ÔN ĐỊA ĐIỂM CAO

Chia sẻ bởi Trần Thị Thủy | Ngày 17/10/2018 | 64

Chia sẻ tài liệu: ÔN ĐỊA ĐIỂM CAO thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

Đề cương ôn tập Địa lí 8 cuối năm 2015-2016
1,Trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa nước ta
-> * Trình bày:
_ Tính nhiệt đới:
+, nhiệt độ trung bình lớn hơn 21 độ C, cao dần từ B vào N.
+, Số giờ trong năm nhiều: từ 1400-3000 giờ/năm.
+,năng lượng bức xạ cao trên 1 triệu kclo/m2.
Giải thích: lãnh thổ nước ta trải dài từ 23 độ 23 phút B đến 8 độ 34 phút B nằm trong nội chí tuyến của nửa cầu bắc nên nhận được lượng nhiệt lớn.
_Tính gió mùa: nước ta có 2 mùa gió đối lập nhau
+, mùa gió ĐB: lạnh, khô.
+, Mùa gió TN : nóng ẩm, mưa nhiều.
Giải thích: vị trí nước ta nằm gần như là trung tâm của khu vực ĐNÁ, là nơi tiếp xúc của các luồng gió mùa.
_ Tính ẩm :
+, Lượng mưa lớn:1500-2000 mm/năm.
+, độ ẩm cao trên 80%.
Giải thích:
+, Gió mùa TN thổi khối khí nóng ẩm từ biển Đông vào làm cho mưa nhiều vào mùa hạ.
+, Vị trí nước ta nằm giáp biển Đông tăng tính ẩm , lãnh thổ nước ta kéo dài và hẹp ngang, mặt khác bề ngang lại nghiêng dần ra biển nên nước ta ở vị trí đón gió.
2,Hãy chứng minh sự thất thường của khí hậu nước ta. Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền nào?vì sao?
-> * Sự thất thường của khí hậu nước ta :
_ Có năm rét sớm có năm rét muộn.
_ Có năm rét nhiều có năm rét ít.
_ Có năm có bão có năm không có bão.
_ Có năm có mưa nhiều có năm khô hạn
Tính thất thường càng diễn ra thất thường khi chịu biến đổi khí hậu hoặc các hiện tượng Ennino, Nanila…
*Sự thất thường thường diễn ra ở miền Bắc từ dãy núi Bạch Mã trở ra.Nguyên nhân:
_ Miền Bắc có vị độ cao hơn miền Nam mà miền Bắc lại đón gió ĐB đầu tiên, gió mùa ĐB mang lại khối khí lạnh khô làm cho nền nhiệt độ giảm sâu gây nên mùa đông miền Bắc lạnh.
_ Miền Bắc với địa hình có các dãy núi vòng cung đón gió mùa ĐB, mặt khác dãy núi Bạch Mã ngăn cách miền Bắc vói miền Nam lại chắn gió ĐB ngăn sự ảnh hưởng của gió vào miền Nam.
3. Nêu và giải thích đặc điểm sông ngời VN
_ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước
Có 2360 con sông dài trên 10km.trong đó chiếm 93% là các con sông nhỏ, ngắn, dốc.
Giải thích: nước ta nằm ở vị trí nhiệt đới gió mùa nên mưa nhiều( 1500-2000 ml/năm).
_ Hướng chảy : có 2 hướng chính
+, hướng TB-ĐN: Sông Hồng, Sông Tiền, Sông Hậu,…
+,hướng vòng cung: Sông Thương, Sông Gâm,…
Giải thích: do sông bắt nguồn từ núi nên hướng núi sẽ phân bố hướng chay của sông
+, Sông bắt nguồn từ hướng TB_ĐN thì sẽ chảy theo hướng này
+, sông bắt nguồn từ hướng vòng cung thì sẽ chảy theo hướng vòng cung.

_Thủy chế: thay đổi theo mùa
+, mùa cạn
+, mùa lũ: chiếm 70-80% lượng nước trong năm
Giải thích: do khí hậu nước ta có 2 mùa mùa khô và mùa mưa nên :
+, mùa khô làm nên mùa cạn sông ngòi
+, mùa mưa làm nên mùa lũ của sông ngòi.
_Hàm lượng phù sa
+, hàm lượng phù sa là 223 g cát bùn/m^3 nước
+, toog hàm lượng phù sa là 200 triệu tấn /năm.
Giải thích:
+, ¾ diện tích nước ta là đồi núi có lớp phong hóa dày
+, Khí hậu nước ta có mưa lớn tập trung vào một mùa nên tốc độ xói mòn, rửa trôi, xâm thực lớn khiến cho lượng cát bùn trong lớp phong hóa bị cuốn trôi vào sông lớn.
4, Nêu và giải thích đặc điểm thủy chế sông ngòi Bắc,Trung,Nam Bộ
_Thủy chế sông ngòi Bắc Bộ: thay đổi theo mùa
+, mùa lũ tập trung nhanh, đột ngột kéo dài từ t6-t10
Nguyên nhân: do mạng lưới sông ngòi Bắc Bộ có dạng nan quạt có đỉnh tại đồng bằng sông Hồng nên khi mưa xuống, lượng nước tập trung về đồng bằng sông Hồng nhanh và đột ngột trong khi sông đổ ra biển lại ít nhỏ nên mùa lũ kéo dài
+, Trung Bộ: thay đổi theo mùa
Mùa lũ muộn lên nhanh và đột ngột, rút nhanh (từ t9-t12)
Nguyên nhân: sông ngòi Bắc Bộ bắt nguồn từ phía đông dãy Trường Sơn mà dãy núi lại lan sát ra biển
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thủy
Dung lượng: 38,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)