On tap hki -TV
Chia sẻ bởi Đặng Đức Hiệp |
Ngày 11/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: on tap hki -TV thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HKI
MÔN NGỮ VĂN –KHỐI 7
--------
A/ LÝ THUYẾT:
1/ Từ ghép :
Các loại từ ghép : 2 loại
*Từ ghép chính phụ : có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Ví dụ : tiếng chính tiếng phụ từ ghép chính phụ
bà ngoại = bà ngoại
ngôi trường = ngôi trường
*Từ ghép đẳng lập : các tiếng có vai trò bình đẳng với nhau không phân biệt tiếng chính, tiếng phụ.
Ví dụ : hai tiếng có vai trò bình đẳng từ ghép đẳng lập
hương + vị = hương vị
sách + vở = sách vở
ngẫm + nghĩ = ngẫm nghĩ
b.Nghĩa của từ ghép:
-Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính
Ví dụ : + bà ngoại : người phụ nữ sinh ra mẹ
+ bà ( tiếng chính ) : người phụ nữ sinh ra cha hoặc mẹ
-Nghĩa của từ ghép đẳng lập rộng (khái quát ) hơn nghĩa của từng tiếng tạo nên nó.
Ví dụ : + sách vở : sách và vở
+ sách : tập hợp những tờ giấy có in chữ, đóng thành cuốn
+ vở : tập hợp những tờ giấy đóng thành cuốn để viết
2/ Từ láy :
Các loại từ láy : 2 loại
*Từ láy toàn bộ :
- Các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn : xanh xanh, xinh xinh, buồn buồn,…
- Tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu : nho nhỏ, đo đỏ, tim tím, trăng trắng, …
-Tiếng đứng trước biến đổi phụ âm cuối : tưng tức, bần bật,…
* Từ láy bộ phận :
-Các tiếng giống nhau về phụ âm đầu (láy âm) : đẹp đẽ, phập phồng, nhấp nhô, …
-Các tiếng giống nhau về phần vần (láy vần) : lác đác, lom khom, lơ thơ,…
b. Nghĩa của từ láy :
*Do đặc điểm âm thanh của các tiếng ( mô phỏng âm thanh, gợi hình ảnh ) và sự hoà phối giữa các tiếng.
Ví dụ : + Mô phỏng âm thanh : tiếng mưa rơi ( lột đột), tiếng nước chảy ( róc rách ),…
+Gợi hình ảnh : dáng đi ( lom khom, khập khểnh ),…..
*Từ láy có tiếng gốc mang nghĩa thì nghĩa của từ láy có thêm những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ, sắc thái nhấn mạnh.
Ví dụ : + đo đỏ : hơi đỏ ( giảm nhẹ- so với tiếng gốc : đỏ )
+ dữ dội : diễn ra rất mạnh ( nhấn mạnh- so với tiếng gốc : dữ )
+ mềm mại : rất mềm và êm tay ( biểu cảm - so với tiếng gốc : mềm )
3/ Đại từ :
a.Thế nào là đại từ ? ví dụ
Đại từ là từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động,tính chất,…được nói đến hoặc dùng để hỏi.
Ví dụ : Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
( Đại từ : tôi )
b.Có mấy loại đại từ ? cho ví dụ.
Có hai loại đại từ :
*Đại từ để trỏ :
-Dùng để trỏ người : tôi, ta, tao, tớ, chúng ta, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ,… ( còn gọi là đại từ xưng hô )
-Dùng để trỏ số lượng : bấy, bấy nhiêu
-Dùng để trỏ hoạt động, tính chất, sự việc : thế, vậy.
*Đại từ dùng để hỏi :
-Dùng để hỏi người, sự vật : ai, gì, …
-Dùng để về số lượng : bao nhiêu, mấy.
-Dùng để hỏi hoạt đôïng, tính chất, sự vật : sao, thế,…
4/ Từ Hán Việt :
a.Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt :
- Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt
Ví dụ : yếu tố Hán Việt + yếu tố Hán Việt = từ Hán Việt
học sinh học sinh
học hành học hành
-Phần lớn yếu tố Hán Việt chỉ dùng để tạo từ ghép Hán Việt hoặc một số từ dùng độc lập để tạo câu.
Ví dụ :nhi + đồng = nhi đồng ; thanh + niên = thanh niên
học + sinh = học sinh
Nam đang học bài.
-Có nhiều yếu Hán Việt đồng âm khác nghĩa .
Ví dụ : thiên : trời ( thiên thư )
thiên : nghìn
MÔN NGỮ VĂN –KHỐI 7
--------
A/ LÝ THUYẾT:
1/ Từ ghép :
Các loại từ ghép : 2 loại
*Từ ghép chính phụ : có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Ví dụ : tiếng chính tiếng phụ từ ghép chính phụ
bà ngoại = bà ngoại
ngôi trường = ngôi trường
*Từ ghép đẳng lập : các tiếng có vai trò bình đẳng với nhau không phân biệt tiếng chính, tiếng phụ.
Ví dụ : hai tiếng có vai trò bình đẳng từ ghép đẳng lập
hương + vị = hương vị
sách + vở = sách vở
ngẫm + nghĩ = ngẫm nghĩ
b.Nghĩa của từ ghép:
-Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính
Ví dụ : + bà ngoại : người phụ nữ sinh ra mẹ
+ bà ( tiếng chính ) : người phụ nữ sinh ra cha hoặc mẹ
-Nghĩa của từ ghép đẳng lập rộng (khái quát ) hơn nghĩa của từng tiếng tạo nên nó.
Ví dụ : + sách vở : sách và vở
+ sách : tập hợp những tờ giấy có in chữ, đóng thành cuốn
+ vở : tập hợp những tờ giấy đóng thành cuốn để viết
2/ Từ láy :
Các loại từ láy : 2 loại
*Từ láy toàn bộ :
- Các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn : xanh xanh, xinh xinh, buồn buồn,…
- Tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu : nho nhỏ, đo đỏ, tim tím, trăng trắng, …
-Tiếng đứng trước biến đổi phụ âm cuối : tưng tức, bần bật,…
* Từ láy bộ phận :
-Các tiếng giống nhau về phụ âm đầu (láy âm) : đẹp đẽ, phập phồng, nhấp nhô, …
-Các tiếng giống nhau về phần vần (láy vần) : lác đác, lom khom, lơ thơ,…
b. Nghĩa của từ láy :
*Do đặc điểm âm thanh của các tiếng ( mô phỏng âm thanh, gợi hình ảnh ) và sự hoà phối giữa các tiếng.
Ví dụ : + Mô phỏng âm thanh : tiếng mưa rơi ( lột đột), tiếng nước chảy ( róc rách ),…
+Gợi hình ảnh : dáng đi ( lom khom, khập khểnh ),…..
*Từ láy có tiếng gốc mang nghĩa thì nghĩa của từ láy có thêm những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ, sắc thái nhấn mạnh.
Ví dụ : + đo đỏ : hơi đỏ ( giảm nhẹ- so với tiếng gốc : đỏ )
+ dữ dội : diễn ra rất mạnh ( nhấn mạnh- so với tiếng gốc : dữ )
+ mềm mại : rất mềm và êm tay ( biểu cảm - so với tiếng gốc : mềm )
3/ Đại từ :
a.Thế nào là đại từ ? ví dụ
Đại từ là từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động,tính chất,…được nói đến hoặc dùng để hỏi.
Ví dụ : Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
( Đại từ : tôi )
b.Có mấy loại đại từ ? cho ví dụ.
Có hai loại đại từ :
*Đại từ để trỏ :
-Dùng để trỏ người : tôi, ta, tao, tớ, chúng ta, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ,… ( còn gọi là đại từ xưng hô )
-Dùng để trỏ số lượng : bấy, bấy nhiêu
-Dùng để trỏ hoạt động, tính chất, sự việc : thế, vậy.
*Đại từ dùng để hỏi :
-Dùng để hỏi người, sự vật : ai, gì, …
-Dùng để về số lượng : bao nhiêu, mấy.
-Dùng để hỏi hoạt đôïng, tính chất, sự vật : sao, thế,…
4/ Từ Hán Việt :
a.Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt :
- Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt
Ví dụ : yếu tố Hán Việt + yếu tố Hán Việt = từ Hán Việt
học sinh học sinh
học hành học hành
-Phần lớn yếu tố Hán Việt chỉ dùng để tạo từ ghép Hán Việt hoặc một số từ dùng độc lập để tạo câu.
Ví dụ :nhi + đồng = nhi đồng ; thanh + niên = thanh niên
học + sinh = học sinh
Nam đang học bài.
-Có nhiều yếu Hán Việt đồng âm khác nghĩa .
Ví dụ : thiên : trời ( thiên thư )
thiên : nghìn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Đức Hiệp
Dung lượng: 70,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)