Ôn tập HKI

Chia sẻ bởi Hoàng Viết Quý | Ngày 04/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập HKI thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Câu hỏi trắC nghịêm
Chương 4: Biến dị
Câu 1 Mức độ đột biến gen có thể xảy ra ở:
a. Một cặp Nucleotit.
b. Một hay 1 số cặp Nuclêotit.
c. Hai cặp Nuclêôtít.
d. Toàn bộ cả phân tử ADN.
Câu 2 Cơ chế dẫn đến đột biến gen là:
a. Hiện tượng co xoắn của nhiễm sắc thể trong phân bào.
b. Hiện tượng tháo xoắn của NST trong phân bào.
c. Rối loạn trong quá trình tự nhân đôi của ADN.
d. Sự phân li của NST trong nguyên phân.
.
Câu 3 Hậu quả của đột biến gen là:
a. Tạo ra đặc điểm di truyền mới có lợi cho bản thân sinh vật.
b. Làm tăng khả năng thích nghi của cơ thể với môi trường sống.
c.Thường gây hại cho bản thân sinh vật.
d. Cả 3 hậu quả trên

Câu 4 Đặc điểm của đột biến gen lặn là:
a. Luôn biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể.
b. Luôn không biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể.
c. Chỉ biểu hiện khi ở trạng thái dị hợp.
d. Chỉ biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp.

Câu 5. Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể bao gồm:
a. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn.
b. Mất đoạn, chuyển đoạn, thêm đoạn, đảo đoạn.
c. Đảo đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn, mất đoạn.
d. Mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

Câu 6 Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc của NST là:
a. Do nhiễm sắc thể thường xuyên co xoắn trong phân bào.
b. Do tác động của các tác nhân vật lý, hoá học của ngoại cảnh.
c. Hiện tượng tự nhân đôi của nhiễm sắc thể.
d. Sự tháo xoắn của NST khi kết thúc phân bào.
Câu 7 Đột biến nào sau đây gây ra bệnh ung thư máu ở người:
a. Mất đoạn đầu, trên NST số 21 ở người.
b. Lặp đoạn giữa, trên NST số 23.
c. Đảo đoạn, trên NST giới tính X.
d. Chuyển đọan giữa NST số 21 và NST số 23 .
Câu 8 Dạng đột biến nào dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia:
a. Mất đoạn đầu, trên NST số 21 ở người.
b. Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính Enzim amilaza thủy phân tinh bột.
c. Đảo đoạn trên NST của cây đậu Hà lan.
d. Lặp đoạn trên NST của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng mắt.

Câu9 Đột biến NST bao gồm:
a. Lặp đoạn và đảo đọan NST.
b. Đột biến dị bội và chuyển đoạn NST.
c. Đột biến đa bội và mất đoạn NST.
d. Đột biến đa bội và đột biến dị bội trên NST.
Câu 10 Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở:
a. Toàn bộ các cặp NST trong tế bào.
b. ở 1 hay một số cặp NST nào đó trong tế bào.
c. Chỉ xảy ra ở NST giới tính.
d. Chỉ xảy ra ở NST thường.
Câu 11 Cơ chế phát sinh thể dị bội là do:
a. Cả bộ NST không phân li.
b. Đôi NST giới tính không phân li.
c. Đôi NST thường không phân li.
d. Một hoặc vài đôi NST không phân li.
Câu 12 Thể đột biến dị bội ở NST thường gặp ở người là:
a. Hội chứng XXY. c. Hội chứng đao
b. Hội chứng OY. d. Cả 3 hội chứng trên
.
.Câu 13 Thể đa bội thường gặp ở:
a.Người. c. Thực vật
b. Động vật. d. Vi sinh vật


Câu 14 Điểm khác nhau giữa thể đa bội chẵn và đa bội lẻ là:
a. Đa bội lẻ thường bất thụ, cho quả không hạt.
b. Đa bội chẵn có kích thước lớn hơn.
c. Đa bội lẻ sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt hơn.
d. Đa bội chẵn sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt hơn.

Câu 15 Bắp có 2n = 20. Phát biểu nào sau đây đúng:
a. Thể 3 nhiễm của bắp có 19 NST.
b. Thể 1 nhiễm của bắp có 21 NST.
c. Thể 3n của bắp có 30 NST.
d. Thể 4n của bắp có 38 NST.

Câu 16 Hoá chất nào sau đây thường được ứng dụng để gây đột biến đa bội ở cây trồng:
a. Axit phốtphoric. c. Cônxixin
b. Axit sunfuric. d. Cả 3 loại hoá chất trên
.
.
Câu 17 Đặc điểm của thực vật đa bội là:
a. Các cơ quan sinh dưỡng to nhiều so với thể lưỡng bội.
b. Tốc độ phát triển chậm.
c. Kém thích nghi và khả năng chống chịu với môi trường yếu.
d. ở cây trồng thường làm giảm năng suất.

Câu 18 Khái niệm thường biến.
a. Biến đổi kiểu hình do ngoại cảnh mà không biến đổi kiểu gen.
b. Biến đổi kiểu gen do ngoại cảnh mà không biến đổi kiểu hình.
c. Biến đổi kiểu hình mà không liên quan đến biến đổi kiểu gen.
d. Biến đổi kiểu hình do biến đổi kiểu gen.
Câu 19 Đặc điểm của thường biến là:
a. Các biến đổi do luyện tập kéo dài hoặc lặp đi lặp lại nhiều thế hệ đều di truyền được.
b. Thường biến có tính đồng loạt và không định hướng.
c. Thường biến có tính cá thể và định hướng.
d. Thường biến có tính đồng loạt, định hướng và không di truyền được.

Câu 20 ý nghĩa của thường biến.
a. Tạo ra sự đa dạng kiểu gen của sinh vật.
b. Giúp cho cấu trúc của NST hoàn thiện hơn.
c. Giúp sinh vật biến đổi hình thái để thích nghi với điều kiện sống.
d. Cả 3 ý nghĩa nêu trên.

Câu 21 Phát biểu nào sau đây sai:
a. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
b. Thường biến là biến dị không di truyền.
c. Mức phản ứng di truyền được.
d. Khả năng biểu hiện của thường biến không phụ thuộc vào kiểu gen.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Viết Quý
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)