Ôn tập học kỳ II

Chia sẻ bởi Dương Đức Minh | Ngày 26/04/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập học kỳ II thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

Tiết 33
ÔN TẬP HỌC KỲ II
Câu 1. Có mấy loại ròng rọc, công dụng của từng loại ròng rọc ?
Trả lời.
- Có hai loại ròng rọc: Ròng rọc cố định, ròng rọc động.
- Công dụng của từng loại ròng rọc:
+ Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực
+ Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

Câu 2. Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng, chất khí, chất rắn?
Trả lời.
Các chất đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất rắn, lỏng khác nhau giãn nở vì nhiệt khác nhau.
Các chất khí khác nhau giãn nở vì nhiệt giống nhau.
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Câu 3. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, chất lỏng, chất khí?
Trả lời.
Giống nhau: Các chất đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Khác nhau: Các chất rắn, lỏng khác nhau giãn nở vì nhiệt khác nhau.
Các chất khí khác nhau giãn nở vì nhiệt giống nhau.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
Câu 4. Khi co dãn vì nhiệt nếu gặp vật ngăn cản vật rắn sẽ như thế nào?

Trả lời.
Sự co giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.
Câu 5. Nhiệt kế dùng để làm gì? Nhiệt kế hoạt động dựa vào hiện tượng nào?
Trả lời.
Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ
Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
Câu 6. Sự nóng chảy, sự đông đặc là gì? Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của chất đó có thay đổi không?
Trả lời.
- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
- Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của chất đó không thay đổi
Câu 7. Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn?
Trả lời.
Đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn:
- Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy.
- Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
- Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
Câu 8. Sự bay hơi và sự ngưng tụ là gì? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Trả lời.
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí gọi là sự bay hơi.
Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
Tốc độ bay hơi của một chất phụ thuộc vào: Nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 10. Nêu một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt.
Trả lời.
Sự co giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lơn.
Chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hỏa thường để hở. Hay gối đỡ hai đầu cầu thép.
Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại.
Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng - ngắt tự động mạch điện.
Câu 11. Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?
Trả lời.
Ta biết rằng, trong không khí có hơi nước. Khi đêm đến, nhiệt độ giảm xuống, hơi nước trong không khí kết hợp lại với nhau và tạo thành những giọt nước đọng trên lá cây.
PHẦN TỰ LUẬN – BÀI TẬP
Trả lời.
Vì : Khi đun nóng, chất lỏng nở ra, tức thể tích tăng, mà khối lượng không đổi, nên khối lượng riêng giảm, theo công thức: D = m : V )
Câu 1. Tại sao khi đun nóng, khối lượng riêng của chất lỏng lại giảm?
Câu 2. Khi mở một lọ thủy tinh có nút thủy tinh bị kẹt, ta phải dùng cách nào ?
Trả lời. Ta phải hơ cổ lọ để cổ lọ nóng lên nở ra (thể tích cổ lọ tăng lên), còn nút chưa kịp nóng lên, vẫn giữ nguyên thể tích nên lấy nút ra dễ dàng.
Câu 3. Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng?Tại sao khi mặt trời lên sương mù lại tan?
Trả lời.
Sương mù thường có vào mùa lạnh. Khi mặt trời lên, nhiệt độ tăng làm cho tốc độ bay hơi tăng.
Câu 4. Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh đồng hay thanh thép? Tại sao?
Trả lời. Vì : Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh đồng. Đồng giản nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên thanh đồng dài hơn và thanh đồng nằm phía ngoài vòng cung.
Câu 5. Hiện tượng khói trắng tỏa ra ở miệng vòi ấm khi đun nước là do cả sự bay hơi lẫn ngưng tụ. Em hãy giải thích tại sao?
Trả lời. Vì : Hơi nước bốc lên gặp không khí lạnh ngưng tụ lại tạo thành làn khói trắng ngay miệng vòi ấm.
Câu 6. Trên đồ thị bên biểu diễn sự thay đổi của nhiệt độ theo thời gian của quá trình đun một chất rắn. Dựa vào đồ thị hãy xác định:




B
C
80
A
a. AB và BC là quá trình gì, kéo dài trong bao lâu?
b. Nhiệt độ nóng chảy? Từ đó suy ra đó là chất gì?

Trả lời.
a. Đoạn AB: chất đó nóng lên khi được đun nóng, từ O0C đến 800C; kéo dài trong 5 phút.
- Đoạn BC: Đến 800C, chất đó bắt đầu nóng chảy, trong suốt quá trình nóng chảy ( kéo dài trong 20 phút), nhiệt độ của chất không đổi.
b. Nhiệt độ nóng chảy bằng 800C, chất đó là băng phiến.
Câu 7. Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?
Trả lời.
Để khi trời nóng các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn, nên tránh được hiện tượng gây ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái.
Câu 8. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
Trả lời.
Khi rót nước nóng ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.
Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.
Câu 9. Tại sao rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng?
Trả lời. Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thuỷ tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thuỷ tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thuỷ tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thuỷ tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.
Câu 10. Tại sao ở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa lại có một khoảng hở?
Trả lời. Người ta đặt khe hở như vậy để khi trời nóng, đường ray nở dài ra. Nếu không để khe hở, sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản gây ra lực lớn làm cong đường ray.
Câu 3. Băng kép đang thẳng, nếu làm cho nó lạnh đi thì nó có bị cong không? Nếu có thì cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao?
Trả lời. Nếu làm cho nó lạnh đi thì nó có bị cong và cong về phía thanh thép. Đồng co lại vì nhiệt nhiều hơn thép, nên thanh đồng ngắn hơn, thanh thép dài hơn và thanh thép nằm phía ngoài vòng cung.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Đức Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)