Ôn tập địa lí 8

Chia sẻ bởi Ngô Thị Thùy Linh | Ngày 17/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập địa lí 8 thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP ĐỊA LÍ 8 HKII ( NH: 08 – 09 )

CÂU HỎI
ĐÁP ÁN

1. Vị trí địa lí Việt Nam có những nét nổi bật gì về mặt tự nhiên?
- Vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ Việt Nam có thuận lợi & khó khăn gì trong công cuộc xây dựng & bảo vệ đất nước ta hiện nay?
a. Vị trí địa lí Việt Nam có 4 nét nổi bật về mặt tự nhiên:
+ Vị trí nội chí tuyến.
+ Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á .
+ Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.
+ Vị trí tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và luồng sinh vật
b. Vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ Việt Nam có thuận lợi & khó khăn trong công cuộc xây dựng & bảo vệ đất nước ta hiện nay:
* Thuận lợi:
- Kinh tế phát triển toàn diện ( Kinh tế đất liền & kinh tế biển đảo)
- Hội nhập giao lưu dễ dàng trong khu vực & Thế giới trong xu hướng quốc tế hóa & toàn cầu hóa nền kinh tế.
* Khó khăn:
- Chú ý bảo vệ tính toàn vẹn lãnh thổ,đặc biệt đề phòng sự xâm phạm vùng biển đảo.

2.Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta?
Đặc điểm chung của địa hình nước ta:
- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình nước ta ( chiếm ¾ diện tích lãnh thổ)
- Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên & tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau: Khu Đồi núi ( Đồng bằng ( bờ biển ( thềm lục địa
- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm & chịu tác động mạnh mẽ của con người:
+ Quá trình phong hóa xâm thực , xói mòn xảy ra mạnh mẽ.
+ Con người ngày càng biến đổi địa hình tự nhiên & xây dựng nhiều địa hình nhân tạo ( hầm mỏ, đê…)

3.Địa hình nước ta chia thành mấy khu vực? Đó là những khu vực địa hình nào?
Địa hình nước ta chia thành 4 khu vực:
a/ Khu vực đồi núi:
+ Vùng núi Đông Bắc
+ vùng núi Tây Bắc
+ Vùng núi cao nguyên Trường Sơn Nam
Vùng Bán bình nguyên Đông Nam Bộ & đồi trung du Bắc Bộ
b/ Khu vực Đồng bằng:
+ Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn ( ĐB Sông Hồng, ĐB sông Cửu Long)
+ Đồng bằng duyên hải Trung Bộ
c/ Khu vực bờ biển & thềm lục địa

4. Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì?
- khí hậu Việt Nam phân hóa thành mấy vùng miền? Trình bày đặc điểm các vùng miền đó?
a/ Đặc điểm chung của khí hậu nước ta:
- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
- Tính chất đa dạng và thất thường
b/ Khí hậu Việt Nam phân hóa thành 4 vùng miền:
+ Miền khí hậu phíaBắc: Từ Hoành Sơn( Vĩ tuyến 180B) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông có mưa phùn ẩm ướt; mùa hè nóng – nhiều mưa.
+ Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Từ Hoành Sơn tới mũi Dinh – phan thiết ( 110B) có mùa mưa lệch hẳn về thu – đông.
+ Miền khí hậu phía Nam: bao gồm Nam Bộ & Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quang năm cao, với một mùa mưa & một mùa khô tương phản sâu sắc.
+ Miền khí hậu Biển Đông Việt Nam: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

5.Nước ta có mấy mùa khí hậu ? nêu đặc trưng khí hậu từng mùa?
Đặc trưng các mùa khí hậu ở nước ta: Có 2 mùa
a/ Mùa gió ĐB ( Mùa đông ) từ tháng 11 đến tháng 4:
- Tạo nên một mùa đông không thuần nhất trên cả nước trên cả nước:
+ Miền Bắc: mùa đông lạnh có mưa phùn
+ Miền Trung: Mùa đông không lạnh lắm, có lượng mưa tương đối lớn.
+ Miền Nam: Mùa khô – nóng kéo dài.
* Dạng thời tiết đặc biệt của mùa đông:
+ Sương muối, sương giá, rét đậm… ở miền Bắc
+ Hạn hán, khô nóng ở Tây Nguyên.
b/ Mùa gió Tây Nam ( Mùa hạ ) từ tháng 5 đến tháng 10:
- Tạo nên một mùa hạ nóng – ẩm có mưa to, gió lớn & dông bão diễn ra phổ biến trên cả nước ( lượng mưa 80% cả năm )
+ Riêng miền Trung có mùa mưa lệch hẳn vào cuối Hạ sang thu – đông
* Dạng thời tiết đặc biệt:
+ Gió Tây khô – nóng đầu mùa hạ (
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Thùy Linh
Dung lượng: 101,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)