Ôn tập phần di truyền

Chia sẻ bởi Đinh Thiên Long | Ngày 15/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập phần di truyền thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA CÁC CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP PHÂN TỬ
Các cơ chế
Những diễn biến cơ bản

Nhân đôi ADN
- ADN tháo xoắn và tách thành 2 mạch đơn khi bắt đầu tái bản.
- Các mạch mời được tổng hợp theo chiều 5’→3’, một mạch được tổng hợp liên tục; mạch còn lại được tổng hợp gián đoạn.
-Có sự sự tham gia của các enzim: tháo xoắn, kéo dài mạch, nối liền mạch ...
- Diễn ra theo NTBS, bán bảo toàn và khuôn mẫu.

Phiên mã
- Enzim tiếp cận với điểm điểm khởi đầu và đoạn ADN (gen) tháo xoắn.
- Enzim dịch chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’→5’ và sợi ARN kéo dài theo chiều 5’→3’, các đơn phân kết hợp theo NTBS.
- Đến điểm kết thúc, ARN tách khỏi mạch khuôn.

Dịch mã
- Các axit amin đã hoạt hóa được tARN mang vào riboxom.
- Riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều 5’→3’ theo từng bộ ba và chuỗi polipeptit được kéo dài.
- Đến bộ ba kết thúc chuỗi polipeptit tách khỏi riboxom.

Điều hòa hoạt động của gen
- Gen điều hòa tổng hợp protein ức chế để kìm hãm sự phiên mã, khi chất chất cảm ứng làm mất hoạt chất kìm hãm thì sự phên mã được diễn ra. Sự điều hòa này phụ thuộc vào nhu cầu của tế bào.

SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ ADN (GEN) – TÍNH TRẠNG
ADN (gen) → mARN → protein → tính trạng
- Mã gốc trong ADN được phiên mã thành mã sao ở ARN và sau đó được dịch mã thành chuỗi polipeptit cấu thành protein. Protein trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
- Trình tự các nucleotit trong mạch khuôn của gen quy định trình tự các ribonucleotit trong mARN, từ đó quy định trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit.
SƠ ĐỒ PHÂN LOẠI BIẾN DỊ
Biến dị gồm 2 loại là biến dị di truyền được và biến dị không di truyền được.
BIẾN DỊ
BIẾN DỊ DI TRUYỀN BIẾN DỊ KHÔNG DI TRUYỀN
(THƯỜNG BIẾN)
BIẾN DỊ TỔ HỢP ĐỘT BIẾN
ĐỘT BIẾN GEN ĐỘT BIẾN NST
(TRONG VÀ NGOÀI NST)
ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST
ĐỘT BIẾN ĐA BỘI ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI (DỊ BỘI)
ĐA BỘI CHẴN ĐA BỘI LẺ
CƠ CHẾ CỦA CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN
Các dạng đột biến
Cơ chế

Đột biến gen
- Bắt cặp sai (không theo NTBS), hay tác nhân xen vào mạch khuôn hoặc mạch đang tổng hợp.
- Phải trải qua tiền đột biến mời xuất hiện đột biến.

Đột biến cấu trúc NST
- Do mất, lặp, đảo hay chuyển vị trí của các đoạn NST.
- Do sự chuyển đoạn diễn ra giũa các NST không tương đồng.

Đột biến số lượng NST
- Sự không phân li của các cặp NST.
- Do thoi vô sắc không hình thành trong nguyên phân hoặc giảm phân.

CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN

Tên quy luật
Nội dung
Cơ sở tế bào học

Phân li
Do sự phân li đồng đều các cặp NTDT nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp.
Phân li, tổ hợp cặp NST tương đồng.

Tương tác gen không alen
Các gen không alen tương tác với nhau trong sự hình thành tính trạng.
Các cặp NST tương đồng phân li độc lập.

Tác động cộng gộp
Các gen cùng có vai trò như nhau đối với sự hình thành tính trạng.
Các cặp NST tương đồng phân li độc lập.

Tác động đa hiệu
Một gen chi phối nhiều tính trạng.
Phân li, tổ hợp cặp NST tương đồng.

Phân li độc lập
Các cặp NTDT (cặp alen) phân li độc lập với nhau trong quá trình phát sinh giao tử.
Các cặp NST tương đồng phân li độc lập.

Liên kết hoàn toàn
Các gen trên NST cùng phân li và tổ hợp trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng.

Hoán vị gen
Hoán vị các gen alen tạo sự tái tổ hợp của các gen không alen.
Trao đổi những đoạn tương ứng của cặp NST tương đồng.

Di truyền liên kết và giới tính
Tính trạng do gen trên X quy định di truyền chéo, còn do gen trên Y di truyền trực tiếp.
Nhân đôi, phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính.

SO SÁNH THƯỜNG BIẾN VÀ ĐỘT BIẾN
Các chỉ tiêu so sánh
Đột biến
Thường biến

Không liên quan với biến đổi trong kiểu gen

+

Di truyền được
+


Mang
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Thiên Long
Dung lượng: 8,79KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)