ÔN HÈ VĂN 7 BUỔI 2
Chia sẻ bởi Bùi Liển |
Ngày 28/04/2019 |
21
Chia sẻ tài liệu: ÔN HÈ VĂN 7 BUỔI 2 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Ca dao dân ca.
I.Khái niệm:
+ Ca dao dân ca thuộc loại trữ tình dân gian diễn tả đời sống nội tâm của con người.
+ Là những sáng tác của nhân dân lao động,được truyền miệng từ đời này sang đời khác.
+Ca dao là phần lời, có thể đọc như thơ trữ tình.
+ Dân ca là phần lời kết hợp với âm nhạc dân gian
(quan họ , chèo ,hò, lí ,hát ví ,hát ru...)
II.Nội Dung chính của Ca dao.
1.Ca dao về tình cảm gia đình.
Nói tới công lao của cha, mẹ, thể hiện tình cảm với cha mẹ ông bà, tình cảm anh chị em , tình nghĩa vợ chồng.
2 .Ca dao về tình yêu quê hương đất nước.
Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước,biểu hiện lòng yêu mến tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước,con người.
Ca dao về tình cảm gia đình
Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm, tối viếng mới đành dạ con.
Mẹ già là mẹ già chung,
Anh lo thang thuốc, em giùm cháo cơm.
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.
Con thơ tay ẵm tay bồng
Tay dắt mẹ chồng đầu bạc như bông.
Chiều chiều ra đứng ngả sau,
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Chiều chiều ra đứng bờ sông,
Ngó về quê mẹ mà lòng quặn đau.
Chẳng thà thất nghĩa cùng chồng,
Còn hơn bỏ mẹ nằm không một mình
Mẹ già như chuối chín cây
Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi.
Tay nâng đĩa muối, chén rau
Đặt lên cùng mẹ, ruột đau chín tầng
Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha, kính mẹ mới là chân tu.
(Văn học dân gian Việt Nam)
Ca dao về tình yêu quê hương đất nước
Chợ chùa một tháng sáu phiên
Mời anh đi chợ thăm miền quê ta.
Xanh mát là chị hàng na,
Mặn mà hàng muối, ngọt hoa hàng đường.
Thơm ngát là chị hàng hương,
Tao tanh hàng cá, phô trương hàng vàng;
Bộn bề là chị hàng đan,
Bán rổ, bán cá, bán sàng bán nia
Nghênh ngang là chị hàng cua,
Hàng ếch nhấp nhổm, người mua cũng nhiều.
Hàng khoai đông suốt sớm chiều,
Người quen kẻ lạ cũng đều ngợi khen.
(Sưu tầm)
3.Ca dao than thân .
Là lời than về cuộc đời đau khổ đắng cay của người lao động, tố cáo phản kháng xã hội Phong kiến chà đạp lên quyền sống của con người.
4.Ca dao châm biếm(cười cợt).
Phê phán những thói hư tật xấu ,phơi bày những sự việc đáng cười trong xã hội.
NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thuơng thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
__________________
Nội dung bài là lời của người lao động tỏ sự đồng cảm đối với những người cùng khổ. "Thương thay" là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa.
*Từ "thương thay" được lặp lại bốn lần tạo cho nó sắc thái ý nghĩa như sau:
- Mỗi lần lặp lại là một nỗi xót thương đối với những người lao động nghèo khổ, trong đó, cũng là lời than vãn cho thân phận mình. Mỗi lần lặp lại "thương thay" dường như nỗi xót thương ấy thêm thấm sâu tận đáy lòng.
- Sự lặp lại từ này nhiều lần còn bao hàm ý nghĩa rộng hơn - Nỗi xót thương cho tất cả những người dân thấp cổ bé họng phải chịu nhiều oan ức
Trong bài ca dao, tác giả dân gian thường mượn hình ảnh các con vật như một phương tiện để than thở về mình. Qua đó, cũng cho thấy sự đồng cảm sâu sắc của người lao động đối với các con vật đã gắn bó với họ, vì cuộc đời của họ có khác gì cuộc sống của chúng.
Quanh năm suốt tháng người lao động luôn cơ cực nhưng luôn bị bòn rút sức lực chẳng khác chi con tằm phải nằm nhả tơ cho bọn áp bức bóc lột. Vì thế, suốt đời họ dù phải cần cù như con kiến đi tìm mồi mà vẫn thiếu ăn. Cho nên, dù người nông dân có cố gắng như con hạc "lánh đường mây" nhưng cuộc sống vẫn cứ phiêu bạt, lận đận và vô vọng. Những oan trái trên, với thân phận thấp cổ bé họng, người lao động trong xã hội cũ "Dẫu kêu ra máu có người nào nghe" ko có một lẽ công bằng nào soi tỏ cho họ.
Tất cả những nỗi thương thân và than thân đó được gửi gắm qua những hình ảnh ẩn dụ thật tài tình, cộng với lối thơ lục bát mượt mà, ngọt ngào khiến ta thấm được nỗi khổ nhiều bề của dân ta ngày trước và đã làm nhức nhối lòng ta mãi đến giờ.
__________________
3. Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Bài ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. "Thân em như trái bần trôi". Trong ca dao Nam bộ, hình ảnh trái bần cũng như mù u, sầu riêng, thường gợi đến cuộc đời nghèo khổ, buồn đau, đắng cay. Hình ảnh so sánh được miêu tả bổ sung bằng các chi tiết "gió dập", "sóng dồi", "biết tấp vào đâu". Các chi tiết ấy gợi lên cuộc đời người phụ nữ quá nhỏ bé, số phận họ thật là lênh đênh, chìm nổi trong sự mông mênh của xã hội ngày xưa. Họ ko mảy may có 1 quyền tự quyết nào về chính bản thân mình cả. Người phụ nữ là hiện thân của nỗi đau khổ ngày xưa.
II. Luyện tập
Bài tập 1: Điền vào chỗ trống những nhóm từ sau cho phù hợp với mỗi câu ca dao:Quả xoài trên cây, cái chổi đầu hè, củ ấu gai, lá đài bi.
A:Thân em như.....
Để ai mưa nắng đi về chùi chân.
B: Thân em như....
Ngày thì dãi gió đêm thì dầm sương.
C: Thân em như......
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
D: Thân em như.....
Gió đông gió tây gió nam gió bắc nó đánh lúc la lúc lắc trên cành.
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng.
Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
Thân em như trái xoài trên cây
Gió đông, gió tây,gió nam,gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?
Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?
Thân em như tấm lụa đào
Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai
Thân em làm lẽ vô duyên
mỗi ngày một trận đòn ghen tơi bời
ai ơi ở vậy cho rồi
còn hơn lấy lẽ chồng người khổ ta!
Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng, người thô tham dày.
Thân em như cái chổi để đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân
Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.
Thân em như đóa hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Thân em như phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chua đồi bia
Thân em như hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay
Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tát về đâu
Thân em như con cá rô thia
Ra sông mắc lưới, vào đìa mắc câu
Thân em như cái cọc rào
Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền.
Bài tập 2:
Chọn một bài ca dao em thích phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao đó?
I.Khái niệm:
+ Ca dao dân ca thuộc loại trữ tình dân gian diễn tả đời sống nội tâm của con người.
+ Là những sáng tác của nhân dân lao động,được truyền miệng từ đời này sang đời khác.
+Ca dao là phần lời, có thể đọc như thơ trữ tình.
+ Dân ca là phần lời kết hợp với âm nhạc dân gian
(quan họ , chèo ,hò, lí ,hát ví ,hát ru...)
II.Nội Dung chính của Ca dao.
1.Ca dao về tình cảm gia đình.
Nói tới công lao của cha, mẹ, thể hiện tình cảm với cha mẹ ông bà, tình cảm anh chị em , tình nghĩa vợ chồng.
2 .Ca dao về tình yêu quê hương đất nước.
Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước,biểu hiện lòng yêu mến tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước,con người.
Ca dao về tình cảm gia đình
Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm, tối viếng mới đành dạ con.
Mẹ già là mẹ già chung,
Anh lo thang thuốc, em giùm cháo cơm.
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.
Con thơ tay ẵm tay bồng
Tay dắt mẹ chồng đầu bạc như bông.
Chiều chiều ra đứng ngả sau,
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Chiều chiều ra đứng bờ sông,
Ngó về quê mẹ mà lòng quặn đau.
Chẳng thà thất nghĩa cùng chồng,
Còn hơn bỏ mẹ nằm không một mình
Mẹ già như chuối chín cây
Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi.
Tay nâng đĩa muối, chén rau
Đặt lên cùng mẹ, ruột đau chín tầng
Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha, kính mẹ mới là chân tu.
(Văn học dân gian Việt Nam)
Ca dao về tình yêu quê hương đất nước
Chợ chùa một tháng sáu phiên
Mời anh đi chợ thăm miền quê ta.
Xanh mát là chị hàng na,
Mặn mà hàng muối, ngọt hoa hàng đường.
Thơm ngát là chị hàng hương,
Tao tanh hàng cá, phô trương hàng vàng;
Bộn bề là chị hàng đan,
Bán rổ, bán cá, bán sàng bán nia
Nghênh ngang là chị hàng cua,
Hàng ếch nhấp nhổm, người mua cũng nhiều.
Hàng khoai đông suốt sớm chiều,
Người quen kẻ lạ cũng đều ngợi khen.
(Sưu tầm)
3.Ca dao than thân .
Là lời than về cuộc đời đau khổ đắng cay của người lao động, tố cáo phản kháng xã hội Phong kiến chà đạp lên quyền sống của con người.
4.Ca dao châm biếm(cười cợt).
Phê phán những thói hư tật xấu ,phơi bày những sự việc đáng cười trong xã hội.
NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thuơng thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
__________________
Nội dung bài là lời của người lao động tỏ sự đồng cảm đối với những người cùng khổ. "Thương thay" là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa.
*Từ "thương thay" được lặp lại bốn lần tạo cho nó sắc thái ý nghĩa như sau:
- Mỗi lần lặp lại là một nỗi xót thương đối với những người lao động nghèo khổ, trong đó, cũng là lời than vãn cho thân phận mình. Mỗi lần lặp lại "thương thay" dường như nỗi xót thương ấy thêm thấm sâu tận đáy lòng.
- Sự lặp lại từ này nhiều lần còn bao hàm ý nghĩa rộng hơn - Nỗi xót thương cho tất cả những người dân thấp cổ bé họng phải chịu nhiều oan ức
Trong bài ca dao, tác giả dân gian thường mượn hình ảnh các con vật như một phương tiện để than thở về mình. Qua đó, cũng cho thấy sự đồng cảm sâu sắc của người lao động đối với các con vật đã gắn bó với họ, vì cuộc đời của họ có khác gì cuộc sống của chúng.
Quanh năm suốt tháng người lao động luôn cơ cực nhưng luôn bị bòn rút sức lực chẳng khác chi con tằm phải nằm nhả tơ cho bọn áp bức bóc lột. Vì thế, suốt đời họ dù phải cần cù như con kiến đi tìm mồi mà vẫn thiếu ăn. Cho nên, dù người nông dân có cố gắng như con hạc "lánh đường mây" nhưng cuộc sống vẫn cứ phiêu bạt, lận đận và vô vọng. Những oan trái trên, với thân phận thấp cổ bé họng, người lao động trong xã hội cũ "Dẫu kêu ra máu có người nào nghe" ko có một lẽ công bằng nào soi tỏ cho họ.
Tất cả những nỗi thương thân và than thân đó được gửi gắm qua những hình ảnh ẩn dụ thật tài tình, cộng với lối thơ lục bát mượt mà, ngọt ngào khiến ta thấm được nỗi khổ nhiều bề của dân ta ngày trước và đã làm nhức nhối lòng ta mãi đến giờ.
__________________
3. Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Bài ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. "Thân em như trái bần trôi". Trong ca dao Nam bộ, hình ảnh trái bần cũng như mù u, sầu riêng, thường gợi đến cuộc đời nghèo khổ, buồn đau, đắng cay. Hình ảnh so sánh được miêu tả bổ sung bằng các chi tiết "gió dập", "sóng dồi", "biết tấp vào đâu". Các chi tiết ấy gợi lên cuộc đời người phụ nữ quá nhỏ bé, số phận họ thật là lênh đênh, chìm nổi trong sự mông mênh của xã hội ngày xưa. Họ ko mảy may có 1 quyền tự quyết nào về chính bản thân mình cả. Người phụ nữ là hiện thân của nỗi đau khổ ngày xưa.
II. Luyện tập
Bài tập 1: Điền vào chỗ trống những nhóm từ sau cho phù hợp với mỗi câu ca dao:Quả xoài trên cây, cái chổi đầu hè, củ ấu gai, lá đài bi.
A:Thân em như.....
Để ai mưa nắng đi về chùi chân.
B: Thân em như....
Ngày thì dãi gió đêm thì dầm sương.
C: Thân em như......
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
D: Thân em như.....
Gió đông gió tây gió nam gió bắc nó đánh lúc la lúc lắc trên cành.
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng.
Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
Thân em như trái xoài trên cây
Gió đông, gió tây,gió nam,gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?
Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?
Thân em như tấm lụa đào
Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai
Thân em làm lẽ vô duyên
mỗi ngày một trận đòn ghen tơi bời
ai ơi ở vậy cho rồi
còn hơn lấy lẽ chồng người khổ ta!
Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng, người thô tham dày.
Thân em như cái chổi để đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân
Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.
Thân em như đóa hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Thân em như phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chua đồi bia
Thân em như hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay
Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tát về đâu
Thân em như con cá rô thia
Ra sông mắc lưới, vào đìa mắc câu
Thân em như cái cọc rào
Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền.
Bài tập 2:
Chọn một bài ca dao em thích phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao đó?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Liển
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)