ÔN TẬP ĐỊA LÝ HK2

Chia sẻ bởi Hương Nguyễn | Ngày 17/10/2018 | 60

Chia sẻ tài liệu: ÔN TẬP ĐỊA LÝ HK2 thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

1. Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ nước ta có thuận lợi khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế-xã hội
Thuận lợi
- Nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực gió mùa nên nước ta có khí hậu nhiêt đới gió mùa thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
- Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, nước ta dễ dàng giao lưu với các nước để phát triển kinh tế(giao thông, buôn bán , du lịch).
- Nằm ở vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, nước ta có vùng biển rộng lớn giàu có thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế ( Đánh bắt, nuôi trồng ,giao thông biển khai thác muối, khoáng sản ,du lịch…)
- Nằm ở vị trí tiếp xúc các luồng di cư sinh vật nên nước ta có nguồn sinh vật, phong phú, đa dạng.
- Nằm hoàn toàn trong một múi giờ nên việc quản lý được thuận tiện
b .Khó khăn
- Lãnh thổ hẹp bề ngang,lại bị kéo dài gần 15 độ vỹ tuyến nên việc lưu thông bắc nam khó khăn..
- Đường biên giới dài, viêc đảm bảo an ninh quốc phòng có khó khăn.
- Nằm trong vùng hay bị thiên tai.
2. Hãy nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta.
Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình.
Đồi núi chiếm ¾ diện tích, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
Đồi núi nước ta, phần lớn là đồi núi thấp, núi thấp dưới 1.000 m chiếm trên 85%, núi cao trên 2.000m chỉ chiếm 1%.
Núi chạy dài từ Tây Bắc đến tận Đông Nam Bộ trên 1.400 km.
Núi ăn lan đến tận biển , chia cắt đồng bằng ra thành nhiều khu vực.
Núi nước ta có hướng tây bắc-đông nam và vòng cung.
- Hệ thống núi Tây Bắc, Trường Sơn Bắc đều có hướng tây bắc- đông nam..
- Chỉ có núi ở Đông Bắc là có hướng vòng cung.
c. Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
- Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc sau giai đoạn cổ kiến tạo.
- Trong giai đoạn Tân kiến tạo, địa hình được nâng lên và chia thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
- Trong mỗi bậc lại chia thành nhiều bậc nhỏ.
d. Địa hình nước ta bị tác động mạnh bởi khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và hoạt động của con người.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phong hoá rất dữ dội , làm cho địa hình bị bào mòn, cắt xẽ, trở nên trẻ hoá, rất hiểm trở.
- Ngày càng nhiều địa hình nhân tạo được xây dựng.
3. Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào ?
Địa hình nước ta biến đổi là do hai nhân tố chủ yếu :
a. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: Dưới tác động của các yếu tố nhiệt, ẩm, nước các loại đất đá phong hoá rất dữ dội.Địa hình nhiều đồi núi càng làm cho quá trình phong hoá mạnh mẽ hơn. Kết quả là địa hình bị biến đổi.
b. Con người tác động làm biến đổi địa hình : Xây dựng ngày càng nhiều các địa hình nhân tạo như các công trình kiến trúc đô thị, đê điều, đập thuỷ lợi…








4. Địa hình nước ta chia làm mấy khu vực ? Đó là những khu vực nào ?
Địa hình nước ta chia thành ba khu vực :
a. Địa hình miền núi và trung du : Có năm vùng với đặc điểm khác nhau , đó là :
- Vùng núi Đông Bắc.
- Vùng núi Tây Bắc.
- Vùng núi Trường Sơn Bắc.
-Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam
- Vùng nuí bình nguyên ở Đông Nam Bộ và trung du Bắc Bộ
b. Địa hình đồng bằng: Với ba đồng bằng chính :
- Đồng bằng châu thổ sông Hồng.
- Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long
- Đồng bằng duyên hải Trung Bộ.
c. Địa hình ven biển và thềm lục địa
5. So sánh địa hình vùng Tây Bắc và Đông Bắc
Nội dung
 Đông Bắc
 Tây Bắc

1. Vị trí
- Tả ngạn sông Hồng
- Hữu ngạn sông Hồng cho tới thượng nguồn sông Cả

2. Độ cao
- Núi thấp và trung bình
- Núi trung bình và cao.

3. Hướng
- Vòng cung( đông bắc- tây nam)
-Tây bắc –đông nam

4. Địa chất
- Chủ yếu là đá vôi
- Chủ yếu là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hương Nguyễn
Dung lượng: 63,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)