ôn ky 2 van 7

Chia sẻ bởi Trần Vinh | Ngày 11/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: ôn ky 2 van 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2011-2012
Môn: Ngữ văn - Lớp 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2 điểm)
Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, Phạm Văn Đồng đã làm rỏ đức tính giản dị của Bác ở những phương diện nào? Bài văn đã sử dụng phép lập luận gì? Qua bài văn này, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống?
Câu 2: (2 điểm)
2.1- Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu?
2.2- Xác định cụm C-V để mở rộng câu trong những câu dưới đây. Cho biết trong mổi câu cụm C-V làm thành phần gì?
a. Mặt trời mọc khiến cho mọi vật đều thức dậy.
b. Cái bàn này chân đã hỏng.
Câu 3: (1 điểm)
Đặt một câu có sử dụng phép liệt kê với nội dung: Tả một số hoạt động trên sân trường của em trong giờ ra chơi.
Câu 4: (5 điểm)
Nhân dân ta thường khuyên nhau: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.






Câu 4: (5 điểm) - Bài văn
A- Mở bài: - Trong cuộc sống ai cũng muốn thành đạt.
- Kiên trì là đức tính quan trọng dẫn đến sự thành công
B- Thân bài:
- giải thích sơ lược về câu tục ngữ: Làm bất cứ việc gì dù là nhỏ nhất cũng phải kiên trì, nhẫn nại, cố gắng vượt qua mọi thử thách khó khăn thì mới thành công.
- Chứng minh bằng dẫn chứng:
+ Cuộc kháng chiến chóng xâm lược của nhân dân ta từ xưa đến nay.
+ Cuộc chiến đấu chống thiên nhiên bảo vệ môi trường.
+ Gương học tốt, lao động, sản xuất...
C- Kết bài:
- Kiên trì nhẫn nại sẽ thành công
- Đây là bài học cho mọi người.


ĐỀ THI HK II
MÔN: NGỮ
I. CÂU HỎI – BÀI TẬP ( 5 điểm)
Câu 1:
a) Viết 1 câu tục ngữ về con người và xã hội mà em thích. Ý nghĩa của câu tục ngữ đó là gì? (1đ)
b) Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy nêu vài dẫn chứng chứng minh sự giản dị của Bác. (1đ)
Câu 2 : Xác định câu đặc biệt có trong các câu sau và tác dụng của nó: (1đ)
a) Năm 1975. Các cánh quân đã sẵn sàng cho trận tấn công lịch sử.
b) Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ)
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (6-8 câu) nói về Ca Huế trong đó có dùng trạng ngữ. (Gạch dưới trạng ngữ ấy) ( 2đ)
II. LÀM VĂN ( 5 điểm)
Câu tục ngữ xưa “Uống nước nhớ nguồn” đã, đang và sẽ mãi mãi là cách sống đẹp của xã hội ta ngày nay. Hãy viết bài văn chứng minh điều ấy.

II. LÀM VĂN (5điểm)
- Yêu cầu về hình thức: Bài văn nghị luận với bố cục rõ ràng, chi tiết.
- Yêu cầu về nội dung: người viết phải trình bày được vấn đề cần nghị luận một cách mạch lạc, chặt chẽ về:
+ Giải thích sơ lược: “Uống nước nhớ nguồn” là gì ?
+ Những biểu hiện “Uống nước nhớ nguồn” trong gia đình (Những tình cảm, việc làm của thế hệ sau với thế hệ trước)
+ Những biểu hiện “Uống nước nhớ nguồn” trong nhà trường (Đối với truyền thống nhà trường, học sinh đối với thầy cô giáo …)
+ Những biểu hiện “Uống nước nhớ nguồn” trong xã hội (Kỉ niệm những ngày lịch sử, nhớ về cội nguồn, nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ …)
- Yêu cầu về kĩ năng: biết cách trình bày bài văn nghị luận chứng minh, làm rõ vấn đề và thuyết phục người đọc.

ĐỀ KIỂM TRA HK II MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học 2011 – 2012
Thời gian 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

Trắc nghiệm: (3đ)
Câu 1: Mục đích sử dụng phép tương phản của Phamj Duy Tốn trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” là:
Làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa sinh mạng của người dân và cuộc sống của bọn qua lại
Làm nổi bật cuộc sống xa hoa của tên quan phủ
Làm nổi bật số
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Vinh
Dung lượng: 94,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)