ÔN TẬP KIỂM TRA 45PH

Chia sẻ bởi Ngô Văn Hoàng | Ngày 26/04/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: ÔN TẬP KIỂM TRA 45PH thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

P.E Onimusha - Thân tặng !
Lý thuyết
I:
I. Lý thuyết: 1. Đo độ dài: Đơn vị đo là mét (m), dụng cụ đo là thước. 2. Đo thể tích: Dụng cụ đo là bình chia độ và ca đong. Đơn vị đo thể tích là m3 và lít. 3. Đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng: bình chia độ, bình tràn + bình chứa. 4. Khối lượng là: lượng chất chứa trong vật. Đơn vị đo: kilôgam (kg). Dụng cụ đo khối lượng là: cân. 5. Lực là gì? Tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. 6. Hai lực cân bằng: là 2 lực mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào 1 vật. 7. Các kết quả tác dụng của lực: làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động. Ví dụ: - Thổi to quả bóng. -Kéo bàn di chuyển.- Quả bóng bay vào tường. II:
8. Trọng lực là: lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. - Đơn vị lực là: Niutơn (N) - Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. - Dây dọi gồm quả nặng buộc vào sợi dây mềm, dùng để xác định phương thẳng đứng. + Quả nặng 100g có trọng lượng 1N. + Quả nặng 1,5kg có trọng lượng 15N. Trắc nghiệm
Câu 1:
Giới hạn đo của bình chia độ là:
A. Giá trị lớn nhất ghi trên bình
B. Giá trị giữa hai vạch chia trên bình
C. Thể tích chất lỏng mà bình đo được
D. Giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình
Câu 2:
Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, nên chọn bình chia độ nào trong các bình chia độ đã cho sau đây là phù hợp nhất ?
A. Bình 100ml có ĐCNN là 1ml.
B. Bình 500ml có ĐCNN là 5ml.
C. Bình 1000ml có ĐCNN là 5ml.
D. Bình 1000ml có ĐCNN là 1ml.
Câu 3:
Người ta dùng một bình chia độ chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình nước, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm3 . Thể tích hòn đá là bao nhiêu ?
A. 141cm3.
B. 86cm3.
C. 55cm3.
D. 31cm3.
Câu 4:
Dụng cụ dùng để đo thể tích là
A. cân
B. thước mét
C. bình chia độ
D. ca uống nước
Câu 5:
Khi buông viên phấn, viên phấn rơi là vì:
A. sức đẩy của không khí.
B. lực hút của trái đất tác dụng lên nó.
C. lực đẩy của tay.
D. một lí do khác.
Câu 6:
Đơn vị của Lực là:
A. Niutơn(N)
B. kilôgam (Kg)
C. lít(l)
D. mét (m)
Câu 7:
Một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng...
A. vừa làm biến dạng quả bóng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
B. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
C. chỉ làm biến dạng quả bóng.
D. không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Câu 8:
Trọng lực có phương là :
A. Ngang
B. Thẳng đứng
C. Từ trên xuống
D. Nghiêng phải
Câu 9:
Quả cân 100g thì có trọng lượng là:
A. 100 N
B. 10 N
C. 1 N
D. 1000N
Câu 10:
Trên một hộp sữa có ghi 500g. Số đó chỉ
A. sức nặng của hộp sữa.
B. thể tích của hộp sữa.
C. lượng sữa chứa trong hộp.
D. sức nặng và khối lượng của hộp sữa.
Câu 11:
Trong các lực dưới đây lực nào không phải là trọng lực?
A. Lực tác dụng lên vật đang rơi
B. Lực tác dụng lên máy bay đang bay
C. Lực tác dụng lên vật nặng được treo vào lò xo
D. Lực lò xo tác dụng lên vật nặng treo vào nó.
Câu 12:
Trong số thước cho dưới đây thước nào đo chiều dài sân trường em thích hợp nhất :
A.Thước thẳng GHĐ 1m và ĐCNN 1mm
B.Thước cuộn GHĐ 15 m và ĐCNN 1 cm
C .Thước dây GHĐ 5 m và ĐCNN 5mm
D.Thước thẳng GHĐ 1m và ĐCNN 1 cm
Câu 13:
Dùng hai tay kéo hai đầu sợi dây thun cho dãn ra, cặp lực nào sau đây là 2 lực cân bằng?
A. Lực do 2 đầu sợi thun tác dụng vào tay
B. Lực do 2 đầu tay tác dụng vào sợi thun
C. Lực do sợi thun tác dụng vào tay phải và lực do tay phải tác dụng vào sợi thun.
D. Lực do sợi thun tác dụng vào tay trái và lực do tay trái tác dụng vào sợi thun.
Câu 14:
Chọn phát biểu đúng:
A. Khối luợng của 1 vật là do sức hút của Trái Đất tác dụng lên nó.
B. Khối luợng của một vật còn gọi là trọng luợng của vật đó
C. Trọng lực có phuơng thẳng đứng, chiều huớng về Trái đất
D. Đơn vị trọng luợng là kilogam
Câu 15:
Một bạn học sinh dùng thước dây có ĐCNN là 1cm đo chiều dài lớp học. Cách ghi nào đúng?
A. 4,5m
B. 45dm
C. 450cm
D. 4500mm
Câu 16:
Lực nào không phải trọng lực?
A. Lực làm mưa rơi xuống
B. Lực tác dụng lên quả nặng treo vào lò xo làm lò xo dãn ra
C. Lực tác dụng vào viên phấn làm viên phấn rơi xuống
D. Lực nam châm tác dụng vào viên bi sắt
Câu 17:
Gió thổi căng cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực gì?
A. Lực đẩy
B. Lực căng
C. Lực hút
D. Lực kéo
Câu 18:
Đơn vị nào dưới đây không phải đơn vị đo độ dài?
A. km
B. m
C. cc
D. mm
Câu 19:
Lực cuả mặt vợt đã tác dụng lên quả bóng làm quả bóng:
A. Bị biến dạng
B. Bị biến đổi chuyển động
C. Bị méo đi
D. Vưà biến dạng, vưà biến đổi chuyển động
Trắc nghiệm 2
Câu 20:
Ngọn đèn treo trên trần nhà đứng yên vì:
A .Không chịu tác dụng lực nào
B .Chịu tác dụng trọng lực
C .Chịu tác dụng lực giữ dây treo
D .Chịu tác dụng 2 lực cân bằng
Câu 21:
Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trong hình là:
A. 1,4dm và 0,1cm
B. 14cm và 0,2cm
C. 14cm và 0,2mm
D. 1,4dm và 1cm
Câu 22:
Có thể đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng (chọn câu sai):
A. Bình chia độ
B. Bình tràn
C. Bằng 1cái bát +1cái đĩa+1bình chia độ
D. Bằng cân đồng hồ
Câu 23:
Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước, thể tích vật bằng:
A. Thể tích bình tràn.
B. Thể tích nước tràn từ bình tràn ra bình chứa.
C. Thể tích bình chứa.
D. Thể tích nước còn lại trong bình tràn.
Câu 24:
Đưa thanh nam châm lại gần quả nặng bằng sắt, nam châm tác dụng lên quả nặng một lực:
A . Lực căng
B. Lực hút
C . Lực đẩy
D . Lực kéo
Câu 25:
Một bình chia độ chứa 65 cm3 nước. Thả hòn đá thể tích là 30 cm3 vào bình chia độ, mực nước dâng lên tới vạch:
A. 65 cm3
B. 30 cm3
C. 35 cm3
D. 95 cm3
Điền khuyết
Câu 1:
Đổi đơn vị cho các đại lượng sau:
a/ 200g = ||0.2|| kg b/ 150g = ||1.5|| N c/ 1375cm3 =|| 1,375 ||dm3 d/ 15 m =|| 0,015 ||km e/ 78g = ||0,078|| kg f/ 26 cm3 = ||0,000026|| m3 g/ 1,2 kg = || 1200 ||g h/ 2 lít =|| 2 ||dm3 i/ 150ml = || 150 ||cm3 =|| 150 ||cc Câu 2:
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống sau:
a. Đơn vị lực là || Niutơn ||. Trọng lượng cuả quả cân 100g là|| 1N.|| b. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước, thì thể tích vật bằng|| thể tích ||phần nước tràn sang ||bình chứa|| c. Hai lực cân bằng là hai lực ||mạnh như nhau||, có cùng ||phương||, ngược ||chiều||, cùng tác dụng vào một vật. d. Người ta đo ||khối lượng|| của một vật bằng cân. Đơn vị đo là ||kilôgam||. e. Để đo thể tích vật rắn không thấm nước ta đo bằng cách ||thả|| vật đó vào bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng ||dâng lên|| bằng thể tích của vật. Bài tập
Câu 1:
Để đo khối lượng chất lỏng, người ta dùng cân Rôbécvan tiến hành 2 giai đoạn: - Đặt cốc lên đĩa A. Để cân thăng bằng, bên đĩa cân B đặt quả cân 50g, 20g, 5g. - Đổ chất lỏng vào cốc. Để cân thăng bằng, người ta thay quả cân 50g bằng 100g và thêm 1 quả cân 10g. Tính khối lượng chất lỏng. Giải: m cốc = 50 + 20 + 5 = 75 (g) m cốc chứa nước = 100 + 20 + 5 + 10 = 135 (g) => m chất lỏng = 135 – 75 = 60 (g). Câu 2:
Em hãy nêu các kết quả tác dụng của lực. Tìm một thí dụ cho thấy lực tác dụng gây ra đồng thời các kết quả kể trên? Giải: - Làm vật biến dạng - Làm vật biến đổi chuyển động - Thí dụ: cầu thủ sút quả bóng Câu 3:
Một cân Rôbécvan với hộp quả cân có các quả cân sau: a. Độ chia nhỏ nhất và giới hạn đo cuả cân là bao nhiêu? b. Muốn cân vật có khối lượng 176 gam thì phải dùng những quả cân nào? Giải: a. GHĐ: 50+20+20+10+5+2+2+1+100=210g ĐCNN: 1g b. Phải dùng: 100+50+20+5+1=176g Câu 4:
Quan sát hình ảnh sau và trả lời câu hỏi: a. Lò xo dãn ra có tác dụng lực vào quả nặng không? Nếu có thì lực đó có phương và chiều như thế nào? b. Tại sao quả nặng vẫn đứng yên? Trả lời:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Văn Hoàng
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)