ÔN TẬP PHẦN LỊCH SỬ LỚP 4
Chia sẻ bởi Thái Thị Minh Thi |
Ngày 09/10/2018 |
53
Chia sẻ tài liệu: ÔN TẬP PHẦN LỊCH SỬ LỚP 4 thuộc Lịch sử 4
Nội dung tài liệu:
ÔN TẬP LỊCH SỬ
======
Câu 1: Vì sao Bà Trưng kêu gọi nhân dân khởi nghĩa đánh đổ nhà Hán?
Đáp: Vì có lòng yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc, lòng oán hận nhà Hán đô hộ nước ta.
Câu 2: Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng diễn ra trong thời gian bao lâu?
Đáp: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra không đầy một tháng và đã đem lại thành công.
Câu 3: Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào?
Đáp: Chiến thắng Bạch Đằng đã kết thúc hoàn toàn thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở đầu cho thời kỳ độc lập lâu dài của đất nước.
Câu 4: Ngô quyền xưng Vương vào thời gian nào? Lấy niên hiệu gì?
Đáp: Ngô quyền xưng Vương vào mùa xuân năm 939 với niên hiệu Ngô Vương..
Câu 5: Ngô Quyền dùng kế gì đánh giặc?
Đáp: Ngô Quyền dùng kế cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng. Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thủy triều lên, nước che lấp các cọc nhọn. Ngô quyền cho quân và thuyền nhẹ ra khiêu chiến, vừa đánh vừa rút lui, nhử cho giặc vào bãi cọc. Chờ lúc thủy triều xuống, khi hàng ngàn cọc nhọn nhô lên, quân ta mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh quyết liệt. Giặc hốt hoảng quay đầu tháo chạy, thuyền giặc va vào bãi cọc chiếc bị thủng, chiếc bị cọc nhọn đâm không tiến lùi được. Quan ta truy kích quân Nam Hán thất bại nặng nề.
Câu 6: Ngô Quyền mất, nước ta thế nào?
Đáp: Sau khi Ngô Quyền mất, triều đình lục đục, tranh giành ngai vàng. Các thế lực các nơi nổi dậy, chia thành 12 vùng, lập chính quyền riêng, liên tục tranh giành đánh nhau. Hai mươi năm liên tiếp loạn lạc, đất nước chia cắt, làng mạc ruộng đồng bị tàn phá. Quân thù bên ngoài lăm le xâm chiếm.
Câu 7: Đinh Bộ Lĩnh có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước?
Đáp: Đinh Bộ Lĩnh tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước vào năm 968.
Câu 8: Tình hình nước ta trước khi giặc Tống sang xâm lược?
Đáp: Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Đinh Liễn bị ám hại. Con thứ là Đinh Toàn, 6 tuổi lên ngôi, lợi dụng cơ hội đó nhà Tống đem quân xâm lược nước ta.
Câu 9: Nêu ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất?
Đáp: Chiến thắng Bạch Đằng – Chi Lăng đã chặn được âm mưu xâm lược của nhà Tống. Độc lập được giữ vững. Nhân dân vững tin vào tiền đồ của dân tộc.
Câu 10: Vì sao Lý Thái Tổ chọn Đại La làm kinh đô?
Đáp: Vì Vua thấy vùng ĐạiL a là vùng đất trung tâm, rộng, bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Vua muốn con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống ấm no.
Câu 11: Nhà Lý dời đô ra Thắng Long vào thời gian nào?
Đáp: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long vào mùa xuân năm 1010.
Câu 12: Vì sao thời nhà Lý chùa được xây dựng?
Đáp: Dưới thời Lý, đạo Phật được truyền bá rộng rãi, các Vua ở thời này đều theo đạo Phật. Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình. Chùa là nơi sinh hoạt, tín ngưỡng của nhân dân. Nên chùa được xây dựng nhiều nơi.
Câu 13: Lý Thường Kiệt đem quân sang đất Tống để làm gì?
Đáp: Lý Thường Kiệt đem quân sang đất Tống để ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Tống.
Câu 14: Nêu kết quả cuộc kháng chiến quân Tống lần thứ hai.
Đáp: Sau hơn ba tháng đặt chân lên đất ta, số quân Tống bị chết quá nửa, số còn lại tinh thần suy sụp. Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa để mở lối thoát cho giặc, Quách Quỳ vội vàng chấp nhận và hạ lệnh cho toàn quân rút về nước. Nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững.
Câu 15: Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
Đáp: Nhà Lý càng suy yếu, chính quyền không chăm lo đến đời sống của dân, nội bộ triều đình mâu thuẫn, nhân dân sống cơ cực, nhiều nơi dân ngheo nổi dây đấu tranh, quân xâm lược phương Bắc rình rập. Vua Lý phải dựa vào họ Trần mới giữ vững được đất nước. Từ đó mọi việc trong triều đình đều do Trần Thủ Đô quyêt định. Trần Thủ Độ tìm cách để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh lúc ấy Chiêu Hoàng mới 7 tuổi, rồi nhường ngôi cho chồng. Nhà Trần được thành lập vào đầu năm 1226.
Câu 16: Nhà Trần quan tâm việc gì để xây dựng đất nước
======
Câu 1: Vì sao Bà Trưng kêu gọi nhân dân khởi nghĩa đánh đổ nhà Hán?
Đáp: Vì có lòng yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc, lòng oán hận nhà Hán đô hộ nước ta.
Câu 2: Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng diễn ra trong thời gian bao lâu?
Đáp: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra không đầy một tháng và đã đem lại thành công.
Câu 3: Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào?
Đáp: Chiến thắng Bạch Đằng đã kết thúc hoàn toàn thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở đầu cho thời kỳ độc lập lâu dài của đất nước.
Câu 4: Ngô quyền xưng Vương vào thời gian nào? Lấy niên hiệu gì?
Đáp: Ngô quyền xưng Vương vào mùa xuân năm 939 với niên hiệu Ngô Vương..
Câu 5: Ngô Quyền dùng kế gì đánh giặc?
Đáp: Ngô Quyền dùng kế cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng. Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thủy triều lên, nước che lấp các cọc nhọn. Ngô quyền cho quân và thuyền nhẹ ra khiêu chiến, vừa đánh vừa rút lui, nhử cho giặc vào bãi cọc. Chờ lúc thủy triều xuống, khi hàng ngàn cọc nhọn nhô lên, quân ta mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh quyết liệt. Giặc hốt hoảng quay đầu tháo chạy, thuyền giặc va vào bãi cọc chiếc bị thủng, chiếc bị cọc nhọn đâm không tiến lùi được. Quan ta truy kích quân Nam Hán thất bại nặng nề.
Câu 6: Ngô Quyền mất, nước ta thế nào?
Đáp: Sau khi Ngô Quyền mất, triều đình lục đục, tranh giành ngai vàng. Các thế lực các nơi nổi dậy, chia thành 12 vùng, lập chính quyền riêng, liên tục tranh giành đánh nhau. Hai mươi năm liên tiếp loạn lạc, đất nước chia cắt, làng mạc ruộng đồng bị tàn phá. Quân thù bên ngoài lăm le xâm chiếm.
Câu 7: Đinh Bộ Lĩnh có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước?
Đáp: Đinh Bộ Lĩnh tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước vào năm 968.
Câu 8: Tình hình nước ta trước khi giặc Tống sang xâm lược?
Đáp: Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Đinh Liễn bị ám hại. Con thứ là Đinh Toàn, 6 tuổi lên ngôi, lợi dụng cơ hội đó nhà Tống đem quân xâm lược nước ta.
Câu 9: Nêu ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất?
Đáp: Chiến thắng Bạch Đằng – Chi Lăng đã chặn được âm mưu xâm lược của nhà Tống. Độc lập được giữ vững. Nhân dân vững tin vào tiền đồ của dân tộc.
Câu 10: Vì sao Lý Thái Tổ chọn Đại La làm kinh đô?
Đáp: Vì Vua thấy vùng ĐạiL a là vùng đất trung tâm, rộng, bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Vua muốn con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống ấm no.
Câu 11: Nhà Lý dời đô ra Thắng Long vào thời gian nào?
Đáp: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long vào mùa xuân năm 1010.
Câu 12: Vì sao thời nhà Lý chùa được xây dựng?
Đáp: Dưới thời Lý, đạo Phật được truyền bá rộng rãi, các Vua ở thời này đều theo đạo Phật. Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình. Chùa là nơi sinh hoạt, tín ngưỡng của nhân dân. Nên chùa được xây dựng nhiều nơi.
Câu 13: Lý Thường Kiệt đem quân sang đất Tống để làm gì?
Đáp: Lý Thường Kiệt đem quân sang đất Tống để ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Tống.
Câu 14: Nêu kết quả cuộc kháng chiến quân Tống lần thứ hai.
Đáp: Sau hơn ba tháng đặt chân lên đất ta, số quân Tống bị chết quá nửa, số còn lại tinh thần suy sụp. Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa để mở lối thoát cho giặc, Quách Quỳ vội vàng chấp nhận và hạ lệnh cho toàn quân rút về nước. Nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững.
Câu 15: Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
Đáp: Nhà Lý càng suy yếu, chính quyền không chăm lo đến đời sống của dân, nội bộ triều đình mâu thuẫn, nhân dân sống cơ cực, nhiều nơi dân ngheo nổi dây đấu tranh, quân xâm lược phương Bắc rình rập. Vua Lý phải dựa vào họ Trần mới giữ vững được đất nước. Từ đó mọi việc trong triều đình đều do Trần Thủ Đô quyêt định. Trần Thủ Độ tìm cách để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh lúc ấy Chiêu Hoàng mới 7 tuổi, rồi nhường ngôi cho chồng. Nhà Trần được thành lập vào đầu năm 1226.
Câu 16: Nhà Trần quan tâm việc gì để xây dựng đất nước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thái Thị Minh Thi
Dung lượng: 33,50KB|
Lượt tài: 7
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)