Ôn tập Tiếng Việt 7 học kì II

Chia sẻ bởi Phan Thị Thùy Nga | Ngày 11/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập Tiếng Việt 7 học kì II thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 7
Câu 1.Thế nào là câu rút gọn?Rút gọn câu nhằm mục đích gì? có bao nhiêu kiểu câu rút gọn? Cho ví dụ cụ thể.
Gợi ý:
Khi nói hoặc viết, có thể lượt bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn
Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu trước
Có 3 kiểu câu rút gọn:
+ Rút gọn chủ ngữ: A: Ngày mai lớp 71 có đi lao động không?
B: Có
+ Rút gọn vị ngữ: A: Ai làm vỡ lọ hoa?
B: Lan
+ Rút gọn chủ ngữ lẫn vị ngữ: A: Khi nào bố đi Hà Nội?
B: Ngày mai
Câu 2.Thế nào là câu đặc biệt?Cho ví dụ
-Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình CN-VN.
-Ví dụ:Bộc lộ cảm xúc
+ Trời ơi!
-Ví dụ:Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật,hiện tượng
+Đoàn người nhốn nháo lên.Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.
-Ví dụ:Xác định thời gian, nơi chốn
+Một đêm mùa xuân.
-Ví đụ:Gọi đáp
+An gào lên:
-Sơn!Em Sơn!Sơn ơi!
-Chị An ơi!
Câu 3.Nêu các đặc điểm của trạng ngữ.Cho ví dụ
-Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
*Ví dụ:
1. Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ (Ét – môn- đô- đơ- A- xi- mi)
2. Trạng ngữ chỉ thời gian: Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. (Lí Lan)
Ví dụ: Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa mà là cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa. (Vũ Bằng)
3. Trạng ngữ chỉ chỉ nguyên nhân: Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cành hoa ra thành nhiều mảnh nhỏ. (truyện cổ tích Nhật Bản)
4. Trạng ngữ chỉ mục đích: Để làm tròn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng đúng. (Hồ Chí Minh)
5. Trạng ngữ chỉ phương tiện: Bằng chiếc xẻng nhỏ, tôi xúc hết cả đống cát lớn.
6. Trạng ngữ chỉ trạng thái: Bình tĩnh, chị nhìn khắp mấy gian nhà. (Ngô Tất Tố)
-Về hình thức:
+Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu
+Giữa trạng ngữ vơi chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết
Câu 4.Nêu các công dụng của trạng ngữ cho ví dụ
-Công dụng của trạng ngữ:
+Xác định hoàn cảnh.,điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác;
+Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.

Câu 5.Câu chủ động là gì, câu bị động là gì? cho ví dụ
-Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người,vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động )
Ví dụ: Em buộc con dao díp vào lưng con bup bê lớn và đặt ở đầu giường tôi. (Khánh Hoài)
-Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động )
Ví dụ: Con dao díp được em tôi buộc vào lưng con bup bê lớn và đặt ở đầu giường tôi.
Câu 6.Có bao nhiêu cách để chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động cho ví dụ
-Có 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
+Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu & thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy
+Chuyển từ(cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu
Câu 7. Thế nào là phép liệt kê? Các kiểu liệt kê? Cho ví dụ?
Là c
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thị Thùy Nga
Dung lượng: 44,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)