Nv7

Chia sẻ bởi Thái Bá Tài | Ngày 11/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: nv7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

;Câu 1 (2 điểm) Cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du ở hai câu thơ (miêu tả nỗi lòng Kiều khi rơi vào Lầu xanh) sau đây có gì đặc biệt? Hãy phân tích ý nghĩa của cách sử dụng ấy: Mặt sao dày gió dạn sương Thân sao bướm chán ong chường bấy thân? Câu 2 (8 điểm) Nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) là một phụ nữ đẹp người, đẹp nết, luôn khát khao được sống êm ấm, hạnh phúc nhưng rồi số phận lại kết cục hết sức bi thương. Cái chết của nhân vật này có một ý nghĩa phê phán rất sâu sắc, nhằm vào các đối tượng sau: a. Chiến tranh phong kiến. b. Chế độ nam nữ bất bình đẳng của xã hội cũ. c. Sự ghen tuông mù quáng của người đời (cụ thể là Trương Sinh). Bằng hiểu biết của mình, em hãy phân tích, lí giải để thấy rõ đâu là đối tượng phê phán chính của tác giả. Ghi chú: Học sinh cần phân tích, xem xét từng đối tượng cụ thể. Đối tượng được xác định là mục tiêu phê phán chính cần bàn bạc kĩ hơn. ĐỀ SỐ I: cảm nhận vẻ đẹp cảnh ra khơi trong các câu sau khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng dân trai tràng bơi thuyền đi đánh cá. chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. cánh buồm giương to như mảnh hồn làng rướn thân trắng bao la thâu góp gió..." (quê hương - Tế Hanh) " Mặt trời xuống biển như hòn lửa. sóng đã cài then đêm sập cửa. đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, câu hát căng buốm cùng gió khơi." (Đoàn thuyền đấnh cá- Huy Cận) câu 2: ý nghĩa của tình yêu thương câu 3: dựa vào cốt truyện cổ tích vợ chàng Trương nhưng "chuyện người con gái Nam Xương" đã khẳng định được những sáng tạo tài hoa của Nguyễn Dữ. Bằng hiểu biết của em về thiên truyện thứ 16 trong tập " truyền kì mạn lục" của nhà văn, hãy làm sáng tỏ những sáng tạo của tác giả được thể hiện trong tác phẩm đó. đề 2: câu 1: cảm nhận về ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong tác phẩm " chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyến Dữ câu 2: hãy cùng bạn em hướng tới trường học thân thiện câu 3: văn học hiện đại Việt Nam từ năm 1945- 1975 có sự kết hợp hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn. Bằng hiểu biết của em về một số tác phẩm văn học trong chưng trình ngữ văn 9 hãy làm sáng tỏ Câu 1: "Không, cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng đáng buồn theo một nghĩa khác". Tại sao ông lão lại rút ra triết lý như vậy? Em thử lí giải theo cách hiểu của em Câu 2: Bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là một khúc ca lao động. Nó gieo vào lòng người đọc niềm hăng say phấn khởi của chính những con người ngư dân vùng biển. Bằng hiểu biết của mình, em hãy viết 1 đv khoảng 1 trang giấy thi làm rõ điều đó Câu 3: Phân tích nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn DU trong đoạn trích "cảnh ngày xuân" ở tác phẩm Truyện Kiều mà em đã được học. Câu 1( 6 điểm) Viết 1 bài đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi trình bày những cảm nhận của em về bài thơ sau: Ai sống với niềm vui ko gian Chẳng ưa tính cuộc đời bằng sau trước Xin tặng bạn thời gian làm cây thước Đo lòng nguời. Ai sống với niềm say lớn lao Quý cuộc đời từng giây từng phút Xin tặng bạn thời gian làm nghị lực Đứng tầm cao. Ai sống với niềm đau trái ngang Đời bỏng rát từng giây, từng phút Xin tặng bạn thời gian làm liều thuốc Chữa lành tất cả các vết thương! ( Lệ Thu, báo Văn nghệ, số Tết Bính Tuất 2006 ) Câu 2 ( 14 điểm) Có tác phẩm nhận định: Sách giáo khoa Ngữ văn 9 ( tập 1- nxb Giáo dục năm 2005 ) đã thành công trong việc tổng hợp hình tượng người lính cụ Hồ qua 3 thời kì chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ và sau chiên tranh (1978) Dựa vào các tác phẩm đã học em hãy chứng minh nhận định trên De` bai`1(đề mặt bằng) Câu 1:Trong những câu thơ dưới đây, trường hợp nào từ ``Mưa`` đã được nhà thơ Nguyễn Du dùng với nghĩa gốc và trường hợp nào dùng với nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa của từ "Mua" trong từng câu (1.5 điểm) a/ Tiếng mau sầm sập như trời đổ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thái Bá Tài
Dung lượng: 49,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)