On Dia ly Alat 12 thi Tot nghiep
Chia sẻ bởi Dương Minh Hiển |
Ngày 12/10/2018 |
86
Chia sẻ tài liệu: On Dia ly Alat 12 thi Tot nghiep thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP
Trường THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu
Câu hỏi 1: Dựa vào Át-lát ĐLVN và những kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí và ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí nước ta.
Sử dụng Bản đồ Hành chính (tr. 4-5)
Đáp án:
-Đặc điểm vị trí địa lí:
+Nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm khu vực ĐNÁ
+Là cầu nối giữa lục địa Á-Âu với TBD, trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới.
+Nằm trên các tuyến đường giao thông hàng hải, đường bộ và hàng không quốc tế quan trọng.
-Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí:
+Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nửa cầu Bắc. Do đó thiên nhiên nước ta mang đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Châu Á, nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt.
+Giáp biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông, thiên nhiên bốn mùa xanh tốt, không như một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Tây Phi.
+Nằm trong vành đai sinh khoáng Châu Á– TBD, nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động-thực vật nên có nguồn tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú.
+Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các miền tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa đồng bằng với miền núi, ven biển và hải đảo.
+Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai.
Câu hỏi 2: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Nêu tóm tắt ý nghĩa về tự nhiên của vị trí địa lí nước ta.
2)Vùng biển Việt Nam tiếp giáp vùng biển của những quốc gia nào? Kể tên các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.
Khai thác Bản đồ:
-Hành chính (tr. 4-5)
-Thực vật và động vật (tr. 12).
Đáp án:
1)Ý nghĩa về tự nhiên của vị trí địa lí nước ta:
-Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
-Tạo ra tính phong phú, đa dạng của nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta.
-Tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên.
-Làm cho nước ta có nhiều thiên tai.
2)Các quốc gia có vùng biển tiếp giáp vùng biển Việt Nam. Tên các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.
-Các quốc gia có vùng biển tiếp giáp vùng biển Việt Nam: Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Brunây, Malaixia, Xingapo, Lào, Thái Lan.
-Tên các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo.
Câu hỏi 3: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày những đặc điểm chính của vùng núi Tây Bắc. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu vùng này như thế nào?
Sử dụng Bản đồ Các miền tự nhiên (tr. 13).
Đáp án:
-Đặc điểm chính của vùng núi Tây Bắc:
+Địa hình cao nhất nước ta
+Hướng tây bắc-đông nam
+Địa hình gồm ba dải: phía đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía tây là các dãy núi cao trung bình, chạy dọc biên giới Việt – Lào, ở giữa thấp hơn, là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi.
+Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng.
-Đặc điểm địa hình ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu vùng này:
+Làm cho khí hậu phân hóa theo độ cao
+Làm cho khí hậu phân hóa theo hướng địa hình.
Câu hỏi 4: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày các điều kiện thuận lợi ảnh hưởng đến sản xuất cây công nghiệp và sự phân bố một số cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta.
Khai thác Bản đồ:
-Nông nghiệp chung (tr.18)
-Nông nghiệp (tr.19)
-Kết hợp bản đồ Khí hậu, Đất…
Đáp án:
a/Điều kiện thuận lợi sản xuất cây công nghiệp:
-Đất: có nhiều loại đất, thích hợp nhiều loại cây công nghiệp (feralit, phù sa cổ)
-Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá
-Nguồn lao động dồi dào
-Mạng lưới cơ sở chế biến
b/Sự phân bố các cây công nghiệp chủ yếu:
-Cà phê: tập trung nhiều ở Tây nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc trung Bộ
-Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
-Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
-Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, một phần ở Tây nguyên
Câu hỏi 5: Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam, hãy:
1)Nêu tên các vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng thuộc loại trên 50%, từ 30-50%.
2)Cho biết các cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, thuốc lá, bông) phân bố chủ yếu ở đâu?
Sử dụng Bản đồ:
-Nông nghiệp chung (tr. 18).
-Nông nghiệp (tr. 19)
Đáp án:
1)Tên các vùng:
-Vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng thuộc loại trên 50%: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
-Vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng thuộc loại từ 30%- 50%: một số tỉnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Phần lớn các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Ngoài ra còn ở KonTum (Tây Nguyên), Tây Ninh (Đông Nam Bộ), Bến Tre (Đồng bằng sông Cửu Long).
2)Vùng phân bố các cây công nghiệp hàng năm:
-Mía: Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
-Lạc: Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ
-Thuốc lá: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
-Bông: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
Câu hỏi 6: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Kể tên các vùng nông nghiệp có cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng.
2)Giải thích tại sao cây cà phê lại được trồng nhiều ở các vùng đó.
Khai thác Bản đồ:
-Nông nghiệp chung (tr. 18)
-Nông nghiệp (tr. 19)
-Các vùng kinh tế (tr. 26-29).
Đáp án:
1)Các vùng nông nghiệp có cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.
2)Giải thích:
-Các vùng này có điều kiện thuận lợi để phát triển cây cà phê:
+Đất đai: các loại đất feralit, nhất là đất badan thích hợp cho cây cà phê.
+Địa hình: các vùng bán bình nguyên, cao nguyên, trung du cho phép trồng cà phê với quy mô lớn.
+Khí hậu: có điều kiện nhiệt ẩm thích hợp cho sự phát triển sản xuất cà phê.
+Các điều kiện tự nhiên khác (sinh vật, sông ngòi)
-Các điều kiện kinh tế - xã hội:
+Chính sách của Nhà nước
+Các điều kiện kinh tế - xã hội khác (dân cư-lao động, cơ sở chế biến, thị trường…)
Câu hỏi 7: Sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Nhận xét về cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta.
2)Nhận xét về sự phân bố các trung tâm công nghiệp ở nước ta. Giải thích?
Sử dụng Bản đồ Công nghiệp chung (tr. 21).
Đáp án:
1)Nhận xét về cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
-Cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp phân theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực Nhà Nước, tăng tỉ trọng khu vực Ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đâu tư nước ngoài (Dẫn chứng).
-Giá trị sản lượng công nghiệp của nước ta phân bố không đều giữa các thành phần kinh tế. (Dẫn chứng).
2) Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp và giải thích
-Nhận xét:
+Các trung tâm công nghiệp phân bố rất không đều trên đất nước ta.
+ĐBSH và vùng phụ cận là khu vực tập trung nhiều trung tâm công nhất cả, đứng thứ hai là Đông Nam Bộ, ở Duyên hải miền Trung các trung tâm công nghiệp phân bố rải rác theo lãnh thổ.
+Tây Nguyên và phần lớn Trung du và miền núi Bắc Bộ chỉ có trung tâm công nghiệp nhỏ, nhưng rất ít.
-Giải thích:
+Có sự khác nhau về sự phân bố các trung tâm công nghiệp vì đó là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố: tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thị trường, kết cấu hạ tầng, vị trí địa lí,…
+Những khu vực tập trung công nghiệp là những vùng có nhiều thuận lợi về vị trí địa lí, kết cấu hạ tầng, nguồn lao động dồi dào có tay nghề, thị trường, tài nguyên thiên nhiên và nguồn nguyên liệu từ nông-lâm-nghiệp.
+Những khu vực còn hạn chế trong phát triển công nghiệp là do sự thiếu đồng bộ của các yếu tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.
Câu hỏi 8: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta?
Sử dụng Bản đồ (tr.21)
Đáp án:
-Nước ta có sự phân hóa về lãnh thổ công nghiệp. Hoạt động công nghiệp chủ yếu tập trung ở 1 số khu vực:
+Bắc Bộ: Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước. Từ Hà Nội tỏa ra nhiều hướng với các cụm công nghiệp có nhiều ngành CMH khác nhau (dẫn chứng).
+Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp với các trung tâm: TP.HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
+Dọc Duyên hải miền Trung có trung tâm Đà Nẵng (lớn nhất) và một số trung tâm nhỏ phân bố rãi rác dọc ven biển.
-Các khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên mức độ phân bố công nghiệp rất thấp chỉ có các điểm công nghiệp.
-Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta là: Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Biên Hòa, Hải Phòng…
Câu hỏi 9: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày những đặc điểm cơ bản của hai đồng bằng lớn nhất nước ta.
Sử dụng Bản đồ Hình thể (tr. 6-7)
Đáp án:
-Đồng bằng Sông Hồng:
+Do phù sa Sông Hồng và Sông Thái Bình bồi đắp.
+Diện tích rộng 15.000 km2
+Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển
+Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô, do hệ thống đê
-Đồng bằng Sông Cửu Long:
+Do phù sa Sông Tiền và Sông Hậu bồi đắp hang năm, rất phì nhiêu.
+Diện tích rộng 40.000 km2
+Địa hình thấp và bằng phẳng, không có đê, sông ngòi kênh rạch chằng chịt
+Mùa lũ nước ngập, mùa cạn đất bị nhiễm phèn, mặn,…
Câu hỏi 10: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy xác định hướng di chuyển của bão vào nước ta. Thời gian hoạt động của mùa bão? Vùng nào của nước ta bị ảnh hưởng nhiều nhất và vùng nào ít bị ảnh hưởng nhất?
Sử dụng Bản đồ Khí hậu (tr.9)
Đáp án:
-Hướng di chuyển của bão: Đông sang Tây
-Thời gian hoạt động: Bắt đầu từ tháng VI và kết thúc tháng XI, (sớm: tháng V; muộn: tháng XII)
-Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam
-Vùng bị ảnh hưởng bão nhiều nhất: Bắc Trung Bộ
-Vùng bị ảnh hưởng bão ít nhất: Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu hỏi 11: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Kể tên vùng phân bố chủ yếu của các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa) ở nước ta.
2)Giải thích về sự phân bố của các cây chè, cà phê, dừa.
Sử dụng Átlát:
-Nông nghiệp chung (tr. 18)
-Nông nghiệp (tr. 19)
-Các vùng kinh tế (tr. 26-29).
Đáp án:
1)Vùng phân bố chủ yếu của các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa) ở nước ta:
-Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.
-Cà phê: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ
-Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ
-Hồ Tiêu: Bắc Trung Bộ (Quảng Trị), Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Phú Quốc (Kiên Giang)
-Điều: Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
-Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ
2)Giải thích:
-Chè: là cây có nguồn gốc cận nhiệt, ưa khí hậu hơi lạnh, đất feralit nên được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng núi cao của Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.
-Cà phê: là cây của xứ nóng, thích hợp với đất badan nên được trồng nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số tỉnh Bắc Trung Bộ.
-Dừa: là cây ưa khí hậu nóng, đất chua mặn nên được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, ven biển một số tỉnh Bắc Trung Bộ.
Câu hỏi 12: Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Kể tên các vùng có tỉ lệ diện tích trồng lúa vào loại cao nhất, thấp nhất.
2)Giải thích vì sao Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng có diện tích trồng lúa lớn nhất nước ta?
Sử dụng Bản đồ
-Nông nghiệp (tr. 19).
-Nông nghiệp chung (tr.18)
Đáp án:
1)Tên các vùng:
-Vùng có tỉ lệ diện tích trông lúa so với diện tích trồng cây lương thực vào loại cao nhất (trên 90%) là Đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh của Đồng bằng sông Hồng.
-Vùng có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực vào loại thấp nhất (dưới 60%) là các tỉnh vùng cao của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, một số tỉnh của Đông Nam Bộ.
2)Nguyên nhân làm cho Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng có diện tích trồng lúa lớn nhất nước ta là:
-Đồng bằng châu thổ lớn nhất nước
-Đất đai màu mỡ, nhất là dải phù sa nước ngọt ven sông Tiền, sông Hậu.
-Khí hậu: mang tính chất cận xích đạo (nóng quanh năm, biên độ nhiệt năm nhỏ, lượng mưa lớn và phân theo mùa)
-Sông Mê Kông và hệ thống kênh rạch chằng chịt đảm bảo nguồn nước tưới.
-Người dân có kinh nghiệm trồng lúa
-Đây là vùng trọng điểm về sản suất lúa của cả nước.
Câu hỏi 13: Dựa vào Át-lát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày tình hình sản xuất và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.
Sử dụng Bản đồ:
-Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên (tr. 28)
-Nông nghiệp chung
(tr. 18).
-Nông nghiệp (tr. 19)
Đáp án:
-Cà phê: Là cây công nghiệp quan trọng số 1 ở Tây Nguyên, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đăk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất
-Chè: Đuợc trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao như Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè nhiều nhất nước.
-Cao su: Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, cao su được trồng nhiều ở Gia Lai và Đắk Lắk.
-Các cây khác: hồ tiêu, điều…
Câu hỏi 14: Sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Trình bày thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2)Cho biết tên các trung tâm công nghiệp theo quy mô từ lớn đến nhỏ ở Duyên hải Nam Trung Bộ và tên ngành công nghiệp ở mỗi trung tâm.
Sử dụng Bản đồ:
-Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng (tr. 26).
-Công nghiệp chung (tr. 21).
-Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên (tr. 28)
-Kết hợp bản đồ Khí hậu, Đất,…
Đáp án:
1)Thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới của Trung du và miền núi Bắc Bộ:
-Điều kiện
+Phần lớn diện tích là đất feralit phát triển trên đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác. Ngoài ra còn có đất phù sa và đất phù sa cổ.
+Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi. Đông Bắc địa hình tuy không cao, nhưng lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất cuả gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh nhất nước ta. Tây Bắc tuy chịu ảnh hưởng của gió mùa ít hơn nhưng do địa hình cao nên mùa đông vẫn lạnh.
Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
-Thực trạng:
+Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng trồng chè lớn nhất cả nước với các loại chè ngon nổi tiếng ở Thái Nguyên, yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Sơn La.
+Các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, thảo quả,…) và các cây ăn quả có nguồn gốc cận nhiêt như mận, táo, lê,… được trồng ở các vùng giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn và vùng núi Hoàng Liên Sơn.
+Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống rau quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.
+Khả năng mở rộng diện tích, nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả còn rất lớn.
2)Tên các trung tâm công nghiệp theo quy mô từ lớn đến nhỏ ở Duyên hải Nam Trung Bộ và tên ngành công nghiệp ở mỗi trung tâm:
-Đà Nẵng: cơ khí, đóng tàu, hóa chất, điện tử, dệt, may, chế biến nông sản.
-Nha Trang: cơ khí, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản.
-Quy Nhơn: cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản.
-Quảng Ngãi: chế biến nông sản, sản xuất giấy xenlulô.
-Phan Thiết: chế biến nông sản, sản xuất giấy xenlulô.
Câu hỏi 15: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam (trang Công nghiệp chung) so sánh hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Sử dụng Bản đồ Công nghiệp chung (tr. 21).
Đáp án:
-Giống nhau: đều có quy mô lớn nhất cả nước (trên 120 nghìn tỉ đồng), cơ cấu ngành đa dạng (dẫn chứng).
-Khác nhau: TP. Hồ Chí Minh có cơ cấu ngành đa dạng, hoàn chỉnh hơn Hà Nội (dẫn chứng).
Câu hỏi 16: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Cho biết Trung du và miền núi Bắc Bộ có các trung tâm công nghiệp nào? Nêu tên ngành công nghiệp ở mỗi trung tâm.
2)Nhận xét về sự phân bố các trung tâm công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
3)Nêu tên các cửa khẩu quan trọng của Trung du và miền núi Băc Bộ và cho biết các cửa khẩu đó thuộc tỉnh nào?
Sử dụng bản đồ:
-Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng (tr. 26).
-Công nghiệp chung (tr. 21).
Đáp án:
1)Các trung tâm công nghiệp và các ngành công nghiệp:
-Việt trì: Hóa chất, SX vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến nông sản, SX giấy và xenlulô
-Thái Nguyên: Khai thác sắt, cơ khí, luyện kim đen, luyện kim màu, SX vật liệu xây dựng
-Hạ Long: Cơ khí, chế biến nông sản, SX vật liệu xây dựng
-Cẩm Phả: Cơ khí, khai thác than
2)Nhận xét:
Các trung tâm công nghiệp phân bố tập trung ở trung du, nơi có địa hình thấp, vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu với bên ngoài (Đồng bằng sông Hồng, các vùng khác, nước ngoài), sẵn nguyên liệu, nguồn lao động và thị trường.
3)Các cửa khẩu:
Tây Trang (Điện Biên), Lào Cai (Lào Cai), Thanh Thủy (Hà Giang), Trà Lĩnh và Tà Lùng (Cao Bằng), Hữu Nghị (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh).
Câu hỏi 17: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Nêu tên các vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử dụng thuộc loại trên 50%. Nêu các điều kiện thuận lợi về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp ở các vùng đó.
2)Phân tích các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp. Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
Sử dụng Bản đồ:
-Nông nghiệp (tr. 19)
-Công nghiệp chung (tr. 21)
-Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên (tr. 28)
-Vùng ĐNB, vùng ĐBSCL (tr. 29)
Đáp án:
1)Tên các vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử dụng thuộc loại trên 50%. Nêu các điều kiện thuận lợi về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp ở các vùng đó:
a/Vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử dụng thuộc loại trên 50% là: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
b/Các điều kiện thuận lợi về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp ở các vùng đó:
-Tây Nguyên:
+Đất badan có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung thành những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn.
+Khí hậu cận xích đạo, có sự phân hóa theo độ cao, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.
-Đông Nam Bộ:
+Có đất badan khá màu mỡ, chiếm 40% diện tích của vùng
+Đất xám bạc màu trên nền phù sa cổ phân bố thành các vùng lớn. Loại đất này tuy nghèo chất dinh dưỡng hơn đất badan nhưng thoát nước tốt.
+Khí hậu cận xích đạo, nắng ấm quanh năm, ít thiên tai.
2)Phân tích các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp, hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ:
-Tài nguyên khoáng sản không nhiều, chủ yếu là vật liệu xây dựng, đặc biệt là cát làm thủy tinh (Khánh Hòa), vàng Bồng Miêu (Quảng Nam), dầu khí (thềm lục địa cực Nam Trung Bộ). Vùng rất hạn chế về tài nguyên nhiên liệu, năng lượng, có thể xây dựng được các nhà máy thủy điện công suất vừa và nhỏ. Diện tích rừng khá lớn, trong rừng có nhiều loại gỗ quý với hơn 97% diện tích là rừng gỗ.
-Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp
+Đã hình thành được chuỗi các trung tâm công nghiệp: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết
+Các ngành công nghiệp chủ yếu: cơ khí, chế biến nông–lâm–thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng.
+Trong vùng có một số nhà máy thủy điện như Sông Hinh, Vĩnh Sơn, Hàm Thuận-Đa Mi, A Vương.
+Nhiều khu kinh tế mở, khu công nghiệp được thành lập: Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất, Nhơn Hội.
Câu hỏi 18: Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Nêu tên các trung tâm công nghiệp theo quy mô từ lớn đến nhỏ ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.
2)Giải thích vì sao Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất cả nước.
Sử dụng Bản đồ:
-Công nghiệp chung (tr. 21)
-Vùng TDMNBB, vùng ĐBSH (tr.26)
Đáp án:
1)Tên các trung tâm công nghiệp theo quy mô từ lớn đến nhỏ ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận:
-Trên 120 nghìn tỉ đồng (Rất lớn): Hà Nội
-Từ >40 –120 nghìn tỉ đồng (lớn): Hải Phòng
-Từ 9-40 nghìn tỉ đồng (Trung bình): Phúc Yên, Bắc Ninh, Hạ Long
-Dưới 9 nghìn tỉ đồng (nhỏ): Việt Trì, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Bỉm Sơn, Thanh Hóa.
2)Giải thích:
Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất cả nước vì nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp như:
-Vị trí địa lí thuận lợi
-Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất khá hoàn chỉnh
-Nguồn lao động dồi dào, có trình độ
-Thị truờng tiêu thụ lớn
-Tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu khá phong phú.
Câu hỏi 19: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam, hãy cho biết Trung du và miền núi Bắc Bộ có các loại khoáng sản chủ yếu nào, phân bố ở đâu?
Sử dụng Bản đồ:
-Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng (tr. 26);
-Địa chất-khoáng sản (tr. 8).
Đáp án:
-Các loại khoáng sản chủ yếu: Than, sắt, thiếc, chì-kẽm, đồng, apatít, pyrit, đá vôi
-Phân bố:
+Than: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên
+Sắt: Yên Bái, Thái Nguyên, Cao Bằng
+Thiếc: Cao Bằng, Tuyên Quang
+Chì-kẽm: Bắc Kạn
+Đồng, vàng: Lào Cai
+Bô xít: Cao Bằng
+Apatít: Lào Cai
+Đá vôi: có ở nhiều nơi.
Câu hỏi 20: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Nêu tên và nơi phân bố các cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.
2)Trình bày những điều kiện thuận lợi về tự nhiên để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta.
3)Để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên cần có những giải pháp gì?
Sử dụng Bản đồ:
-Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên (tr. 28)
-Nông nghiệp chung (tr. 18)
-Nông nghiệp (tr. 19)
Đáp án:
1)Tên và nơi phân bố các cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên:
-Cà phê: Được trồng ở tất cả các tỉnh, trong đó nhiều nhất là Đắk Lắk, tiếp đến là Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông và KonTum
-Cao su: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và KonTum
-Chè: Lâm Đồng, Gia Lai
-Hồ tiêu, điều: Đắk Lắk, Gia Lai
2)Điều kiện tự nhiên
-Đất badan có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung thành những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn.
-Khí hậu cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô. Mùa khô là điều kiện thuận lợi để phơi sấy và bảo quản sản phẩm. Trên các cao nguyên cao hơn 1000m, khí hậu mát mẻ. Do đó Tây Nguyên trồng được cả cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.
3)Giải pháp:
-Hoàn thiện việc quy hoạch vùng chuyên canh cây công nghiệp, mở rộng diện tích cây công nghiệp có cơ sở khoa học, đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi
-Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.
-Đẩy mạnh chế biến, xuất khẩu.
Câu hỏi 21: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam, hãy nhận xét về sự phân bố dân cư ở nước ta.
Sử dụng Bản đồ Dân số (tr. 15).
Đáp án:
-Dân cư nước ta phân bố không đều giữa đồng bằng, ven biển với trung du, miền núi.
-Dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng và vung ven biển với mật độ dân số cao (dẫn chứng).
-Đồng bằng, ven biển còn là nơi tập trung nhiều đô thị lớn.
-Ở Trung du và miền núi dân cư thưa thớt hơn, mật độ dân số thấp (dẫn chứng)
Câu hỏi 22: Sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Sử dụng Bản đồ:
-Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên (tr. 28)
-Các ngành công nghiệp trọng điểm (tr. 22).
Đáp án:
-Tây nguyên là vùng có tiềm năng thủy điện lớn thứ 2 cả nước (sau Trung du và miền núi Bắc Bộ) và đang được khai thác, sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn.
-Thế mạnh này đã và đang được phát huy
+Trên sông Xê Xan: đã xây dựng nhà máy thủy điện Yali (công suất 720 MW), Xê Xan 3 và Xê Xan 3A; đang xây dựng Xê Xan 4.
+Trên sông Xrê Pôk: đã xây dựng nhà máy thủy điện Đrây H’ling (công suất 12 MW, đã được mở rộng lên 28 MW), đang xây dựng thủy điện Buôn Kuôp (công suất 280 MW), Buôn Tua Srah(85 MW), Xrê Pôk 3 (137 MW), Xrê Pôk 4 (33 MW), Đức Xuyên (58 MW)
+Trên sông Đồng Nai: đã xây dựng nhà máy thủy điện Đa Nhim (công suất 160 MW), đang xây dựng nhà máy thủy điện Đại Ninh (công suất 300MW), Đồng Nai 3 (180MW) và Đồng Nai 4 (340 MW)
-Việc xây dựng các nhà máy thủy điện, tạo điều kiện cho vùng khai thác có hiệu quả các thế mạnh kinh tế, thúc đẩy phát triển của vùng:
+Khai thác chế biến bôxít, lâm sản, sản phẩm cây công nghiệp.
+Đảm bảo nguồn nước tưới tiêu.
+Phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản
Câu hỏi 23: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Kể tên các khoáng sản chính của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2)Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Sử dụng Bản đồ:
-Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng (tr. 26)
-Địa chất- khoáng sản (tr. 8).
Đáp án:
1)Các khoáng sản chính: than, sắt, thiếc, chì-kẽm, apatít, đá vôi, đồng, sét làm xi măng và gạch ngói.
2)Những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
-Thuận lợi:
+Một số mỏ có trữ lượng khá lớn như: than (Quảng Ninh), quặng đồng-niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu), sắt (Yên Bái), apatít (Lào Cai).
+Một số mỏ nằm lộ thiên, có vị trí thuận lợi cho khai thác và vận chuyển.
-Khó khăn:
+Đa số các mỏ khoáng sản nằm ở nơi kết cấu hạ tầng chưa phát triển.
+Nhiều mỏ có trữ lượng không lớn
+Các vỉa quặng thường nằm sâu,
vì vậy việc khai thác đa số mỏ đòi hỏi phải có các phương tiện hiện đại và chi phí cao.
Câu hỏi 24: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Kể tên cá nhà máy điện có công suất trên 1000MW.
2)Nhận xét và giải thích sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng.
Sử dụng Bản đồ Các ngành công nghiệp trọng điểm (tr. 22).
Đáp án:
1)Tên các nhà máy điện có công suất trên 1000MW:
-Nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau
-Thủy điện: Hòa Bình, Sơn La (đang xây dựng)
2)Nhận xét và giải thích sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng:
-Ngành công nghiệp năng lượng phân bố không đều, những vùng có công nghiệp năng lượng phát triển mạnh hơn cả là Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên.
-Công nghiệp khai thác nhiên liệu gắn liền với sự phân bố các mỏ khoáng sản. Do đó công nghiệp khai thác than tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, công nghiệp khai thác dầu khí tập trung chủ yếu ở ĐNB.
-Các nhà máy thủy điện phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, vì đây là các vùng có tiềm năng thủy điện lớn.
-Các nhà máy nhiệt điện phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu là than, dầu mỏ, khí tự nhiên nên được phân bố tập trung ở vùng Đông Bắc và đang phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (dựa vào dầu khí).
Câu hỏi 25: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Cho biết 6 đô thị có số dân đông nhất nước ta. Trong số đó đô thị nào trực thuộc tỉnh?
2)Giải thích tại sao đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc.
Khai thác Bản đồ Dân số (tr. 15).
Đáp án:
1) 6 đô thị có số dân đông nhất nước ta: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Biên Hòa. Trong đó Biên Hòa là đô thị trực thuộc tỉnh.
2) Các đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc vì:
-Đô thị là nơi tập trung các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ)
-Các nguyên nhân khác (thu nhập, cơ hội tìm việc, cơ sở hạ tầng,…).
Câu hỏi 26: Dựa vào Átlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Kể tên các tỉnh thành phố của 3 vùng kinh tế trọng điểm.
2)Cho biết thế mạnh và thực trạng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Khai thác Bản đồ Các vùng kinh tế trọng điểm (tr. 30).
Đáp án:
1)Tên các tỉnh thành phố của 3 vùng kinh tế trọng điểm:
-Vùng KTTĐ phía Bắc: gồm 7 tỉnh- thành: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
-Vùng KTTĐ miền Trung: gồm 5 tỉnh-thành: Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
-Vùng KTTĐ phía Nam: gồm 8 tỉnh- thành: Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
2)Thế mạnh và thực trạng phát triển của vùng KTTĐ miền Trung:
-Thế mạnh:
+Ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, là của ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào nên có nhiều thuận lợi đối với việc phát triển KT và giao lưu hàng hóa
+Thế mạnh hàng đầu là khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến N-L-TS và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu KT theo hướng CNH, HĐH.
-Thực trạng:
+Quy mô GDP còn thấp nhất trong 3 vùng KTTĐ.
+Ngành nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP
+Đang triển khai các dự án lớn có tầm cỡ quốc gia. Trong tương lai sẽ hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, thị trường; phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thủy sản và các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch.
Câu hỏi 27: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên.
Khai thác Bản đồ:
-Dân số (tr. 15)
-Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên (tr. 28)
Đáp án:
-Trình bày: Tây Nguyên là một trong những vùng có mật độ dân cư thấp nhất so với cả nước với mật độ phổ biến từ 50-100 ng/km2
-Giải thích:
+Do Tây Nguyên có địa hình cao, là vùng KT chưa phát triển, hoạt động KT chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
+Ngay trong vùng cũng có biểu hiện phân bố dân cư không đều:
*Những nơi có mật độ từ 201-500 người/km2 và 501-1000 người/km2 như các thành phố Plâyku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận.
*Cấp từ 50-100 người/km2 và 101-200 người/km2 tập trung ở ven các đô thị và các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như vùng ven thành phố Buôn Ma Thuột, Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc…
*Cấp dưới 50 người/km2 tại các khu vực núi cao, rừng hoặc các nơi có điều kiện khó khăn cho sản xuất, vùng núi cao phía bắc cao nguyên Lâm Viên…
Câu hỏi 28: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, kể tên các tỉnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ. Trong đó tỉnh nào giáp biên giới với Trung Quốc?
Sử dụng Bản đồ:
-Hành chính (tr.4-5)
-Vùng TDMNBB, vùng ĐBSH (tr.26)
Đáp án:
-Tên các tỉnh ở TDMNBB:
+Tây Bắc: HBình, SLa, ĐBiên, LChâu
+Đông Bắc: LCai, YBái, PThọ, HGiang, TQuang, CBằng, BKạn, LSơn, Thái Nguyên, BGiang, Quảng Ninh.
-Tỉnh giáp với Trung Quốc là: ĐBiên, LChâu, LCai, HGiang, CBằng, LSơn, Quảng Ninh.
Câu hỏi 29: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày về qui mô và cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ.
Sử dụng Bản đồ:
-Vùng Đông Nam Bộ, ĐBSCL (tr.29)
-Công nghiệp chung (tr.21)
Trả lời:
-Có qui mô và cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.
-Thành phố Hồ Chí Minh: trung tâm công nghiệp lớn nhất nước, qui mô hơn 120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành công nghiệp gồm: cơ khí, luyện kim, điện tử, hoá chất….
-Biên Hoà: trung tâm công nghiệp lớn, qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí, điện tử, hoá chất, dệt…
-Vũng Tàu: trung tâm công nghiệp lớn, qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí, dầu khí, nhiệt điện, đóng tàu…
-Thủ Dầu Một: trung bình, qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí, điện tử, hoá chất…
Câu hỏi 30: Dựa vào atlat Địa Lý VN, hãy nêu đặc điểm phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Những khó khăn chính về tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của vùng này?
Sử dụng bản đồ:
-Các nhóm đất và loại đất chính (tr. 11)
-Vùng ĐNB, ĐBSCL (tr.29)
Đáp án:
a/Đồng bằng sông Cửu Long có 3 nhóm đất chính là:
-Đất phù sa ngọt: chiếm 30% diện tích đồng bằng, phân bố dọc theo sông Tiền, sông Hậu.
-Đất phèn: chiếm khoảng 41% diện tích đồng bằng, phân bố tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, trung tâm bán đảo Cà Mau
-Đất mặn: chiếm khoảng 19% diện tích đồng bằng, phân bố ven biển Đông và vịnh Thái Lan
b/Hạn chế về tự nhiên:
-Mùa khô kéo dài, đất phèn, mặn nhiều
-Khoáng sản còn hạn chế
Vẽ lát cắt địa hình:
-Ta kẻ đường thẳng AB dọc theo lát cắt cần vẽ.
-Áp tờ giấy vẽ sát đường AB và đánh dấu các điểm cần thể hiện lên giấy vẽ (đường bình độ, con sông, đỉnh núi,…), ghi luôn độ cao. Chỉ đánh dấu những yếu tố lớn để phân tích sau này mà thôi.
-Chọn tỉ lệ: Cả chiều đứng và chiều ngang (độc lập)
+Kẻ đường thẳng theo đề cho và đánh dấu các điểm cần thiết.
+Phía dưới vẽ 1 đường thẳng song song với đường trên với tỉ lệ cần rút ngắn; và nối dài 2 đầu mút của 2 đường thẳng, sẽ gặp nhau tại 1 điểm (điểm O).
+Nối các điểm đã đánh dấu lại ta sẽ có lát cắt mới.
+Đánh dấu độ cao; nối lại theo dạng hơi lượn cong cho hợp lý với thực tế.
A
B
A’
B’
C
D
E
F
G
C’
D’
E’
F’
G’
O
Thân chào
CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT !
Trường THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu
Câu hỏi 1: Dựa vào Át-lát ĐLVN và những kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí và ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí nước ta.
Sử dụng Bản đồ Hành chính (tr. 4-5)
Đáp án:
-Đặc điểm vị trí địa lí:
+Nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm khu vực ĐNÁ
+Là cầu nối giữa lục địa Á-Âu với TBD, trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới.
+Nằm trên các tuyến đường giao thông hàng hải, đường bộ và hàng không quốc tế quan trọng.
-Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí:
+Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nửa cầu Bắc. Do đó thiên nhiên nước ta mang đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Châu Á, nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt.
+Giáp biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông, thiên nhiên bốn mùa xanh tốt, không như một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Tây Phi.
+Nằm trong vành đai sinh khoáng Châu Á– TBD, nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động-thực vật nên có nguồn tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú.
+Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các miền tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa đồng bằng với miền núi, ven biển và hải đảo.
+Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai.
Câu hỏi 2: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Nêu tóm tắt ý nghĩa về tự nhiên của vị trí địa lí nước ta.
2)Vùng biển Việt Nam tiếp giáp vùng biển của những quốc gia nào? Kể tên các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.
Khai thác Bản đồ:
-Hành chính (tr. 4-5)
-Thực vật và động vật (tr. 12).
Đáp án:
1)Ý nghĩa về tự nhiên của vị trí địa lí nước ta:
-Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
-Tạo ra tính phong phú, đa dạng của nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta.
-Tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên.
-Làm cho nước ta có nhiều thiên tai.
2)Các quốc gia có vùng biển tiếp giáp vùng biển Việt Nam. Tên các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.
-Các quốc gia có vùng biển tiếp giáp vùng biển Việt Nam: Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Brunây, Malaixia, Xingapo, Lào, Thái Lan.
-Tên các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo.
Câu hỏi 3: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày những đặc điểm chính của vùng núi Tây Bắc. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu vùng này như thế nào?
Sử dụng Bản đồ Các miền tự nhiên (tr. 13).
Đáp án:
-Đặc điểm chính của vùng núi Tây Bắc:
+Địa hình cao nhất nước ta
+Hướng tây bắc-đông nam
+Địa hình gồm ba dải: phía đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía tây là các dãy núi cao trung bình, chạy dọc biên giới Việt – Lào, ở giữa thấp hơn, là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi.
+Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng.
-Đặc điểm địa hình ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu vùng này:
+Làm cho khí hậu phân hóa theo độ cao
+Làm cho khí hậu phân hóa theo hướng địa hình.
Câu hỏi 4: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày các điều kiện thuận lợi ảnh hưởng đến sản xuất cây công nghiệp và sự phân bố một số cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta.
Khai thác Bản đồ:
-Nông nghiệp chung (tr.18)
-Nông nghiệp (tr.19)
-Kết hợp bản đồ Khí hậu, Đất…
Đáp án:
a/Điều kiện thuận lợi sản xuất cây công nghiệp:
-Đất: có nhiều loại đất, thích hợp nhiều loại cây công nghiệp (feralit, phù sa cổ)
-Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá
-Nguồn lao động dồi dào
-Mạng lưới cơ sở chế biến
b/Sự phân bố các cây công nghiệp chủ yếu:
-Cà phê: tập trung nhiều ở Tây nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc trung Bộ
-Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
-Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
-Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, một phần ở Tây nguyên
Câu hỏi 5: Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam, hãy:
1)Nêu tên các vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng thuộc loại trên 50%, từ 30-50%.
2)Cho biết các cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, thuốc lá, bông) phân bố chủ yếu ở đâu?
Sử dụng Bản đồ:
-Nông nghiệp chung (tr. 18).
-Nông nghiệp (tr. 19)
Đáp án:
1)Tên các vùng:
-Vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng thuộc loại trên 50%: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
-Vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng thuộc loại từ 30%- 50%: một số tỉnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Phần lớn các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Ngoài ra còn ở KonTum (Tây Nguyên), Tây Ninh (Đông Nam Bộ), Bến Tre (Đồng bằng sông Cửu Long).
2)Vùng phân bố các cây công nghiệp hàng năm:
-Mía: Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
-Lạc: Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ
-Thuốc lá: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
-Bông: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
Câu hỏi 6: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Kể tên các vùng nông nghiệp có cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng.
2)Giải thích tại sao cây cà phê lại được trồng nhiều ở các vùng đó.
Khai thác Bản đồ:
-Nông nghiệp chung (tr. 18)
-Nông nghiệp (tr. 19)
-Các vùng kinh tế (tr. 26-29).
Đáp án:
1)Các vùng nông nghiệp có cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.
2)Giải thích:
-Các vùng này có điều kiện thuận lợi để phát triển cây cà phê:
+Đất đai: các loại đất feralit, nhất là đất badan thích hợp cho cây cà phê.
+Địa hình: các vùng bán bình nguyên, cao nguyên, trung du cho phép trồng cà phê với quy mô lớn.
+Khí hậu: có điều kiện nhiệt ẩm thích hợp cho sự phát triển sản xuất cà phê.
+Các điều kiện tự nhiên khác (sinh vật, sông ngòi)
-Các điều kiện kinh tế - xã hội:
+Chính sách của Nhà nước
+Các điều kiện kinh tế - xã hội khác (dân cư-lao động, cơ sở chế biến, thị trường…)
Câu hỏi 7: Sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Nhận xét về cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta.
2)Nhận xét về sự phân bố các trung tâm công nghiệp ở nước ta. Giải thích?
Sử dụng Bản đồ Công nghiệp chung (tr. 21).
Đáp án:
1)Nhận xét về cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
-Cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp phân theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực Nhà Nước, tăng tỉ trọng khu vực Ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đâu tư nước ngoài (Dẫn chứng).
-Giá trị sản lượng công nghiệp của nước ta phân bố không đều giữa các thành phần kinh tế. (Dẫn chứng).
2) Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp và giải thích
-Nhận xét:
+Các trung tâm công nghiệp phân bố rất không đều trên đất nước ta.
+ĐBSH và vùng phụ cận là khu vực tập trung nhiều trung tâm công nhất cả, đứng thứ hai là Đông Nam Bộ, ở Duyên hải miền Trung các trung tâm công nghiệp phân bố rải rác theo lãnh thổ.
+Tây Nguyên và phần lớn Trung du và miền núi Bắc Bộ chỉ có trung tâm công nghiệp nhỏ, nhưng rất ít.
-Giải thích:
+Có sự khác nhau về sự phân bố các trung tâm công nghiệp vì đó là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố: tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thị trường, kết cấu hạ tầng, vị trí địa lí,…
+Những khu vực tập trung công nghiệp là những vùng có nhiều thuận lợi về vị trí địa lí, kết cấu hạ tầng, nguồn lao động dồi dào có tay nghề, thị trường, tài nguyên thiên nhiên và nguồn nguyên liệu từ nông-lâm-nghiệp.
+Những khu vực còn hạn chế trong phát triển công nghiệp là do sự thiếu đồng bộ của các yếu tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.
Câu hỏi 8: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta?
Sử dụng Bản đồ (tr.21)
Đáp án:
-Nước ta có sự phân hóa về lãnh thổ công nghiệp. Hoạt động công nghiệp chủ yếu tập trung ở 1 số khu vực:
+Bắc Bộ: Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước. Từ Hà Nội tỏa ra nhiều hướng với các cụm công nghiệp có nhiều ngành CMH khác nhau (dẫn chứng).
+Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp với các trung tâm: TP.HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
+Dọc Duyên hải miền Trung có trung tâm Đà Nẵng (lớn nhất) và một số trung tâm nhỏ phân bố rãi rác dọc ven biển.
-Các khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên mức độ phân bố công nghiệp rất thấp chỉ có các điểm công nghiệp.
-Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta là: Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Biên Hòa, Hải Phòng…
Câu hỏi 9: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày những đặc điểm cơ bản của hai đồng bằng lớn nhất nước ta.
Sử dụng Bản đồ Hình thể (tr. 6-7)
Đáp án:
-Đồng bằng Sông Hồng:
+Do phù sa Sông Hồng và Sông Thái Bình bồi đắp.
+Diện tích rộng 15.000 km2
+Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển
+Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô, do hệ thống đê
-Đồng bằng Sông Cửu Long:
+Do phù sa Sông Tiền và Sông Hậu bồi đắp hang năm, rất phì nhiêu.
+Diện tích rộng 40.000 km2
+Địa hình thấp và bằng phẳng, không có đê, sông ngòi kênh rạch chằng chịt
+Mùa lũ nước ngập, mùa cạn đất bị nhiễm phèn, mặn,…
Câu hỏi 10: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy xác định hướng di chuyển của bão vào nước ta. Thời gian hoạt động của mùa bão? Vùng nào của nước ta bị ảnh hưởng nhiều nhất và vùng nào ít bị ảnh hưởng nhất?
Sử dụng Bản đồ Khí hậu (tr.9)
Đáp án:
-Hướng di chuyển của bão: Đông sang Tây
-Thời gian hoạt động: Bắt đầu từ tháng VI và kết thúc tháng XI, (sớm: tháng V; muộn: tháng XII)
-Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam
-Vùng bị ảnh hưởng bão nhiều nhất: Bắc Trung Bộ
-Vùng bị ảnh hưởng bão ít nhất: Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu hỏi 11: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Kể tên vùng phân bố chủ yếu của các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa) ở nước ta.
2)Giải thích về sự phân bố của các cây chè, cà phê, dừa.
Sử dụng Átlát:
-Nông nghiệp chung (tr. 18)
-Nông nghiệp (tr. 19)
-Các vùng kinh tế (tr. 26-29).
Đáp án:
1)Vùng phân bố chủ yếu của các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa) ở nước ta:
-Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.
-Cà phê: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ
-Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ
-Hồ Tiêu: Bắc Trung Bộ (Quảng Trị), Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Phú Quốc (Kiên Giang)
-Điều: Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
-Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ
2)Giải thích:
-Chè: là cây có nguồn gốc cận nhiệt, ưa khí hậu hơi lạnh, đất feralit nên được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng núi cao của Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.
-Cà phê: là cây của xứ nóng, thích hợp với đất badan nên được trồng nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số tỉnh Bắc Trung Bộ.
-Dừa: là cây ưa khí hậu nóng, đất chua mặn nên được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, ven biển một số tỉnh Bắc Trung Bộ.
Câu hỏi 12: Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Kể tên các vùng có tỉ lệ diện tích trồng lúa vào loại cao nhất, thấp nhất.
2)Giải thích vì sao Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng có diện tích trồng lúa lớn nhất nước ta?
Sử dụng Bản đồ
-Nông nghiệp (tr. 19).
-Nông nghiệp chung (tr.18)
Đáp án:
1)Tên các vùng:
-Vùng có tỉ lệ diện tích trông lúa so với diện tích trồng cây lương thực vào loại cao nhất (trên 90%) là Đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh của Đồng bằng sông Hồng.
-Vùng có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực vào loại thấp nhất (dưới 60%) là các tỉnh vùng cao của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, một số tỉnh của Đông Nam Bộ.
2)Nguyên nhân làm cho Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng có diện tích trồng lúa lớn nhất nước ta là:
-Đồng bằng châu thổ lớn nhất nước
-Đất đai màu mỡ, nhất là dải phù sa nước ngọt ven sông Tiền, sông Hậu.
-Khí hậu: mang tính chất cận xích đạo (nóng quanh năm, biên độ nhiệt năm nhỏ, lượng mưa lớn và phân theo mùa)
-Sông Mê Kông và hệ thống kênh rạch chằng chịt đảm bảo nguồn nước tưới.
-Người dân có kinh nghiệm trồng lúa
-Đây là vùng trọng điểm về sản suất lúa của cả nước.
Câu hỏi 13: Dựa vào Át-lát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày tình hình sản xuất và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.
Sử dụng Bản đồ:
-Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên (tr. 28)
-Nông nghiệp chung
(tr. 18).
-Nông nghiệp (tr. 19)
Đáp án:
-Cà phê: Là cây công nghiệp quan trọng số 1 ở Tây Nguyên, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đăk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất
-Chè: Đuợc trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao như Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè nhiều nhất nước.
-Cao su: Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, cao su được trồng nhiều ở Gia Lai và Đắk Lắk.
-Các cây khác: hồ tiêu, điều…
Câu hỏi 14: Sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Trình bày thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2)Cho biết tên các trung tâm công nghiệp theo quy mô từ lớn đến nhỏ ở Duyên hải Nam Trung Bộ và tên ngành công nghiệp ở mỗi trung tâm.
Sử dụng Bản đồ:
-Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng (tr. 26).
-Công nghiệp chung (tr. 21).
-Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên (tr. 28)
-Kết hợp bản đồ Khí hậu, Đất,…
Đáp án:
1)Thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới của Trung du và miền núi Bắc Bộ:
-Điều kiện
+Phần lớn diện tích là đất feralit phát triển trên đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác. Ngoài ra còn có đất phù sa và đất phù sa cổ.
+Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi. Đông Bắc địa hình tuy không cao, nhưng lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất cuả gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh nhất nước ta. Tây Bắc tuy chịu ảnh hưởng của gió mùa ít hơn nhưng do địa hình cao nên mùa đông vẫn lạnh.
Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
-Thực trạng:
+Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng trồng chè lớn nhất cả nước với các loại chè ngon nổi tiếng ở Thái Nguyên, yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Sơn La.
+Các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, thảo quả,…) và các cây ăn quả có nguồn gốc cận nhiêt như mận, táo, lê,… được trồng ở các vùng giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn và vùng núi Hoàng Liên Sơn.
+Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống rau quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.
+Khả năng mở rộng diện tích, nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả còn rất lớn.
2)Tên các trung tâm công nghiệp theo quy mô từ lớn đến nhỏ ở Duyên hải Nam Trung Bộ và tên ngành công nghiệp ở mỗi trung tâm:
-Đà Nẵng: cơ khí, đóng tàu, hóa chất, điện tử, dệt, may, chế biến nông sản.
-Nha Trang: cơ khí, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản.
-Quy Nhơn: cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản.
-Quảng Ngãi: chế biến nông sản, sản xuất giấy xenlulô.
-Phan Thiết: chế biến nông sản, sản xuất giấy xenlulô.
Câu hỏi 15: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam (trang Công nghiệp chung) so sánh hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Sử dụng Bản đồ Công nghiệp chung (tr. 21).
Đáp án:
-Giống nhau: đều có quy mô lớn nhất cả nước (trên 120 nghìn tỉ đồng), cơ cấu ngành đa dạng (dẫn chứng).
-Khác nhau: TP. Hồ Chí Minh có cơ cấu ngành đa dạng, hoàn chỉnh hơn Hà Nội (dẫn chứng).
Câu hỏi 16: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Cho biết Trung du và miền núi Bắc Bộ có các trung tâm công nghiệp nào? Nêu tên ngành công nghiệp ở mỗi trung tâm.
2)Nhận xét về sự phân bố các trung tâm công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
3)Nêu tên các cửa khẩu quan trọng của Trung du và miền núi Băc Bộ và cho biết các cửa khẩu đó thuộc tỉnh nào?
Sử dụng bản đồ:
-Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng (tr. 26).
-Công nghiệp chung (tr. 21).
Đáp án:
1)Các trung tâm công nghiệp và các ngành công nghiệp:
-Việt trì: Hóa chất, SX vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến nông sản, SX giấy và xenlulô
-Thái Nguyên: Khai thác sắt, cơ khí, luyện kim đen, luyện kim màu, SX vật liệu xây dựng
-Hạ Long: Cơ khí, chế biến nông sản, SX vật liệu xây dựng
-Cẩm Phả: Cơ khí, khai thác than
2)Nhận xét:
Các trung tâm công nghiệp phân bố tập trung ở trung du, nơi có địa hình thấp, vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu với bên ngoài (Đồng bằng sông Hồng, các vùng khác, nước ngoài), sẵn nguyên liệu, nguồn lao động và thị trường.
3)Các cửa khẩu:
Tây Trang (Điện Biên), Lào Cai (Lào Cai), Thanh Thủy (Hà Giang), Trà Lĩnh và Tà Lùng (Cao Bằng), Hữu Nghị (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh).
Câu hỏi 17: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Nêu tên các vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử dụng thuộc loại trên 50%. Nêu các điều kiện thuận lợi về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp ở các vùng đó.
2)Phân tích các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp. Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
Sử dụng Bản đồ:
-Nông nghiệp (tr. 19)
-Công nghiệp chung (tr. 21)
-Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên (tr. 28)
-Vùng ĐNB, vùng ĐBSCL (tr. 29)
Đáp án:
1)Tên các vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử dụng thuộc loại trên 50%. Nêu các điều kiện thuận lợi về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp ở các vùng đó:
a/Vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử dụng thuộc loại trên 50% là: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
b/Các điều kiện thuận lợi về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp ở các vùng đó:
-Tây Nguyên:
+Đất badan có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung thành những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn.
+Khí hậu cận xích đạo, có sự phân hóa theo độ cao, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.
-Đông Nam Bộ:
+Có đất badan khá màu mỡ, chiếm 40% diện tích của vùng
+Đất xám bạc màu trên nền phù sa cổ phân bố thành các vùng lớn. Loại đất này tuy nghèo chất dinh dưỡng hơn đất badan nhưng thoát nước tốt.
+Khí hậu cận xích đạo, nắng ấm quanh năm, ít thiên tai.
2)Phân tích các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp, hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ:
-Tài nguyên khoáng sản không nhiều, chủ yếu là vật liệu xây dựng, đặc biệt là cát làm thủy tinh (Khánh Hòa), vàng Bồng Miêu (Quảng Nam), dầu khí (thềm lục địa cực Nam Trung Bộ). Vùng rất hạn chế về tài nguyên nhiên liệu, năng lượng, có thể xây dựng được các nhà máy thủy điện công suất vừa và nhỏ. Diện tích rừng khá lớn, trong rừng có nhiều loại gỗ quý với hơn 97% diện tích là rừng gỗ.
-Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp
+Đã hình thành được chuỗi các trung tâm công nghiệp: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết
+Các ngành công nghiệp chủ yếu: cơ khí, chế biến nông–lâm–thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng.
+Trong vùng có một số nhà máy thủy điện như Sông Hinh, Vĩnh Sơn, Hàm Thuận-Đa Mi, A Vương.
+Nhiều khu kinh tế mở, khu công nghiệp được thành lập: Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất, Nhơn Hội.
Câu hỏi 18: Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Nêu tên các trung tâm công nghiệp theo quy mô từ lớn đến nhỏ ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.
2)Giải thích vì sao Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất cả nước.
Sử dụng Bản đồ:
-Công nghiệp chung (tr. 21)
-Vùng TDMNBB, vùng ĐBSH (tr.26)
Đáp án:
1)Tên các trung tâm công nghiệp theo quy mô từ lớn đến nhỏ ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận:
-Trên 120 nghìn tỉ đồng (Rất lớn): Hà Nội
-Từ >40 –120 nghìn tỉ đồng (lớn): Hải Phòng
-Từ 9-40 nghìn tỉ đồng (Trung bình): Phúc Yên, Bắc Ninh, Hạ Long
-Dưới 9 nghìn tỉ đồng (nhỏ): Việt Trì, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Bỉm Sơn, Thanh Hóa.
2)Giải thích:
Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất cả nước vì nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp như:
-Vị trí địa lí thuận lợi
-Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất khá hoàn chỉnh
-Nguồn lao động dồi dào, có trình độ
-Thị truờng tiêu thụ lớn
-Tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu khá phong phú.
Câu hỏi 19: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam, hãy cho biết Trung du và miền núi Bắc Bộ có các loại khoáng sản chủ yếu nào, phân bố ở đâu?
Sử dụng Bản đồ:
-Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng (tr. 26);
-Địa chất-khoáng sản (tr. 8).
Đáp án:
-Các loại khoáng sản chủ yếu: Than, sắt, thiếc, chì-kẽm, đồng, apatít, pyrit, đá vôi
-Phân bố:
+Than: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên
+Sắt: Yên Bái, Thái Nguyên, Cao Bằng
+Thiếc: Cao Bằng, Tuyên Quang
+Chì-kẽm: Bắc Kạn
+Đồng, vàng: Lào Cai
+Bô xít: Cao Bằng
+Apatít: Lào Cai
+Đá vôi: có ở nhiều nơi.
Câu hỏi 20: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Nêu tên và nơi phân bố các cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.
2)Trình bày những điều kiện thuận lợi về tự nhiên để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta.
3)Để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên cần có những giải pháp gì?
Sử dụng Bản đồ:
-Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên (tr. 28)
-Nông nghiệp chung (tr. 18)
-Nông nghiệp (tr. 19)
Đáp án:
1)Tên và nơi phân bố các cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên:
-Cà phê: Được trồng ở tất cả các tỉnh, trong đó nhiều nhất là Đắk Lắk, tiếp đến là Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông và KonTum
-Cao su: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và KonTum
-Chè: Lâm Đồng, Gia Lai
-Hồ tiêu, điều: Đắk Lắk, Gia Lai
2)Điều kiện tự nhiên
-Đất badan có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung thành những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn.
-Khí hậu cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô. Mùa khô là điều kiện thuận lợi để phơi sấy và bảo quản sản phẩm. Trên các cao nguyên cao hơn 1000m, khí hậu mát mẻ. Do đó Tây Nguyên trồng được cả cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.
3)Giải pháp:
-Hoàn thiện việc quy hoạch vùng chuyên canh cây công nghiệp, mở rộng diện tích cây công nghiệp có cơ sở khoa học, đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi
-Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.
-Đẩy mạnh chế biến, xuất khẩu.
Câu hỏi 21: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam, hãy nhận xét về sự phân bố dân cư ở nước ta.
Sử dụng Bản đồ Dân số (tr. 15).
Đáp án:
-Dân cư nước ta phân bố không đều giữa đồng bằng, ven biển với trung du, miền núi.
-Dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng và vung ven biển với mật độ dân số cao (dẫn chứng).
-Đồng bằng, ven biển còn là nơi tập trung nhiều đô thị lớn.
-Ở Trung du và miền núi dân cư thưa thớt hơn, mật độ dân số thấp (dẫn chứng)
Câu hỏi 22: Sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Sử dụng Bản đồ:
-Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên (tr. 28)
-Các ngành công nghiệp trọng điểm (tr. 22).
Đáp án:
-Tây nguyên là vùng có tiềm năng thủy điện lớn thứ 2 cả nước (sau Trung du và miền núi Bắc Bộ) và đang được khai thác, sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn.
-Thế mạnh này đã và đang được phát huy
+Trên sông Xê Xan: đã xây dựng nhà máy thủy điện Yali (công suất 720 MW), Xê Xan 3 và Xê Xan 3A; đang xây dựng Xê Xan 4.
+Trên sông Xrê Pôk: đã xây dựng nhà máy thủy điện Đrây H’ling (công suất 12 MW, đã được mở rộng lên 28 MW), đang xây dựng thủy điện Buôn Kuôp (công suất 280 MW), Buôn Tua Srah(85 MW), Xrê Pôk 3 (137 MW), Xrê Pôk 4 (33 MW), Đức Xuyên (58 MW)
+Trên sông Đồng Nai: đã xây dựng nhà máy thủy điện Đa Nhim (công suất 160 MW), đang xây dựng nhà máy thủy điện Đại Ninh (công suất 300MW), Đồng Nai 3 (180MW) và Đồng Nai 4 (340 MW)
-Việc xây dựng các nhà máy thủy điện, tạo điều kiện cho vùng khai thác có hiệu quả các thế mạnh kinh tế, thúc đẩy phát triển của vùng:
+Khai thác chế biến bôxít, lâm sản, sản phẩm cây công nghiệp.
+Đảm bảo nguồn nước tưới tiêu.
+Phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản
Câu hỏi 23: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Kể tên các khoáng sản chính của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2)Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Sử dụng Bản đồ:
-Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng (tr. 26)
-Địa chất- khoáng sản (tr. 8).
Đáp án:
1)Các khoáng sản chính: than, sắt, thiếc, chì-kẽm, apatít, đá vôi, đồng, sét làm xi măng và gạch ngói.
2)Những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
-Thuận lợi:
+Một số mỏ có trữ lượng khá lớn như: than (Quảng Ninh), quặng đồng-niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu), sắt (Yên Bái), apatít (Lào Cai).
+Một số mỏ nằm lộ thiên, có vị trí thuận lợi cho khai thác và vận chuyển.
-Khó khăn:
+Đa số các mỏ khoáng sản nằm ở nơi kết cấu hạ tầng chưa phát triển.
+Nhiều mỏ có trữ lượng không lớn
+Các vỉa quặng thường nằm sâu,
vì vậy việc khai thác đa số mỏ đòi hỏi phải có các phương tiện hiện đại và chi phí cao.
Câu hỏi 24: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Kể tên cá nhà máy điện có công suất trên 1000MW.
2)Nhận xét và giải thích sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng.
Sử dụng Bản đồ Các ngành công nghiệp trọng điểm (tr. 22).
Đáp án:
1)Tên các nhà máy điện có công suất trên 1000MW:
-Nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau
-Thủy điện: Hòa Bình, Sơn La (đang xây dựng)
2)Nhận xét và giải thích sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng:
-Ngành công nghiệp năng lượng phân bố không đều, những vùng có công nghiệp năng lượng phát triển mạnh hơn cả là Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên.
-Công nghiệp khai thác nhiên liệu gắn liền với sự phân bố các mỏ khoáng sản. Do đó công nghiệp khai thác than tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, công nghiệp khai thác dầu khí tập trung chủ yếu ở ĐNB.
-Các nhà máy thủy điện phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, vì đây là các vùng có tiềm năng thủy điện lớn.
-Các nhà máy nhiệt điện phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu là than, dầu mỏ, khí tự nhiên nên được phân bố tập trung ở vùng Đông Bắc và đang phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (dựa vào dầu khí).
Câu hỏi 25: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Cho biết 6 đô thị có số dân đông nhất nước ta. Trong số đó đô thị nào trực thuộc tỉnh?
2)Giải thích tại sao đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc.
Khai thác Bản đồ Dân số (tr. 15).
Đáp án:
1) 6 đô thị có số dân đông nhất nước ta: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Biên Hòa. Trong đó Biên Hòa là đô thị trực thuộc tỉnh.
2) Các đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc vì:
-Đô thị là nơi tập trung các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ)
-Các nguyên nhân khác (thu nhập, cơ hội tìm việc, cơ sở hạ tầng,…).
Câu hỏi 26: Dựa vào Átlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1)Kể tên các tỉnh thành phố của 3 vùng kinh tế trọng điểm.
2)Cho biết thế mạnh và thực trạng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Khai thác Bản đồ Các vùng kinh tế trọng điểm (tr. 30).
Đáp án:
1)Tên các tỉnh thành phố của 3 vùng kinh tế trọng điểm:
-Vùng KTTĐ phía Bắc: gồm 7 tỉnh- thành: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
-Vùng KTTĐ miền Trung: gồm 5 tỉnh-thành: Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
-Vùng KTTĐ phía Nam: gồm 8 tỉnh- thành: Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
2)Thế mạnh và thực trạng phát triển của vùng KTTĐ miền Trung:
-Thế mạnh:
+Ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, là của ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào nên có nhiều thuận lợi đối với việc phát triển KT và giao lưu hàng hóa
+Thế mạnh hàng đầu là khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến N-L-TS và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu KT theo hướng CNH, HĐH.
-Thực trạng:
+Quy mô GDP còn thấp nhất trong 3 vùng KTTĐ.
+Ngành nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP
+Đang triển khai các dự án lớn có tầm cỡ quốc gia. Trong tương lai sẽ hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, thị trường; phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thủy sản và các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch.
Câu hỏi 27: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên.
Khai thác Bản đồ:
-Dân số (tr. 15)
-Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên (tr. 28)
Đáp án:
-Trình bày: Tây Nguyên là một trong những vùng có mật độ dân cư thấp nhất so với cả nước với mật độ phổ biến từ 50-100 ng/km2
-Giải thích:
+Do Tây Nguyên có địa hình cao, là vùng KT chưa phát triển, hoạt động KT chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
+Ngay trong vùng cũng có biểu hiện phân bố dân cư không đều:
*Những nơi có mật độ từ 201-500 người/km2 và 501-1000 người/km2 như các thành phố Plâyku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận.
*Cấp từ 50-100 người/km2 và 101-200 người/km2 tập trung ở ven các đô thị và các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như vùng ven thành phố Buôn Ma Thuột, Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc…
*Cấp dưới 50 người/km2 tại các khu vực núi cao, rừng hoặc các nơi có điều kiện khó khăn cho sản xuất, vùng núi cao phía bắc cao nguyên Lâm Viên…
Câu hỏi 28: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, kể tên các tỉnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ. Trong đó tỉnh nào giáp biên giới với Trung Quốc?
Sử dụng Bản đồ:
-Hành chính (tr.4-5)
-Vùng TDMNBB, vùng ĐBSH (tr.26)
Đáp án:
-Tên các tỉnh ở TDMNBB:
+Tây Bắc: HBình, SLa, ĐBiên, LChâu
+Đông Bắc: LCai, YBái, PThọ, HGiang, TQuang, CBằng, BKạn, LSơn, Thái Nguyên, BGiang, Quảng Ninh.
-Tỉnh giáp với Trung Quốc là: ĐBiên, LChâu, LCai, HGiang, CBằng, LSơn, Quảng Ninh.
Câu hỏi 29: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày về qui mô và cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ.
Sử dụng Bản đồ:
-Vùng Đông Nam Bộ, ĐBSCL (tr.29)
-Công nghiệp chung (tr.21)
Trả lời:
-Có qui mô và cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.
-Thành phố Hồ Chí Minh: trung tâm công nghiệp lớn nhất nước, qui mô hơn 120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành công nghiệp gồm: cơ khí, luyện kim, điện tử, hoá chất….
-Biên Hoà: trung tâm công nghiệp lớn, qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí, điện tử, hoá chất, dệt…
-Vũng Tàu: trung tâm công nghiệp lớn, qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí, dầu khí, nhiệt điện, đóng tàu…
-Thủ Dầu Một: trung bình, qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí, điện tử, hoá chất…
Câu hỏi 30: Dựa vào atlat Địa Lý VN, hãy nêu đặc điểm phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Những khó khăn chính về tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của vùng này?
Sử dụng bản đồ:
-Các nhóm đất và loại đất chính (tr. 11)
-Vùng ĐNB, ĐBSCL (tr.29)
Đáp án:
a/Đồng bằng sông Cửu Long có 3 nhóm đất chính là:
-Đất phù sa ngọt: chiếm 30% diện tích đồng bằng, phân bố dọc theo sông Tiền, sông Hậu.
-Đất phèn: chiếm khoảng 41% diện tích đồng bằng, phân bố tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, trung tâm bán đảo Cà Mau
-Đất mặn: chiếm khoảng 19% diện tích đồng bằng, phân bố ven biển Đông và vịnh Thái Lan
b/Hạn chế về tự nhiên:
-Mùa khô kéo dài, đất phèn, mặn nhiều
-Khoáng sản còn hạn chế
Vẽ lát cắt địa hình:
-Ta kẻ đường thẳng AB dọc theo lát cắt cần vẽ.
-Áp tờ giấy vẽ sát đường AB và đánh dấu các điểm cần thể hiện lên giấy vẽ (đường bình độ, con sông, đỉnh núi,…), ghi luôn độ cao. Chỉ đánh dấu những yếu tố lớn để phân tích sau này mà thôi.
-Chọn tỉ lệ: Cả chiều đứng và chiều ngang (độc lập)
+Kẻ đường thẳng theo đề cho và đánh dấu các điểm cần thiết.
+Phía dưới vẽ 1 đường thẳng song song với đường trên với tỉ lệ cần rút ngắn; và nối dài 2 đầu mút của 2 đường thẳng, sẽ gặp nhau tại 1 điểm (điểm O).
+Nối các điểm đã đánh dấu lại ta sẽ có lát cắt mới.
+Đánh dấu độ cao; nối lại theo dạng hơi lượn cong cho hợp lý với thực tế.
A
B
A’
B’
C
D
E
F
G
C’
D’
E’
F’
G’
O
Thân chào
CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Minh Hiển
Dung lượng: 7,72MB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)