ôn tập văn 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Viên | Ngày 11/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: ôn tập văn 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN: NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC: 2009 - 2010
A. PHẦN VĂN:
Câu 1: Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật, phương thức biểu đạt, tên tác giả của các văn bản Sống chết mặc bay, Những trò lố hay là varen và Phan Bội Châu, Ca Huế trên sông Hương, Quan Âm Thị Kính.?
Lưu ý: Xem kĩ phần chú thích về tác giả.
Câu 2: Đọc thuộc lòng những câu tục ngữ thuộc các chủ đề Thiên nhiên và lao động sản xuất; Con người và xã hội? Phân tích nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ trên?
Câu 3: Tục ngữ là gì? Em có suy nghĩ gì sau khi học xong các câu tục ngữ thuộc các nhóm đó?
Câu 4: Hai luận điểm chính của văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt là gì? Ở mỗi luận điểm, tác giả đã dùng những dẫn chứng nào để chứng minh? Nêu suy nghĩ của em về việc học và giữ gìn tiếng Việt?
Câu 5: Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ được triển khai thành mấy luận điểm? Nêu lập luận của văn bản trên?
Câu 6: Tóm tắt về nội dung và nghệ thuật của các văn bản nghị luận đã học: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của tiếng Việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương.(cần lưu ý thêm bản thống kê thứ nhất ở bài Ôn tập văn nghị luận trong SGK/66).
Câu 7: Hoài Thanh nói rằng: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình van trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Văn chương đã nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm của con người.
Theo em luận điểm đó đã bao quát đầy đủ, toàn diện tất cả các ý nghĩa của văn chương chưa? Vì sao?
Em hiểu như thế nào về luận điểm: Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống? Cho mỗi ý 1 ví dụ minh họa.
Câu 8: Nêu giá trị hiện thực và nhân đạo trong văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn?
Câu 9: Hãy chỉ ra 1 số chi tiết thể hiện nghệ thuật tăng cấp của Phạm Duy Tốn trong Sống chết mặc bay?
Câu 10: Qua tác phẩm Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, em có thể khái quát như thế nào về 2 nhân vật đối lập tương phản: Phan Bội Châu và Varen?
Câu 11: Sau khi học xong văn bản Ca Huế trên sông Hương, em hiểu thêm được điều gì về vùng đất này?
Câu 12: Ca Huế trên sông Hương cho em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của âm nhạc dân gian xứ Huế?
Câu 13: Trích đoạn Nỗi oan hại chồng trong văn bản Quan Âm Thị Kính có mấy nhân vật?
Câu 14: Qua vở chèo Quan Âm Thị Kính và trích đoạn Nỗi oan hại chồng, em biết gì về những đặc sắc của nghệ thuật chèo cổ? Ngôn ngữ chèo trong trích đoạn này có gì đặc biệt? Em hiểu gì về số phận của người phụ nữ đức hạnh trong xã hội cũ.
B. PHẦN TIẾNG VIỆT:
Câu 1: Thế nào là câu rút gọn? Mục đích của việc rút gọn câu? Cách dùng câu rút gọn? Cho ví dụ?
Câu 2: Thế nào là câu đặc biệt? Nêu tác dụng? Cho mỗi tác dụng ít nhất 1 ví dụ.
Câu 3: Trạng ngữ thêm vào trong câu bổ sung ý nghĩa gì? Nêu vị trí và hình thức khi nói, viết của trạng ngữ? Cho VD.
Công dụng của trạng ngữ? Khi nào người ta tách trạng ngữ thành những câu riêng? Cho VD.
Câu 4: Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Cho VD. Các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Cho VD.
Câu 5: Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Cho VD.
Tìm cụm chủ - vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các ví dụ sau. Cho biết trong mỗi câu, cụm chủ - vị làm thành phần gì?
a. Chúng em học tốt khiến thầy cô rất vui lòng.
b. Dòng sông quê tôi nước đỏ nặng phù sa.
c. Chúng tôi đã làm hết các bài tập cô giáo giao về nhà.
d. Mùa xuân về làm cho mọi vật có sức sống mới.
Câu 6: Thế nào là phép liệt kê? Nêu các kiểu liệt kê? (
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thế Viên
Dung lượng: 44,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)