ÔN HÈ VĂN 7 BUỔI 1
Chia sẻ bởi Bùi Liển |
Ngày 28/04/2019 |
21
Chia sẻ tài liệu: ÔN HÈ VĂN 7 BUỔI 1 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
ÔN TẬP HÈ VĂN 8
NỘI DUNG ÔN TẬP :
TIẾNG VIÊT:
VĂN:
TẬP LÀ VĂN:
PHẦN TIẾNG VIỆT
TỪ VỰNG:
TỪ LOẠI;
CÂU CHIA THEO MỤC ĐÍCH NÓI, CÂU CHIA THEO CẤU TRÚC NGỮ PHÁP:
MỘT SỐ BIÊN PHÁP TU TỪ TRONG CÂU:
PHẦN CẢM THỤ VĂN HỌC
VĂN HỌC DÂN GIAN(Tục ngữ, ca dao, dân ca...)
VĂN HỌC VIẾT( Một số tác phẩm tiêu biểu chương trình ngữ văn lớp 7).
Các đoạn phim tư liệu minh họa những tác phẩm tiêu biểu trong chương trình văn THCS.
TẬP LÀM VĂN
Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận chứng minh, giải thích, biểu cảm:
tìm hiểu đề.
Tìm ý
Lập dàn ý
viết bài
Soát lại bài.
TỪ GHÉP
A. Khái niệm :
- Từ ghép là những từ do hai hoặc nhiều tiếng có nghĩa tạo thành.
- Ví dụ : hoa + lá = hoa lá.
học + hành = học hành.
- Chú ý : Trong Tiếng việt phần lớn từ ghép có 2 tiếng
B. Phân loại :
1. Từ ghép chính phụ:
- ghép các tiếng không ngang hàng với nhau.
- Tiếng chính làm chỗ dựa, tiếng phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
-Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn, cụ thể hơn nghĩa của tiếng chính.
- Trong từ ghép chính phụ , thường tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
- Ví dụ : +Bút : bút máy, bút chì, bút bi…
+ Làm : làm thật, làm dối, làm giả…
2. Từ ghép đẳng lập:
-Ghép các tiếng ngang hàng với nhau về nghĩa .
-Giữa các tiếng dung để ghép có quan hệ bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp.
_ Nghĩa của từ ghép đẳng lập chung hơn , khái quát hơn nghĩa của các tiếng dung để ghép.
- Có thể đảo vị trí trước sau của các tiếng dùng để ghép.
- Ví dụ : _ Áo + quần quần áoquần áo
_ Xinh+ tươi Xinh tươi tươi xinh.
C. Bài tập :
Bài tập 1 :
Khoanh tròn vào chữ các đứng trước câu trả lời đúng :
Từ ghép chính phụ là từ ghép như thế nào ?
A . Từ có hai tiếng có nghĩa .
B . Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa .
C . Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp .
D . Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính .
D
Bài tập 2 :
Hãy sắp xếp các từ sau đây vào bảng phân loại từ ghép:
Học hành ,nhà cửa , xoài tượng, nhãn lồng , chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp ,vôi ve, nhà khách, nhà nghỉ.
Bài tập 2:
Từ ghép chính phụ:,, xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, xe đạp,, nhà khách, nhà nghỉ.
Từ ghép đẳng lập: Nhà cửa, làm ăn, đất cát, Học hành, vôi ve
Bài tập 3 :
Nối một từ ở cột A với một từ ở cột B để tạo thành một từ ghép có nghĩa.
A
Bút
Xanh
Mưa
Vôi
Thích
Mùa
B
tôi
mắt
bi
gặt
ngắt
ngâu
Nguồn gốc tên gọi
Ngày xưa có nàng Chức Nữ là con gái yêu của Trời suốt ngày chăm chỉ dệt vải. Trời xe duyên với một chàng trai được người được nết tên là Ngưu Lang. Chàng lo chăm sóc đàn trâu của nhà Trời. Hai người sống rất hạnh phúc. Tuy nhiên chỉ suốt ngày bên nhau cho nên đã chênh mảng công việc Trời giao. Khung cửi bỏ không, đàn trâu gầy đói. Trời giận dữ đầy cả hai xuống bờ sông Ngâu, nhưng bắt mỗi người ở một bên bờ. Mỗi năm Trời chỉ cho hai người gặp nhau một lần vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch. Vào ngày ấy, bao giờ cũng mưa dầm dề, đó là nước mắt của cả Ngưu Lang lẫn Chức Nữ. Nhân dân gọi đó là mưa Ngâu (đọc chệch chữ Ngưu). Những vợ chồng trẻ vì nhiệm vụ hay vì một hoàn cảnh nào đó mà luôn phải xa cách nhau thường được ví là "như vợ chồng Ngâu".
Theo truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ thì mỗi khi Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau, họ đã khóc và nước mắt của họ rơi xuống trần gian hoá thành cơn mưa, đó chính là mưa Ngâu. Do vậy, người ta còn gọi họ là ông Ngâu bà Ngâu. Truyện kể rằng, cứ sau khi hàn huyên tâm sự, họ lại khóc cho nên các cơn mưa mới không liên tục, lúc mưa, lúc tạnh.
Thi sĩ Vương Bột đời Đường đã viết "Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc" (nghĩa là Nước mùa thu cùng bầu trời bao la hòa làm một màu) để viết về khung cảnh thiên nhiên của thời tiết này vào mùa thu.
[sửa]Phong tục
Cũng vì lý do này nên ở Việt Nam, người ta không tổ chức đám cưới vào tháng 7 âm lịch (tháng mưa Ngâu) vì có mưa dầm suốt tháng đồng thời lại có thể có gió bão và kiêng kị cho cuộc sống vợ chồng trẻ sau này có thể bị chia ly, chỉ gặp nhau một năm một lần giống vợ chồng Ngâu.
Bài tập 4 :
Xác định từ ghép trong các câu sau :
a. Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
b. Nếu không có điệu Nam ai
Sông Hương thức suốt đêm dài làm chi.
Nếu thuyền độc mộc mất đi
Thì hồ Ba Bể còn gì nữa em.
c.Ai ơi bưng bát cơm đầy.
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Xác định từ ghép trong các câu sau
Từ ghép đẳng lập
a, Ăn ngủ .
c, Dẻo thơm .
Từ ghép chính phụ.
b, Điệu Nam Ai, sông Hương, thuyền độc mộc, Ba Bể.
c, Bát cơm .
Bài tập 5 :
Tìm các từ ghép trong đoạn văn sau và cho chúng vào bảng phân loại :
“ Mưa phùn đem mùa xuân đến , mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ . Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao . Mầm cây sau sau , cây nhội hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác .
…Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi ấm áp . Cái cây được cho uống thuốc.”
Từ ghép chính phụ
Mưa phùn , mùa xuân , chân mạ , dây khoai , cây cà chua , xanh rợ , mầm cây , cây nhôi.
Cây bàng , cây bằng lăng , mùa hạ , mưa bụi , uống thuốc .
II. TỪ LÁY
A. Khái niệm :
- Từ láy là một kiểu từ phức đặc biệt có sự hòa phối âm thanh, có tác dụng tạo nghĩa giữa các tiếng. Phần lớn từ láy trong Tiếng Việt được tạo ra bằng cách láy tiếng gốc có nghĩa.
- Ví dụ : + Khéo khéo léo.
+ Xinh xinh xắn.
B. Phân loại :
1. Từ láy toàn bộ :
- Láy toàn bộ giữ nguyên thanh điệu:
Ví dụ : xanh xanh xanh.
- Láy toàn bộ có biến đổi thanh điệu:
Ví dụ : đỏ đo đỏ
2. Láy bộ phận:
- Láy phụ âm đầu :
Ví dụ : Phất phất phơ
- Láy vần :
Ví dụ : xao lao xao.
C. Tác dụng :
- Từ láy giàu giá trị gợi tả và biểu cảm. Có từ láy làm giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh sắc thái ý nghĩa so với từ gốc. Từ láy tượng hình có giá trị gợi tả đường nét, hình dáng màu sắc của sự vật.Từ láy tượng thanh gợi tả âm thanh. Lúc nói và viết biết sử dụng từ láy sẽ làm cho câu văn câu thơ giàu hình tượng , nhạc điệu.
- Ví dụ :
“ Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà .”
Bài tập 1.
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng .
1. Từ láy là gì ?
A. Từ có nhiều tiếng có nghĩa.
B.Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu.
C. Từ có các tiếng giống nhau về vần.
D.Từ có sự hòa phối âm thanh dựa trên cơ sở một tiếng có nghĩa.
2.Trong những từ sau từ nào không phải từ láy.
A. Xinh xắn. B.Gần gũi.
C. Đông đủ. D.Dễ dàng.
ĐÁP ÁN
D.Dễ dàng.
3.Trong những từ sau từ nào là từ láy toàn bộ ?
A. Mạnh mẽ. B. Ấm áp.
C. Mong manh. D. Thăm thẳm.
ĐÁP ÁN
D. Thăm thẳm.
Bài tập 2:
Hãy sắp xếp các từ sau vào bảng phân loại từ láy :
“Long lanh, khó khăn , vi vu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thoang thoảng,nhỏ nhắn,ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu. ”
Từ láy toàn bộ: Ngời ngời, hiu hiu, loang loáng, thăm thẳm.
Từ láy bộ phận: Long lanh , khó khăn, nhỏ nhắn, bồn chồn, lấp lánh.
Bài tập 3.
Điền thêm các từ để tạo thành từ láy.
- Rào …. ;….bẩm;….tùm;…nhẻ;…lùng;…chít;trong…;ngoan…;
lồng…; mịn…; bực….;đẹp….
- Rào rào , lẩm bẩm , um tùm , nhỏ nhẻ , lạnh lùng ,chi chít , trong trắng , ngoan ngoãn , lồng lộn , mịn màng , bực bội , đẹp đẽ .
III . Tõ H¸n ViÖt :
A. Khái niệm:
- Từ Hán Việt là từ gốc Hán nhưng được đọc theo cách Việt, viết bằng chữ cái la-tinh và đặt vào trong câu theo văn phạm Việt Nam.
- Ví dụ : Sính lễ, trưởng thành , gia nhân…
*Chú ý :
-Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt:
+ Ví dụ : Xuất /quỷ / nhập / thần 4 chữ,4 tiếng, 4 yếu tố Hán Việt.
- Có yếu tố Hán Việt được dùng độc lập:
+ Ví dụ : Sơn , thủy, thiên, địa, phong ,vân…
- Có yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập, hoặc ít được dùng độc lập mà chỉ được dùng để tạo từ ghép.
+ Ví dụ : Tiệt nhiên, như hà, nhữ đẳng…
- Có yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng khác nghĩa.
+ Ví dụ :
Hữu- bạnTình bằng hữu.
Hữu- bên phải Hữu ngạn sông Hồng.
Hữu- có Hữu danh vô thực.
B. Từ ghép Hán Việt
1. Từ ghép đẳng lập :
* Do hai hoặc nhiều tiếng Hán Việt có nghĩa tạo thành.
- Ví dụ :
+ Quốc gia Quốc (nước) + gia (nhà)
2. Từ ghép chính phụ .
* Từ ghép chính phụ Hán Việt được ghép theo 2 kiểu:
- Tiếng chính đứng trước , tiếng phụ đứng sau.
+ Ví dụ : Ái quốc, đại diện, hữu hiệu…
- Tiếng phụ đứng trước , tiếng chính đứng sau:
+ Ví dụ : Quốc kì, hồng ngọc, mục đồng , ngư ông…
C. Sử dụng từ Hán Việt :
- Phải hiểu nghĩa của từ Hán Việt để sử dụng cho đúng , cho hợp lí , cho hay lúc giao tiếp, để hiểu đúng văn bản nhất là thơ văn cổ .
Tiếng Việt trong sáng ,giàu đẹp một phần do cha ông ta đã sử dụng một cách sáng tạo từ Hán Việt .
- Sử dụng từ Hán Việt đúng cảnh, đúng tình, đúng người… có thể tạo nên không khí trang nghiêm, trọng thể, biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng lúc giao tiếp. Từ Hán Việt có thể làm cho thơ văn thêm đẹp: cổ kính, hoa mĩ, trang trọng và trang nhã .
Bài tập 1 :
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
1 . Chữ “thiên”trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời ” ?
A . Thiên lí .
B. Thiên thư .
C . Thiên hạ .
D . Thiên thanh .
2 . Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập ?
A . Xã tắc .
B . Quốc kì .
C . Sơn thủy .
D . Giang sơn .
Bài tập 2 :
Giải thích ý nghĩa của các yếu tố Hán – Việt trong thành ngữ sau :
“ Tứ hải giai huynh đệ ”
- Tứ : bốn
Hải : biển .
- Giai : đều .
- Huynh : anh
Bốn biển đều là anh em .
III . Từ đồng nghĩa
A . Khái niệm :
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau .
- Ví dụ :
Mùa hè – mùa hạ , quả - trái , sinh - đẻ ….
B. Phân loại :
1 . Từ đồng nghĩa hoàn toàn :
- Là những từ có ý nghĩa tương tự nhau , không có sắc thái ý nghĩa khác nhau .
+ “ Áo chàng đỏ tựa ráng pha ,
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in .”
( Chinh phụ ngâm )
+ “Khuyển mã chí tình ”
( Cổ ngữ )
2 . Từ đồng nghĩa không hoàn toàn :
- Là những từ có nghĩa gần giống nhau nhưng sắc thái ý nghĩa khác nhau .
Ví dụ :
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” .
( Hồ Chí Minh )
“Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng ”.
( Việt Bắc – Tố Hữu )
C . Bài tập :
Bài tập 1 :
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
1 . Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “thi nhân ” ?
A . Nhà văn .
B . Nhà thơ .
C . Nhà báo .
D . Nghệ sĩ .
B . Nhà thơ .
BÀI TẬP
2 . Yếu tố “tiền” trong từ nào sau đây không cùng nghĩa với những yếu tố còn lại ?
A . Tiền tuyến .
B . Tiền bạc .
C . Cửa tiền .
D . Mặt tiền .
B . Tiền bạc .
Bài tập 2 :
Điền từ thích hợp vào các câu dưới đây : “ Nhanh nhảu , nhanh nhẹn , nhanh chóng ” .
a) Công việc đã được hoàn thành ……………….
b) Con bé nói năng …………………
c) Đôi chân Nam đi bóng rất …………………
Bài tập 3 :
Xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa.
Chết, nhìn, cho, chăm chỉ, hi sinh, cần cù, nhòm, siêng năng, tạ thế, biếu, cần mẫn, thiệt mạng, liếc, tặng, dòm, chịu khó .
Từ đồng nghĩa hoàn toàn Chăm chỉ , cần cù , siêng năng , cần mẫn , chịu khó ,
Từ đồng nghĩa không hoàn toàn Chết, hi sinh, tạ thế, thiệt mạng ,cho, biếu, tặng, nhìn, liếc , nhòm, dòm
Bài tập 4 : Cho đoạn thơ:
" Trên đường cát mịn một đôi
Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Tay lần tràn hạt miệng nam mô"
(Nguyễn Bính)
a) Tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm.
b) Đặt câu với các từ em vừa tìm được.
đỏ - đào,
đen – thâm,
bạc – trắng
Bài tập 5 :
Viết một đoạn văn khoảng 8 – 12 câu ( chủ đề ngày khai trường ) trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa .
NỘI DUNG ÔN TẬP :
TIẾNG VIÊT:
VĂN:
TẬP LÀ VĂN:
PHẦN TIẾNG VIỆT
TỪ VỰNG:
TỪ LOẠI;
CÂU CHIA THEO MỤC ĐÍCH NÓI, CÂU CHIA THEO CẤU TRÚC NGỮ PHÁP:
MỘT SỐ BIÊN PHÁP TU TỪ TRONG CÂU:
PHẦN CẢM THỤ VĂN HỌC
VĂN HỌC DÂN GIAN(Tục ngữ, ca dao, dân ca...)
VĂN HỌC VIẾT( Một số tác phẩm tiêu biểu chương trình ngữ văn lớp 7).
Các đoạn phim tư liệu minh họa những tác phẩm tiêu biểu trong chương trình văn THCS.
TẬP LÀM VĂN
Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận chứng minh, giải thích, biểu cảm:
tìm hiểu đề.
Tìm ý
Lập dàn ý
viết bài
Soát lại bài.
TỪ GHÉP
A. Khái niệm :
- Từ ghép là những từ do hai hoặc nhiều tiếng có nghĩa tạo thành.
- Ví dụ : hoa + lá = hoa lá.
học + hành = học hành.
- Chú ý : Trong Tiếng việt phần lớn từ ghép có 2 tiếng
B. Phân loại :
1. Từ ghép chính phụ:
- ghép các tiếng không ngang hàng với nhau.
- Tiếng chính làm chỗ dựa, tiếng phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
-Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn, cụ thể hơn nghĩa của tiếng chính.
- Trong từ ghép chính phụ , thường tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
- Ví dụ : +Bút : bút máy, bút chì, bút bi…
+ Làm : làm thật, làm dối, làm giả…
2. Từ ghép đẳng lập:
-Ghép các tiếng ngang hàng với nhau về nghĩa .
-Giữa các tiếng dung để ghép có quan hệ bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp.
_ Nghĩa của từ ghép đẳng lập chung hơn , khái quát hơn nghĩa của các tiếng dung để ghép.
- Có thể đảo vị trí trước sau của các tiếng dùng để ghép.
- Ví dụ : _ Áo + quần quần áoquần áo
_ Xinh+ tươi Xinh tươi tươi xinh.
C. Bài tập :
Bài tập 1 :
Khoanh tròn vào chữ các đứng trước câu trả lời đúng :
Từ ghép chính phụ là từ ghép như thế nào ?
A . Từ có hai tiếng có nghĩa .
B . Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa .
C . Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp .
D . Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính .
D
Bài tập 2 :
Hãy sắp xếp các từ sau đây vào bảng phân loại từ ghép:
Học hành ,nhà cửa , xoài tượng, nhãn lồng , chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp ,vôi ve, nhà khách, nhà nghỉ.
Bài tập 2:
Từ ghép chính phụ:,, xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, xe đạp,, nhà khách, nhà nghỉ.
Từ ghép đẳng lập: Nhà cửa, làm ăn, đất cát, Học hành, vôi ve
Bài tập 3 :
Nối một từ ở cột A với một từ ở cột B để tạo thành một từ ghép có nghĩa.
A
Bút
Xanh
Mưa
Vôi
Thích
Mùa
B
tôi
mắt
bi
gặt
ngắt
ngâu
Nguồn gốc tên gọi
Ngày xưa có nàng Chức Nữ là con gái yêu của Trời suốt ngày chăm chỉ dệt vải. Trời xe duyên với một chàng trai được người được nết tên là Ngưu Lang. Chàng lo chăm sóc đàn trâu của nhà Trời. Hai người sống rất hạnh phúc. Tuy nhiên chỉ suốt ngày bên nhau cho nên đã chênh mảng công việc Trời giao. Khung cửi bỏ không, đàn trâu gầy đói. Trời giận dữ đầy cả hai xuống bờ sông Ngâu, nhưng bắt mỗi người ở một bên bờ. Mỗi năm Trời chỉ cho hai người gặp nhau một lần vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch. Vào ngày ấy, bao giờ cũng mưa dầm dề, đó là nước mắt của cả Ngưu Lang lẫn Chức Nữ. Nhân dân gọi đó là mưa Ngâu (đọc chệch chữ Ngưu). Những vợ chồng trẻ vì nhiệm vụ hay vì một hoàn cảnh nào đó mà luôn phải xa cách nhau thường được ví là "như vợ chồng Ngâu".
Theo truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ thì mỗi khi Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau, họ đã khóc và nước mắt của họ rơi xuống trần gian hoá thành cơn mưa, đó chính là mưa Ngâu. Do vậy, người ta còn gọi họ là ông Ngâu bà Ngâu. Truyện kể rằng, cứ sau khi hàn huyên tâm sự, họ lại khóc cho nên các cơn mưa mới không liên tục, lúc mưa, lúc tạnh.
Thi sĩ Vương Bột đời Đường đã viết "Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc" (nghĩa là Nước mùa thu cùng bầu trời bao la hòa làm một màu) để viết về khung cảnh thiên nhiên của thời tiết này vào mùa thu.
[sửa]Phong tục
Cũng vì lý do này nên ở Việt Nam, người ta không tổ chức đám cưới vào tháng 7 âm lịch (tháng mưa Ngâu) vì có mưa dầm suốt tháng đồng thời lại có thể có gió bão và kiêng kị cho cuộc sống vợ chồng trẻ sau này có thể bị chia ly, chỉ gặp nhau một năm một lần giống vợ chồng Ngâu.
Bài tập 4 :
Xác định từ ghép trong các câu sau :
a. Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
b. Nếu không có điệu Nam ai
Sông Hương thức suốt đêm dài làm chi.
Nếu thuyền độc mộc mất đi
Thì hồ Ba Bể còn gì nữa em.
c.Ai ơi bưng bát cơm đầy.
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Xác định từ ghép trong các câu sau
Từ ghép đẳng lập
a, Ăn ngủ .
c, Dẻo thơm .
Từ ghép chính phụ.
b, Điệu Nam Ai, sông Hương, thuyền độc mộc, Ba Bể.
c, Bát cơm .
Bài tập 5 :
Tìm các từ ghép trong đoạn văn sau và cho chúng vào bảng phân loại :
“ Mưa phùn đem mùa xuân đến , mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ . Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao . Mầm cây sau sau , cây nhội hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác .
…Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi ấm áp . Cái cây được cho uống thuốc.”
Từ ghép chính phụ
Mưa phùn , mùa xuân , chân mạ , dây khoai , cây cà chua , xanh rợ , mầm cây , cây nhôi.
Cây bàng , cây bằng lăng , mùa hạ , mưa bụi , uống thuốc .
II. TỪ LÁY
A. Khái niệm :
- Từ láy là một kiểu từ phức đặc biệt có sự hòa phối âm thanh, có tác dụng tạo nghĩa giữa các tiếng. Phần lớn từ láy trong Tiếng Việt được tạo ra bằng cách láy tiếng gốc có nghĩa.
- Ví dụ : + Khéo khéo léo.
+ Xinh xinh xắn.
B. Phân loại :
1. Từ láy toàn bộ :
- Láy toàn bộ giữ nguyên thanh điệu:
Ví dụ : xanh xanh xanh.
- Láy toàn bộ có biến đổi thanh điệu:
Ví dụ : đỏ đo đỏ
2. Láy bộ phận:
- Láy phụ âm đầu :
Ví dụ : Phất phất phơ
- Láy vần :
Ví dụ : xao lao xao.
C. Tác dụng :
- Từ láy giàu giá trị gợi tả và biểu cảm. Có từ láy làm giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh sắc thái ý nghĩa so với từ gốc. Từ láy tượng hình có giá trị gợi tả đường nét, hình dáng màu sắc của sự vật.Từ láy tượng thanh gợi tả âm thanh. Lúc nói và viết biết sử dụng từ láy sẽ làm cho câu văn câu thơ giàu hình tượng , nhạc điệu.
- Ví dụ :
“ Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà .”
Bài tập 1.
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng .
1. Từ láy là gì ?
A. Từ có nhiều tiếng có nghĩa.
B.Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu.
C. Từ có các tiếng giống nhau về vần.
D.Từ có sự hòa phối âm thanh dựa trên cơ sở một tiếng có nghĩa.
2.Trong những từ sau từ nào không phải từ láy.
A. Xinh xắn. B.Gần gũi.
C. Đông đủ. D.Dễ dàng.
ĐÁP ÁN
D.Dễ dàng.
3.Trong những từ sau từ nào là từ láy toàn bộ ?
A. Mạnh mẽ. B. Ấm áp.
C. Mong manh. D. Thăm thẳm.
ĐÁP ÁN
D. Thăm thẳm.
Bài tập 2:
Hãy sắp xếp các từ sau vào bảng phân loại từ láy :
“Long lanh, khó khăn , vi vu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thoang thoảng,nhỏ nhắn,ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu. ”
Từ láy toàn bộ: Ngời ngời, hiu hiu, loang loáng, thăm thẳm.
Từ láy bộ phận: Long lanh , khó khăn, nhỏ nhắn, bồn chồn, lấp lánh.
Bài tập 3.
Điền thêm các từ để tạo thành từ láy.
- Rào …. ;….bẩm;….tùm;…nhẻ;…lùng;…chít;trong…;ngoan…;
lồng…; mịn…; bực….;đẹp….
- Rào rào , lẩm bẩm , um tùm , nhỏ nhẻ , lạnh lùng ,chi chít , trong trắng , ngoan ngoãn , lồng lộn , mịn màng , bực bội , đẹp đẽ .
III . Tõ H¸n ViÖt :
A. Khái niệm:
- Từ Hán Việt là từ gốc Hán nhưng được đọc theo cách Việt, viết bằng chữ cái la-tinh và đặt vào trong câu theo văn phạm Việt Nam.
- Ví dụ : Sính lễ, trưởng thành , gia nhân…
*Chú ý :
-Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt:
+ Ví dụ : Xuất /quỷ / nhập / thần 4 chữ,4 tiếng, 4 yếu tố Hán Việt.
- Có yếu tố Hán Việt được dùng độc lập:
+ Ví dụ : Sơn , thủy, thiên, địa, phong ,vân…
- Có yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập, hoặc ít được dùng độc lập mà chỉ được dùng để tạo từ ghép.
+ Ví dụ : Tiệt nhiên, như hà, nhữ đẳng…
- Có yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng khác nghĩa.
+ Ví dụ :
Hữu- bạnTình bằng hữu.
Hữu- bên phải Hữu ngạn sông Hồng.
Hữu- có Hữu danh vô thực.
B. Từ ghép Hán Việt
1. Từ ghép đẳng lập :
* Do hai hoặc nhiều tiếng Hán Việt có nghĩa tạo thành.
- Ví dụ :
+ Quốc gia Quốc (nước) + gia (nhà)
2. Từ ghép chính phụ .
* Từ ghép chính phụ Hán Việt được ghép theo 2 kiểu:
- Tiếng chính đứng trước , tiếng phụ đứng sau.
+ Ví dụ : Ái quốc, đại diện, hữu hiệu…
- Tiếng phụ đứng trước , tiếng chính đứng sau:
+ Ví dụ : Quốc kì, hồng ngọc, mục đồng , ngư ông…
C. Sử dụng từ Hán Việt :
- Phải hiểu nghĩa của từ Hán Việt để sử dụng cho đúng , cho hợp lí , cho hay lúc giao tiếp, để hiểu đúng văn bản nhất là thơ văn cổ .
Tiếng Việt trong sáng ,giàu đẹp một phần do cha ông ta đã sử dụng một cách sáng tạo từ Hán Việt .
- Sử dụng từ Hán Việt đúng cảnh, đúng tình, đúng người… có thể tạo nên không khí trang nghiêm, trọng thể, biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng lúc giao tiếp. Từ Hán Việt có thể làm cho thơ văn thêm đẹp: cổ kính, hoa mĩ, trang trọng và trang nhã .
Bài tập 1 :
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
1 . Chữ “thiên”trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời ” ?
A . Thiên lí .
B. Thiên thư .
C . Thiên hạ .
D . Thiên thanh .
2 . Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập ?
A . Xã tắc .
B . Quốc kì .
C . Sơn thủy .
D . Giang sơn .
Bài tập 2 :
Giải thích ý nghĩa của các yếu tố Hán – Việt trong thành ngữ sau :
“ Tứ hải giai huynh đệ ”
- Tứ : bốn
Hải : biển .
- Giai : đều .
- Huynh : anh
Bốn biển đều là anh em .
III . Từ đồng nghĩa
A . Khái niệm :
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau .
- Ví dụ :
Mùa hè – mùa hạ , quả - trái , sinh - đẻ ….
B. Phân loại :
1 . Từ đồng nghĩa hoàn toàn :
- Là những từ có ý nghĩa tương tự nhau , không có sắc thái ý nghĩa khác nhau .
+ “ Áo chàng đỏ tựa ráng pha ,
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in .”
( Chinh phụ ngâm )
+ “Khuyển mã chí tình ”
( Cổ ngữ )
2 . Từ đồng nghĩa không hoàn toàn :
- Là những từ có nghĩa gần giống nhau nhưng sắc thái ý nghĩa khác nhau .
Ví dụ :
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” .
( Hồ Chí Minh )
“Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng ”.
( Việt Bắc – Tố Hữu )
C . Bài tập :
Bài tập 1 :
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
1 . Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “thi nhân ” ?
A . Nhà văn .
B . Nhà thơ .
C . Nhà báo .
D . Nghệ sĩ .
B . Nhà thơ .
BÀI TẬP
2 . Yếu tố “tiền” trong từ nào sau đây không cùng nghĩa với những yếu tố còn lại ?
A . Tiền tuyến .
B . Tiền bạc .
C . Cửa tiền .
D . Mặt tiền .
B . Tiền bạc .
Bài tập 2 :
Điền từ thích hợp vào các câu dưới đây : “ Nhanh nhảu , nhanh nhẹn , nhanh chóng ” .
a) Công việc đã được hoàn thành ……………….
b) Con bé nói năng …………………
c) Đôi chân Nam đi bóng rất …………………
Bài tập 3 :
Xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa.
Chết, nhìn, cho, chăm chỉ, hi sinh, cần cù, nhòm, siêng năng, tạ thế, biếu, cần mẫn, thiệt mạng, liếc, tặng, dòm, chịu khó .
Từ đồng nghĩa hoàn toàn Chăm chỉ , cần cù , siêng năng , cần mẫn , chịu khó ,
Từ đồng nghĩa không hoàn toàn Chết, hi sinh, tạ thế, thiệt mạng ,cho, biếu, tặng, nhìn, liếc , nhòm, dòm
Bài tập 4 : Cho đoạn thơ:
" Trên đường cát mịn một đôi
Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Tay lần tràn hạt miệng nam mô"
(Nguyễn Bính)
a) Tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm.
b) Đặt câu với các từ em vừa tìm được.
đỏ - đào,
đen – thâm,
bạc – trắng
Bài tập 5 :
Viết một đoạn văn khoảng 8 – 12 câu ( chủ đề ngày khai trường ) trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Liển
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)