Ôn hè 7 lên 8 môn Ngữ văn - Phần văn học

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ngọc Huệ | Ngày 28/04/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Ôn hè 7 lên 8 môn Ngữ văn - Phần văn học thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Bài 1:
ÔN TẬP PHẦN VĂN HKI

A. HỌC KÌ I

1. Thống kê các văn bản đã học trong HKI
I. Lí thuyết
? Hệ thống các văn bản đã học trong HKI bằng 1 sơ đồ tư duy
2- Những nội dung tư tưởng, tình cảm được thể hiện trong các tác phẩm:
(1). Tình yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con cái và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người. (Cổng trường mở ra)
(2). Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó. (Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình)

(3). Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Hãy bảo vệ và giữ gìn hạnh phúc gia đình. (Cuộc chia tay của những con búp bê)
(4). Nhớ thương, kính yêu, buồn bã, tự hào, biết ơn, than thân, trách phận, châm biếm, đả kích. (Ca dao)
(5). Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch (SNNN); Hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc thời Trần. (Phò giá về kinh)

(6). Sự hòa nhập giữa con người với thiên nhiên (Bài ca Côn Sơn; Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra; Qua đèo Ngang; Xa ngắm thác núi Lư; Cảnh khuya, Rằm tháng giêng)
(7). Phản ánh nỗi khổ đau của con người. (Sau phút chia li; Những câu hát than thân; Bánh trôi nước)
(8). Nhớ quê, yêu quê (Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người; Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê; Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh; Một thứ quà của lúa non: Cốm; Sài Gòn tôi yêu; Mùa xuân của tôi)
(9). Tình vợ chồng, tình bạn, tình bà cháu thắm thiết, thuỷ chung (Sau phút chia li; Bạn đến chơi nhà; Tiếng gà trưa)
Bài 1: Hãy cho biết ý kiến sau đây đúng hay sai? Giải thích rõ vì sao?
“ Hầu hết các tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 7 học kì I đều là tác phẩm trữ tình” .
II. Bài tập
Gợi ý: “Hầu hết các tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 7 học kì I đều là tác phẩm trữ tình” là ý kiến đúng vì chúng đều tập trung thể hiện những khía cạnh tình cảm của con người.
Bài 2: Những câu hát châm biếm có gì giống với truyện cười dân gian?
Gợi ý: giống
- Đều có nội dung châm biếm, đối tượng châm biếm. Nhân vật, đối tượng bị châm biếm đều là những hạng người đáng chê cười về bản chất, tính cách.
- Đều sử dụng một số hình thức gây cười.
- Đều tạo ra tiếng cười cho người đọc, người nghe.
Bài 3: Hình ảnh thiên nhiên, con người và mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong hai bài thơ: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra và Bài ca Côn Sơn (trích) có gì tương đồng và có gì khác nhau?
Gợi ý:
- Thiên nhiên
+Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra: cảnh thanh bình, gần gũi của làng quê được cảm nhận qua một tâm hồn nhạy cảm, yêu vẻ đẹp bình dị của quê hương.
+ Bài ca Côn Sơn: cảnh rừng suối, nơi nhà thơ tìm đến sự trong sạch và vẻ đẹp nguyên vẹn không vướng bụi trần.
Gợi ý:
Con người trong hai bài thơ đều có sự hòa hợp với thiên nhiên.
+ Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra: sự hòa hợp tự nhiên trong cuộc sống thường nhật nơi thôn dã (Mục đồng sáo vẳng trâu về hết – Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng);
+Bài ca Côn Sơn: sự hòa hợp tuyệt đối, chủ động của con người với thiên nhiên để thể hiện nhân cách thanh cao của mình.
Bài 4: Hình ảnh và tâm trạng của người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương có gì giống và khác với người phụ nữ trong những câu ca dao than thân?
Gợi ý: * Giống nhau: Cách mở đầu: “Thân em…” cũng như lối so sánh thân phận mình với những vật bình thường (hạt mưa, chẽn lúa, tấm lụa, bánh trôi...).
* Khác nhau: Thơ Hồ Xuân Hương không chỉ là lời than thở về thân phận mà chủ yếu tiếng nói mạnh mẽ khẳng định vẻ đẹp, giá trị nhân phẩm của người phụ nữ.
Bài 5: Nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình cảm quê hương trong hai bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương.
Gợi ý: Cả hai bài đều thể hiện tình quê hương sâu đậm, nhưng ở những hoàn cảnh và tâm trạng khác nhau.
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:
+ Hoàn cảnh: nỗi nhớ quê được khơi dậy giữa một đêm trăng sáng ở nơi xa quê.
+ Tình quê hương của Lí Bạch vừa man mác trong ánh trăng vừa được biểu lộ trực tiếp trong động tác: Cúi đầu nhớ cố hương.
- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê:
+ Hoàn cảnh: đi xa đã lâu, nay mới trở về, mọi sự đã đổi thay, mình như người xa lạ trước mắt mọi người.
+ Tình quê vẫn sâu nặng nhưng nhuốm một ý vị xót xa trong cảnh ngộ ấy.
Bài 6: Ba văn bản tuỳ bút: Một thứ quà của lúa non: Cốm, Sài Gòn tôi yêu, Mùa xuân của tôi có điểm gì chung về phương thức biểu đạt? Vì sao những văn bản ấy cũng được xếp vào loại văn bản trữ tình?
Gợi ý:
- Ba văn bản tuỳ bút đều sử dụng nhiều phương thức biểu đạt (miêu tả, biểu cảm, tự sự, lập luận), nhưng biểu cảm là phương thức chủ đạo, có vai trò chính trong việc tổ chức mọi yếu tố của văn bản và chi phối các phương thức khác.
Các văn bản này được xếp vào loại trữ tình vì:
+ phương thức biểu cảm là phương thức biểu đạt chính
+ Các bài văn xuôi này không có cốt truyện, nhân vật, sự kiện mà chỉ xuất hiện cái “tôi” của tác giả, trực tiếp (Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi) hoặc không trực tiếp (Một thứ quà của lúa non: Cốm)
1. Thống kê các văn bản đã học trong HKII
I. Lí thuyết
? Hệ thống các văn bản đã học trong HKII bằng 1 sơ đồ tư duy
B. HỌC KÌ II

2- Những giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật được thể hiện trong các tác phẩm:
Bài 1:
a) Điền thêm những từ ngữ để tạo thành những câu tục ngữ hoàn chỉnh:
Được màu lúa, ...
Được mùa cau, ....
(2) Vống đông vồng tây, …

(3) Ruộng cao trồng màu, …

(4) Nắng tốt dưa, …

II. Bài tập
úa mùa cau
đau mùa lúa
chẳng mưa dây cũng bão giật
ruộng sâu cấy chiêm.
mưa tốt lúa.
(5) Rồng đen lấy nước thì …
Rồng trắng lấy nước …
(6) Gái …..... tài, …...... tham …
(7) Canh suông khéo nấu thì ngon
Mẹ già khéo nói thì ….... đắt …
(8) Có phúc đẻ con hay lội
Có .....đẻ con hay ...
(9)Bán hàng nói thách,làm khách …
(10) Năm ngón tay có …
nắng.
mưa.
tham
trai
sắc
con
chồng
tội
trèo
trả rẻ
ngón dài ngón ngắn
b) Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là tục ngữ, trường hợp nào là thành ngữ?
(1) Lươn ngắn chê chạch dài.
(2) Xấu đều hơn tốt lỏi.
(3) Con dại cái mang.
(4) Giấy rách phải giữ lấy lề.
(5) Già đòn non nhẽ.
->Tục ngữ
->Thành ngữ
->Tục ngữ
->Tục ngữ
->Thành ngữ
(6) Cạn tàu ráo máng.
(7) Giàu nứt đố đổ vách.
(8) Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa.
(9) Dai như đỉa đói.
(10) Cái khó bó cái khôn.
->Tục ngữ
->Thành ngữ
->Thành ngữ
->Thành ngữ
->Thành ngữ
Bài 2: Viết đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí được thể hiện trong câu ca dao:
“ Đói cho sạch, rách cho thơm”
Gợi ý:
“Đói cho sạch rách cho thơm”
- Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách vẫn phải giữ gìn sạch sẽ, thơm tho.
- Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi
- Giáo dục lòng tự trọng của con người

Bài 3: Viết đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí được thể hiện trong câu ca dao:
“ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Gợi ý:
+ Nghĩa đen: Một cây không làm nên núi, rừng, nhiều cây có thể tạo nên rừng, núi
+ Nghĩa bóng: Một người lẻ loi không thể làm nên việc lớn, việc khó; nhiều người hợp sức lại sẽ làm được việc cần làm, thậm chí việc lớn lao, khó khăn -> khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết
- Vận dụng: Khuyên mọi người cần phải đoàn kết


Bài 4: Viết đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí được thể hiện trong câu ca dao:
“ Thương người như thể thương thân”
Gợi ý:
“Thương người như thể thương thân”
+Nghĩa đen: Thương người khác như thương chính bản thân mình
+ Nghĩa bóng: Câu tục ngữ khuyên người ta lấy bản thân mình soi vào người khác, coi người khác như bản thân mình để quý trọng, đồng cảm, thương yêu đồng loại
- Vận dụng: Triết lí về cách sống, cách ứng xử trong quan hệ giữa người với người


Bài 5: Tìm dẫn chứng trong hai văn bản “Sống chết mặc bay” và “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” thể hiện rõ bản chất xấu xa của bọn quan lại phong kiến.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Huệ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)