Ôn tập li 6 HKI

Chia sẻ bởi Phạm Hữu Triều | Ngày 14/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập li 6 HKI thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

Đề cương môn : Vật Lí 6
Câu 1: Đơn vị chính đo độ dài là gì? Nêu các bước đo độ dài?
- Đơn vị chính để đo độ dài là mét. Kí hiệu là: m
- Các bước đo độ dài là:
+ Ước lượng độ dài vật cần đo để chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
+ Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
+ Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Câu 2: Đơn vị chính đo thể tích là gì? Nêu các bước đo thể tích chất lỏng?
- Đơn vị chính để đo thể tích là mét khối. Kí hiệu là: m3
- Các bước đo thể tích chất lỏng là:
+ Ước lượng thể tích cần đo để chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
+ Đặt bình chia độ thẳng đứng và đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong bình.
+ Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
Câu 3: Trình bày các cách đo thể tích vật rắn không thấm nước?
Có hai cách đo thể tích vật rắn không thấm nước: Dùng bình chia độ và dùng bình tràn
- Khi dùng bình chia độ ta thực hiện như sau: Thả chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.
- Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ dùng bình tràn ta thực hiện như sau: Thả chìm vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.
Câu 4: Khối lượng của một vật là gì? Đơn vị chính để đo khối lượng? Trên vỏ một hộp sữa ông thọ có ghi : “Khối lượng tịnh là 397 g ” điều đó có nghĩa như thế nào?
- Khối lượng của vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.
- Đơn vị chính để đo khối lượng là kilôgam (kg)
- Người ta thường dùng cân để đo khối lượng.
- Trên vỏ một hộp sữa ông thọ có ghi : “Khối lượng tịnh là 397 g ” điều đó có nghĩa chỉ lượng sữa chứa trong hộp là 397 g.
Câu 5: Lực là gì? Đơn vị đo lực? Người ta thường dùng dụng cụ nào để đo lực?
- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. Mỗi lực có phương và chiều xác định.
- Đơn vị đo lực là Niutơn. Kí hiệu là: N
- Người ta thường dùng lực kế để đo lực.
Câu 6 : Thế nào là hai lực cân bằng? Mô tả một hiện tượng thực tế có hai lực cân bằng?
- Hai lực cân bằng là hai lực mạng như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
- Ví dụ: Khi chơi kéo co hai đội chơi có sức mạnh như nhau cùng kéo một sợi dây nhưng sợi dây vẫn đứng yên thì khi đó lực kéo của hai đội tác dụng vào sợi dây là hai lực cân bằng.
Câu 7: Nêu các kết quả có thể xảy ra khi có lực tác dụng lên vật ? Mỗi trường hợp lấy một ví dụ minh hoạ?
- Khi có lực tác dụng lên vật thì có thể xảy ra những kết quả sau:
+ Làm vật bị biến đổi chuyển động.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Hữu Triều
Dung lượng: 4,51KB| Lượt tài: 3
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)