Ôn tập KTHK2 Sử 6

Chia sẻ bởi Huỳnh Công Bình | Ngày 16/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập KTHK2 Sử 6 thuộc Lịch sử 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKII

(((

Câu 1/ Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.

* Nguyên nhân:
- Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Hán, hai gia đình bí mật tìm cách liên kết với các thủ lĩnh mọi miền đất nước để chuẩn bị nổi dậy. Không may Thi Sách bị giết hại.
* Diễn biến:
- Mùa xuân năm 40 (tháng 3 DL) Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây).
- Nghĩa quân làm chủ Mê Linh nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu.
* Kết quả:
- Tô Định hoảng hốt bỏ thành chạy trốn về Nam Hải. Quân Nam Hán ở các quận, huyện khác bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.
Câu 2/ Nêu những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi giành độc lập? Tác dụng của những việc làm trên
:
* Những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi giành độc lập
- Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công.
- Các Lạc Tướng được quyền cai quản các huyện. Bãi bỏ luật pháp của chính quyền cũ, xá thuế hai năm liền cho dân.
* Tác dụng của những việc làm trên
Tạo nên sức mạnh trong nhân dân (Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Trưng Trắc)
Câu 3/ Vẽ sơ đồ phân hóa xã hội nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI . Nhận xét sự phân hóa trên
: * Sự phân hóa xã hội:

THỜI KÌ VĂN LANG- ÂU LẠC
THỜI KÌ ĐÔ HỘ

Vua
Quan lại đô hộ

Quý tộc
Hào trưởng Việt Địa chủ
Hán

Nông dân công xã
Nông dân công xã


Nông dân lệ thuộc

Nô tỳ
Nô tỳ

*Nhận xét
Xã hội nước ta phân hóa ngày càng sâu sắc







Câu 4/ Trong các thế kỉ I – VI chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta có gì thay đổi? Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột của bọn đô hộ?

* Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta ở thế kỉ I-VI:
- Đầu thế kỉ thứ III, nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu (Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).
- Đưa người Hán sang làm Huyện lệnh.
- Thu nhiều thứ thuế, nặng nhất là thuế muối và thuế sắt.
- Lao dịch và nộp cống nặng nề
- Tiếp tục đưa người Hán sang ở lẫn dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của họ.
* Nhận xét:
Tìm đủ mọi cách để đàn áp và bóc lột nhân dân ta, muốn kìm hãm sự phát triển nền kinh tế nước ta
Câu 5/ Nêu những nét mới về văn hóa nước ta trong các thế kỉ I – VI. Tại sao nhân dân ta vẫn giữ được phong tục tập quán của tổ tiên?
:
*Những nét đổi mới về văn hóa nước ta trong các thế kỉ I - VI
-Chúng mở một số trường dạy chữ Hán ở các quận, huyện đưa tôn giáo, luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta
- Tổ tiên ta đã kiên trì đấu tranh bảo vệ, tiếng nói, chữ viết, phong tục và nếp sống dân tộc; Đồng thời cũng tiếp thu những tinh hoa của nền văn hóa Trung Quốc và các nước khác làm phong phú thêm nền văn hóa của mình.
* Nhân dân ta vẫn giữ được phong tục tập quán của tổ tiên vì :
Tiếng nói và phong tục đã hình thành lâu đời. Nó trở thành bản sắc văn hoá riêng của dân tộc Việt, có sức sống bất diệt.
Câu 6/ Trình bày diễn biến , kết quả và ý nghĩa của khởi nhĩa Lý Bí (542 -602).
:
* Nguyên nhân
Do căm ghét bọn đô hộ ông đã từ quan về quê chuẩn bị khởi nghĩa.
* Diễn biến:
- Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ.
- Hào kiệt nhiều nơi nổi dậy hưởng ứng: + Ở Chu Diên có Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục, ở Thanh Trì có Phạm Tu, ở Thái bình có Tinh Thiều…
- Gần 3 tháng, nghĩa quân chiếm hầu hết quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ, bỏ thành chạy về Trung Quốc.
- Tháng 4 – 542 và đầu năm 543, nhà Lương kéo quân sang đàn áp, nghĩa quân đã đánh bại và giành thắng lợi
* Kết quả, ý nghĩa: Khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Công Bình
Dung lượng: 12,84KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)