On tap Dia 8 - tiet 43

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Bình | Ngày 24/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: On tap Dia 8 - tiet 43 thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

Tiết 43
Ôn tập địa 8
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình
Trường THCS An Sơn - Thủy Nguyên- Hải Phòng.
Nhóm 1: Tæng kÕt về đặc điểm của địa hình VN
Nhóm 2: Tæng kÕt về đặc điểm của khí hậu VN
Nhóm 3: Tæng kÕt về đặc điểm của sông ngòi VN
Nhóm 4: Tæng kÕt về đặc điểm của sinh vật VN
Tổ 1
A. Đặc điểm địa hình
I) Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình VN:
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích phần đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
+ Thấp dưới 1000m chiếm 85%
+ Cao trên 2000m chỉ chiếm 1%.
- Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn, mặt lồi hướng ra biển Đông dài 1400km, nhiều vùng núi lan sát biển hoặc bị nhấn chìm thành các quần đảo(Vịnh Hạ Long)
- Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ, bị chia cắt thành những khu vực nhỏ
II) Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên thành nhiều bậc kế tiếp nhau:
- Vận động Tân kiến tạo đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: Đồi núi, đồng bằng, thềm luc điạ biển .....
- Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển, hướng nghiêng chính là Tây Bắc - Đông Nam
- Địa hình nước ta có 2 hướng chính là hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung.
III) Đia hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động mạnh mẽ của con người:
+ Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ: Vùng địa hình Cat-xtơ tạo nhiều hang động...
+ Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều: Đê điều, hồ chứa nước, các đô thị, các công trình giao thông…
=> Địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người.
Câu 1: Dòng nào sau đây thể hiện đúng nhất đặc điểm địa hình của nước ta.
A. Địa hình nước ta được chia thành hai khu vực đồi núi và đồng bằng.
B. Địa hình nước ta được chia thành các khu vực đồng bằng, đồi núi và biển.
C. Địa hình nước ta được chia thành các khu vực đồng bằng, đồi núi bờ biển và thềm lục địa.
Câu 2: Điền tiếp vào chỗ trống sau để được thông tin hoàn chỉnh.
Đồi núi chiếm .diện tích đất liền, kéo dài liên tục từ .... . và được chia thành bốn vùng ........... .
3/4
bắc vào nam
Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
- Đồng bằng sông Cửu Long: lớn nhất (40.000km2) , thấp , nhiều kênh rạch, ngập lụt hàng năm, vẫn được bồi đắp tự nhiên.
- Đồng bằng Sông Hồng: rộng 15000km2 , cao , hệ thống đê dài 2700 km, nhiều ô trũng , không còn bồi đắp tự nhiên.
Trình bày sự giống và khác nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long?
Tổ 2
B. Đặc điểm khí hậu Việt Nam
I) Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm:
- Quanh năm cung cấp một nguồn nhiệt năng to lớn:
+ Bình quân: 1 triệu kilo calo/1m2 lãnh thổ, số giờ nắng cao đạt từ 3000 giờ/năm.
+ Nhiệt độ TB năm đạt >210C, tăng dần từ Bắc -> Nam
- Khí hậu chia làm 2mùa rõ rệt, phù hợp với 2 mùa gió:
+ Mùa hạ nóng, ẩm với gió Tây Nam.
+ Mùa đông lạnh, khô với gió mùa Đông Bắc.
- Lượng mưa TB năm lớn từ 1500 -> 2000mm/năm. Một số nơi đón gió có lượng mưa khá lớn TB > 2000mm/năm.
- Độ ẩm không khí cao TB>80%
II) Tính chất đa dạng, thất thường:
- Phân thành các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt: 4 miền.
- Ngoài ra khí hậu miền núi còn phân hoá theo độ cao, theo hướng sườn núi.
- Khí hậu nước ta rất thất thường ( có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão…)
2. Nội dung nào dưới đây không thuộc tính đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta :
A- Trong cùng thời gian, những tháng cuối năm và đầu năm ở
3 miền có nhiệt độ, lượng mưa rất khác nhau.
B- Nhiệt độ trung bình các nơi đều cao trên 210C.

C- Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh, năm rét sớm,
năm rét muộn.
D- Miền khí hậu phía nam nóng quanh năm với 2 mùa : mưa và
khô tương phản sâu sắc.
Đánh dấu " X " vào ô trống ý đúng nhất.
1 Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm ở nước ta được thể hiện :
A- Nhiệt độ trung bình năm cao trên 210C
B- Lượng mưa lớn ( từ 1500-2000mm/ năm) tập trung theo mùa.
C- Độ ẩm không khí rất cao ( trên 80%).
D- Cả 3 ý trên.
x
x
Em hãy tìm 1 số câu ca dao , tục ngữ nói về khí hậu, thời tiết ở nước ta hoặc ở địa phương em?
Tổ 3
C. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
I. Đặc điểmchung:
1) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp:
- Theo thống kê, nước tacó tới 2360 con sông dài > 10km.
+ Trong đó 93% là sông nhỏ , ngắn, diện tích lưu vực <500km2.
+ Các sông lớn chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta.
2) Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính:
- Hướng Tây Bắc - Đông Nam: S.Hồng, S.Đà, S.Cả, S.Mã…
- Hướng vòng cung: S. Cầu, S.Thương, S.Lục Nam…
3) Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước:
- Mùa lũ: Nước sông dâng cao, chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 -> 80% lượng nước cả năm.
- Mùa cạn: Chiếm 20 -> 30% lượng nước cả năm.
4) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn:
- Hàng năm sông đổ ra biển khoảng 839 tỉ m3 nước cùng > 200 triệu tấn phù sa.
II) Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông:
1) Giá trị của sông ngòi:
- Có giá trị hết sức to lớn về nhiều mặt:
+ Gắn với nền văn minh sông Hồng, với nghề trồng lúa nước.
+ Ngày nay sông ngòi tiếp tục phục vụ nhiều mặt trong đời sống, sản xuất. (Thủy điện, cung cấp thủy sản, nước cho sinh hoạt, nước cho sản xuất…)
2) Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm:
a) Thực trạng:
- Miền núi mùa mưa nước sông đục ngầu, gây nhiều lũ lụt có sức tàn phá lớn.
- Đồng bằng kinh tế phát triển, dân cư đông đúc nhiều khúc sông bị ô nhiễm nặng nề
b) Giải pháp:
- Nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước các dòng sông của mỗi người dân.
- Khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên
- Xử lí các loại nước thải trước khi thải ra sông, suối…
? Vì sao nước ta có rất nhiều sông suối ,song phần lớn là sông nhỏ ,ngắn và dốc ?Sông ngòi lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt ?
-Nước ta có rất nhiều sông suối là vì
+Nước ta có ¾ địa hình là đồi núi ,địa hình lại bị chia cắt phức tạp
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa vói chế độ mưa theo mùa tạo nên nhiều dòng chảy sông ,suối .
+ Lãnh thổ kéo dài từ bắc xuống nam ,hẹp từ tây sang đông ,với hướng nghiêng (độ dốc ) của địa hình phổ biến là nghiêng dần về biển ,tạo nên các sông nhỏ ,ngắn và dốc chảy từ trong đất liền đổ ra biển
Sông ngòi lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt vì
+Nguồn nước cung cấp cho sông ngòi chủ yếu là nước mưa .
+Nước ta có chế độ mưa theo mùa , mùa mưa tập trung từ 70-80% lượng nước ,mùa khô chỉ có 20-30% lượng nước ,vì thế vào mùa mưa sông ngòi đầy nước ,mùa khô sông ngòi cạn nước .
Để sông không bị ô nhiễm chúng ta phải làm gì ?Liên hệ với địa phương em ?
Miền núi là nơi bắt nguồn của các hệ thống sông ở nước ta ,do rừng ở đây bị chặt phá nhiều khiến cho nước mưa và bùn cát dồn nhanh xuống dòng sông ,gây ra những trận lũ dữ dội và đột ngột ,tàn phá mùa màng ,cuốn trôi nhà cửa ,gia súc và đe dọa đến tính mạng con người
Ở các vùng đồng bằng dân cư đông đúc kinh tế phát triển ,có nhiều dòng sông ,khúc sông đã bị ô nhiễm do nước thải sing hoạt từ các làng mạc ,đô thị ,nước thải từ các khu công nghiệp chưa qua xử lí đã thải ngay vào dòng sông
*Tại các đồng bằng chuyên canh cây lương thực,việc sử dụng bừa bãi phân hóa học ,thuốc trừ sâu , các chất kích thích …là những nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước ở các dòng sông .
Ở địa phương em vừa có các nhà máy ,xí nghiệp ,bệnh viện ,vừa canh tác đồng ruộng đã làm ô nhiễm nguồn nước sông ; ngoài ra còn rác thải bừa bãi của các chợ họp ngay bên bờ sông …
1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Nước ta có mạng lưới sông ngòi…….., phân bố…….., phần lớn là sông……..và…….. Hướng chảy của sông Việt Nam có 2 hướng chính là ….. …phù hợp với hướng của..….. Sông có chế độ nước theo mùa: …….và……, ứng với .…..và…. ..của khí hậu. Sông nước ta có lượng phù sa…….., hàng năm tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước trên ……..
(11)
(2)
(5)
(1)
(6)
(10)
(3)
(4)
(8)
(7)
(9)
2. Dòng chảy sông Gâm nằm ở phía Bắc Việt Nam chịu tác động của hướng núi:
a/ Vòng cung. b/ Đông bắc- Tây nam.
c/ Đông bắc- Tây Nam. d/ Tây bắc- Đông nam.
3. Dòng chảy sông Gâm nằm ở phía Bắc Việt Nam chịu tác động của hướng núi:
a/ 60- 70%. b/ 50- 60%.
c/ 80- 90%. d/ 70- 80%.
dày đặc. 2. rộng khắp. 3. ngắn.
4. dốc. 5. TB-ĐN và vòng cung. 6. Địa hình.
7. mùa lũ. 8. mùa cạn 9. Mùa mưa.
10. Mùa khô 11. rất lớn 12. 200 triệu.
(12)
Tổ 4
D. Đặc điểm sinh vật Việt Nam
1) Đặc điểm chung:
- Sinh vật VN rất phong phú và đa dạng:
+ Đa dạng về thành phần loài.
+ Đa dạng về gien di truyền.
+ Đa dạng về kiểu hệ sinh thái.
+ Đa dạng về công dụng sinh học.
2) Sự giàu có về thành phần loài sinh vật:
- Có tới 14600 loài thực vật, trong dó có 350 loài thực vật quý hiếm
- Có tới 11200 loài và phân loài động vật, trong dó có 365 loài động vật quý hiếm được ghi vào " Sách đỏ"
3) Sự đa dạng về hệ sinh thái:
a) Rừng ngập mặn:
- Rộng hàng trăm nghìn ha
- Phân bố: Vùng cửa sông và ven biển, ven hải đảo.
- Chủ yếu là tập đoàn cây đước, sú, vẹt.. cùng với hàng trăm loài tôm, cua, cá… và chim, thú.
b) Rừng nhiệt đới gió mùa:
- Có nhiều biến thể:
+ Rừng kín thường xanh: Cúc Phương, Ba Bể…
+ Rừng thưa rụng lá (rừng khộp): Tây Nguyên
+ Rừng tre, nứa: Việt Bắc
+ Rừng ôn đới núi cao: H Liên Sơn
c) Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn rừng quốc gia:
- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh: Ngày càng thu hẹp. Là nơi bảo vệ, phục hồi và phát triển những tài nguyên sinh học tự nhiên của nước ta.
- Hệ sinh thái rừng thứ sinh, trảng cỏ, cây bụi: Đang ngày càng mở rộng.
d) Hệ sinh thái nông nghiệp:
- Do con người tạo ra: Hệ sinh thái Nông - Lâm nghiệp như ruộng, vườn, ao, chuồng, hồ thủy sản hoặc rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp…
? Trình bày và giải thích đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam ? Nêu tên và sự phân bố các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta?
Trả lời
a. Đặc điểm chung
- SV nước ta phong phú về thành phần loài và hệ sinh thái do điều kiện sống và đủ ( đất , nước, khí hậu…) cho sinh vật khá thuận lợi.
- Nước ta có 14600 loài thực vật, 11200 loài và phân loài động vật.
- Nhiều loài được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam .
b. Các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta :
Hệ sinh tháiSự phân bốRừng ngập mặnVùng đất triều cửa sông, ven biển Rừng nhiệt đới gió mùa Vùng đồi núiKhu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia 11 rừng quốc gia chuyển từ rừng nguyên sinhNông nghiệpVùng nông thôn đồng bằng , trung du miền núi
Gấu bị nhốt
Lấy mật gấu
Khỉ ngâm rượu
Câu 1: Chọn các ý cột bên trái và phải ghép thành đáp án đúng.
3 + e
2 + c
1 + b
4 + a
5+ h
6 + d
Ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của mọi loài, kể cả con người.
Giảm sự điều hoà khí hậu
Thực, động vật bị tuyệt chủng.
Nơi sống của sinh vật bị phá huỷ.
Mất rừng
Lũ lụt (mùa mưa )
Khô hạn (mùa khô )
Đất bị xói mòn
Dòng chảy thất thường
Sông hồ, cảng nông dần, phải nạo vét . . .
Câu 2: Hãy hoàn thành sơ đồ thể hiện mối quan hệ nhân quả do mất rừng gây nên?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)