ÔN TẬP HỌC KỲ II - VẬT LÝ 6

Chia sẻ bởi Nguyễn Mến | Ngày 14/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: ÔN TẬP HỌC KỲ II - VẬT LÝ 6 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1. Cho bảng số liệu độ tăng thể tích của 1 000 cm3 một số chất lỏng khi nhiệt độ tăng lên 50oC. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều dưới đây, cách sắp xếp đúng là:
A. Rượu, dầu hỏa, thủy ngân
B. Thủy ngân, dầu hỏa, rượu
C. Dầu hỏa, rượu, thủy ngân
D. Thủy ngân, rượu, dầu hỏa
Câu 2. Trong các nhiệt kế dưới dây, Nhiệt kế dùng để đo được nhiệt độ của nước đang sôi là
A. Nhiệt kế thủy ngân
B. Nhiệt kế y tế
C. Nhiệt kế rượu
D. Nhiệt kế dầu
Câu 3. Khi nói về nhiệt độ, kết luận không đúng là
A. Nhiệt độ nước đá đang tan là là 0oC
B. Nhiệt độ nước đang sôi là 1000C
C. Nhiệt độ dầu đang sôi là 1000C
D. Nhiệt độ rượu đang sôi là 800C
Câu 4. Khi quan sát sự nóng chảy của băng phiến, trong suốt thời gian nóng chảy thì
A. nhiệt độ của băng phiến tăng.
B. nhiệt độ của băng phiến giảm.
C. nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
D. nhiệt độ của băng phiến ban đầu tăng sau đó giảm
Câu 5. Khi nói về sự đông đặc, câu kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ ấy.
B. Các chất nóng chảy ở nhiệt độ này nhưng lại đông đặc ở nhiệt độ khác
C. Nhiệt độ đông đặc của các chất khác nhau thì khác nhau.
D. Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.
Câu 6. Khi nói về nhiệt độ sôi, câu kết luận đúng là
A. Càng lên cao, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng giảm.
B. Càng lên cao, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng tăng.
C. Thể tích của chất lỏng tăng, nhiệt độ sôi tăng.
D. Khối lượng của chất lỏng tăng, nhiệt độ sôi tăng.
Câu 7. Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng
A. đổi hướng của lực kéo.
B. giảm độ lớn của lực kéo.
C. thay đổi trọng lượng của vật.
D. thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo.
Câu 8. Chỉ ra kết luận không đúng trong các kết luận sau?
A. Sự chuyển một chất từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
B. Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự nóng chảy.
C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
D. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
Câu 9. Trường hợp nào dưới đây liên quan đên sự đông đặc?
A. Ngọn nến vừa tắt.; B. Ngọn nến đang cháy.;C. Cục nước đá để ngoài nắng.; D.Ngọn đèn dầu đang cháy.
Câu 10. Để kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự bay hơi của nước ta phải
A. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, giữ nguyên diện tích mặt thoáng, cho gió tác động.
B. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, cho gió tác động, thay đổi diện tích mặt thoáng.
C. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, không cho gió tác động, thay đổi diện tích mặt thoáng.
D. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, giữ nguyên diện tích mặt thoáng, không cho gió tác động.
Câu 11. Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng lên vì
A. khối lượng của vật tăng lên và thể tích của vật giảm đi.
B. khối lượng của vật không thay đổi và thể tích của vật giảm.
C. khối lượng của vật không đổi và thể tích của vật tăng lên.
D. khối lượng và thể tích của vật cùng giảm đi.
Câu 12. Để một cốc nước đá ở ngoài không khí sau thời gian ngắn, ta thấy có các giọt nước bám vào thành ngoài của cốc, điều đó chứng tỏ
A. hơi nước trong không khí xung quanh cốc nước đá gặp lạnh ngưng tụ thành nước và bám vào thành cốc.
B. nước trong cốc lạnh hơn môi trường bên ngoài thành cốc nên nước trong cốc bị co lại và thấm ra ngoài thành cốc.
C. khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài cốc nước khác nhau thì sự giãn nở vì nhiệt của cốc ở
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Mến
Dung lượng: 23,53KB| Lượt tài: 3
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)