Olympic Văn 7 Thái Hòa

Chia sẻ bởi Cao Xuân Hùng | Ngày 11/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Olympic Văn 7 Thái Hòa thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ THÁI HÒA
KỲ THI OLYMPIC HỌC SINH THCS
NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Ngữ văn 7


Thời gian: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)


Câu 1: (2 điểm)
Hãy lí giải hành động “ngẩng đầu” và “cúi đầu” của tác giả Lí Bạch trong bài thơ “Tĩnh dạ tứ”.
Câu 2: (6 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
( Mùa xuân của tôi- Vũ Bằng- Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 3: (12 điểm)
Trong truyện ngắn Sống chết mặc bay tác giả Phạm Duy Tốn đã khéo léo kết hợp phép tương phản và tăng cấp để vạch trần bản chất lòng lang dạ thú của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.
Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.










PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ THÁI HÒA
KỲ THI OLYMPIC HỌC SINH THCS
NĂM HỌC 2012-2013


HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 7

Câu 1: (2điểm)
Hai hành động liền nhau thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả:
+ Hành động “ngẩng đầu”: kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng ? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng (1 điểm)
+ Hành động “cúi đầu” ( Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình: Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu ( Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng (1,0 điểm).
Câu 2: (6 điểm)
* yêu cầu về kỹ năng : Viết đúng kiểu bài cảm thụ văn học,có bố cụ ba phần rõ ràng.
*Yêu cầu về nội dung:
Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. (1,0điểm)
Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân(1.0 điểm)
Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu. (1.0 điểm)
Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình không có gì lạ hết. Cách so sánh, đối chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: Ai bảo được non đừng thương nướcthì mới hết được người mê luyến mùa xuân. Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng thương, đthươngai bảo được…ai cấm được…ai cấm được…ai cấm được…Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động. (3.0 điểm)


Câu 3: 12 điểm:
* Yêu cầu về kĩ năng: Làm đúng kiểu bài nghị luận giải thích kết hợp chứng minh. Bố cục chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu…
*
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Xuân Hùng
Dung lượng: 40,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)