VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. PBCN về bài Hồi hương ngẫu thư
1.MB
Giới thiệu ,tác giả,tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm
Hạ Tri Chương 659-744là một tong những thi sĩ lớn đời Đường ,đỗ tiến sĩ năm 36 tuổi ,là đại quan của triều đường được hoàng đế Đường TháI Tông và quần thần trọng vọng .Hồi hương ngẫu thư là bài thơ xuất sắc của ông được nhiều người truyền tụng .Tình yêu quê hương là cảm xúc chủ đạo của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt này :
Trẻ đi……đến làng
2.TB: Những cảm xúc ,suy nghĩ do tác phẩm gợi lên
-Mở đầu bài thơ là cáI nhìn kháI quát về cuộc đời một người thành đạt .Biện pháp tiểu đối nêu lên một cảnh ngộ :phảI li biệt gia đình từ tuổi ấu thơ sống nơI đất khách quê người mãI đến lúc già mới được trở về thăm cố hương ,công danh thì thành đạt ,nhưng xuốt cuộc đời phảI li gia .Nỗi sầu li gia là một trong những nỗi sầu đau của đời người xưa nay .
-Câu thơ thứ 2t/gmột lần nữa sử dụng tiểu đối tương phản rất đặc sắcđể nói lên sự gắn bó thiết tha với quê nhà :
Suốt một đời xa quê ,khách li hương giờ đây
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Hoa
Dung lượng: 523,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)