Núi Bai Thơ
Chia sẻ bởi Trương Hà |
Ngày 24/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: Núi Bai Thơ thuộc Địa lí 8
Nội dung tài liệu:
Chào mừng các bạn đến với phần thuyết trình của tổ 1!
Au: Hoàng Ngọc Quỳnh
Des: Phạm Linh
Presenters: Trương Hà
Tìm hiểu về cụm di tích :
Núi bài thơ
1. Vị trí
Núi Bài Thơ cao gần 200m, nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long, là một trong những núi cao nhất vùng biển Cửa Lục. Ba mặt của núi giáp với khu dân cư, phía tây và phía nam nằm sát với Vịnh Hạ Long. Núi trước đây có tên là Truyền Đăng (dân gian quen gọi là núi Rọi Đèn).
Xuất xứ của tên gọi này là do trước đây, những người lính gác tiền tiêu trên đỉnh núi mỗi khi có báo động thì đốt lửa báo tin và vào buổi tối thì thắp những ngọn đèn như ngọn hải đăng báo hiệu… Và có lẽ từ sau khi vua Lê Thánh Tông để lại bài thơ trên vách núi thì núi mới được đổi tên là núi Đề Thơ, sau đó là núi Bài Thơ cho đến ngày hôm nay.
Vịnh Hạ Long nhìn từ núi bài thơ
2. Lịch sử hình thành
Núi hình thành từ kỷ Đê-vôn, trong cuộc vận động tạo núi Indonesia. Đỉnh cao nhất của núi có hình ngọn mác chĩa lên trời, đấy là cốt + 168 m, phía dưới có nhiều ngọn, nhiều mỏm chông chênh, vách đá dựng đứng, những lèn đá tai mèo nhọn hoắt làm cho núi có một vẻ cổ kính, huyền bí.
Từ nhiều góc độ người ta nhìn thấy núi có lúc dáng như hổ phục, lúc có dáng như sư tử vờn mồi, lúc có dáng như con rồng sắp cất cánh.
Núi Bài Thơ thuở xưa có tên núi Rọi Đèn, tên chữ là Truyền Đăng Sơn. Tương truyền rằng, ngày xưa lính thú gác trên núi hễ có giặc giã đến thì đốt lửa báo về kinh thành. Từ đó xuất hiện tên núi Truyền Đăng.
*Có thể bạn chưa biết
Vừa qua, cùng dòng người leo lên đỉnh núi Bài Thơ có độ cao 200m chúng tôi cảm thấy bất ngờ trước thắng cảnh lịch sử đang bị xâm hại, trở nên hoang tàn. Ngay từ lối vào vốn đã nhỏ hẹp lại bị một ngôi nhà cấp 4 được gắn biển “Chào mừng Đại hội X Công đoàn tỉnh Quảng Ninh” chặn lại chỉ còn một ngách đi bé tí vừa một người lọt qua được. Mỗi lần đi qua đây du khách phải trả 5.000 đồng/người mới được mở cổng để đi lên núi.
Theo người dân ở đây thì ngôi nhà luôn đóng kín cửa nên không rõ bên trong có những gì, trước cửa nhà chất đầy đồ phế liệu cùng những lồng nuôi nhốt gia súc chắn ngang lối đi. Trên đường lên núi đầy phân dê bốc mùi hôi nồng nặc. Đi sâu vào bên trong, khi nhìn thấy đàn dê lên đến vài chục con được nhốt trong nhà di tích tổng đài, chúng tôi mới hiểu con đường này hàng ngày vẫn dành cho dê đi lại. Tiếp tục vượt qua vài chục bậc thang lên cao, vào trong hang gắn biển “di tích tổ đường dây” chúng tôi cũng thấy toàn vỏ bánh, vỏ lon nước ngọt la liệt khắp nơi. Ngôi nhà chờ nằm ở giữa đường lên núi cửa bị bật tung, tường nhà bị một số người thiếu ý thức viết vẽ linh tinh, bên trong nhà hôi hám bẩn thỉu.
Chúng tôi càng leo lên gần tới đỉnh núi đường càng khó đi bởi các bậc xây bị bung vỡ hết, cây bị chặt chết khô chắn mất đường đi. Lên tới đỉnh núi ai cũng cảm thấy thanh thản khi vừa được thu vào tầm mắt hàng trăm hòn đảo đá nhấp nhô trên Vịnh Hạ Long, vừa được ngắm toàn cảnh TP Hạ Long với nhiều kiểu kiến trúc. Tuy nhiên, khi nhìn thấy tấm bia đá bị gạch xoá chi chít đến nỗi không đọc được các dòng chữ ghi lại chứng tích lịch sử đề ở trên (không chỉ tấm bia đá mà bất kỳ chỗ nào có thể ghi chữ cũng bị những người vô ý thức leo núi từ trước đó viết lên) thì ai cũng cảm thấy bất bình.
Đường lên núi bài thơ
* Các hình ảnh về núi bài thơ
Đường lên núi nguy hiểm, khó đi
Từ núi Bài Thơ nhìn xuống
Cột cờ núi Bài Thơ
Di tích Bài thơ của Nhà vua Lê Thánh Tông trên vách núi Bài Thơ (TP Hạ Long)
Xin cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi phần thuyết trình tổ 1!
Chúc các bạn có tiết học vui vẻ
Au: Hoàng Ngọc Quỳnh
Des: Phạm Linh
Presenters: Trương Hà
Tìm hiểu về cụm di tích :
Núi bài thơ
1. Vị trí
Núi Bài Thơ cao gần 200m, nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long, là một trong những núi cao nhất vùng biển Cửa Lục. Ba mặt của núi giáp với khu dân cư, phía tây và phía nam nằm sát với Vịnh Hạ Long. Núi trước đây có tên là Truyền Đăng (dân gian quen gọi là núi Rọi Đèn).
Xuất xứ của tên gọi này là do trước đây, những người lính gác tiền tiêu trên đỉnh núi mỗi khi có báo động thì đốt lửa báo tin và vào buổi tối thì thắp những ngọn đèn như ngọn hải đăng báo hiệu… Và có lẽ từ sau khi vua Lê Thánh Tông để lại bài thơ trên vách núi thì núi mới được đổi tên là núi Đề Thơ, sau đó là núi Bài Thơ cho đến ngày hôm nay.
Vịnh Hạ Long nhìn từ núi bài thơ
2. Lịch sử hình thành
Núi hình thành từ kỷ Đê-vôn, trong cuộc vận động tạo núi Indonesia. Đỉnh cao nhất của núi có hình ngọn mác chĩa lên trời, đấy là cốt + 168 m, phía dưới có nhiều ngọn, nhiều mỏm chông chênh, vách đá dựng đứng, những lèn đá tai mèo nhọn hoắt làm cho núi có một vẻ cổ kính, huyền bí.
Từ nhiều góc độ người ta nhìn thấy núi có lúc dáng như hổ phục, lúc có dáng như sư tử vờn mồi, lúc có dáng như con rồng sắp cất cánh.
Núi Bài Thơ thuở xưa có tên núi Rọi Đèn, tên chữ là Truyền Đăng Sơn. Tương truyền rằng, ngày xưa lính thú gác trên núi hễ có giặc giã đến thì đốt lửa báo về kinh thành. Từ đó xuất hiện tên núi Truyền Đăng.
*Có thể bạn chưa biết
Vừa qua, cùng dòng người leo lên đỉnh núi Bài Thơ có độ cao 200m chúng tôi cảm thấy bất ngờ trước thắng cảnh lịch sử đang bị xâm hại, trở nên hoang tàn. Ngay từ lối vào vốn đã nhỏ hẹp lại bị một ngôi nhà cấp 4 được gắn biển “Chào mừng Đại hội X Công đoàn tỉnh Quảng Ninh” chặn lại chỉ còn một ngách đi bé tí vừa một người lọt qua được. Mỗi lần đi qua đây du khách phải trả 5.000 đồng/người mới được mở cổng để đi lên núi.
Theo người dân ở đây thì ngôi nhà luôn đóng kín cửa nên không rõ bên trong có những gì, trước cửa nhà chất đầy đồ phế liệu cùng những lồng nuôi nhốt gia súc chắn ngang lối đi. Trên đường lên núi đầy phân dê bốc mùi hôi nồng nặc. Đi sâu vào bên trong, khi nhìn thấy đàn dê lên đến vài chục con được nhốt trong nhà di tích tổng đài, chúng tôi mới hiểu con đường này hàng ngày vẫn dành cho dê đi lại. Tiếp tục vượt qua vài chục bậc thang lên cao, vào trong hang gắn biển “di tích tổ đường dây” chúng tôi cũng thấy toàn vỏ bánh, vỏ lon nước ngọt la liệt khắp nơi. Ngôi nhà chờ nằm ở giữa đường lên núi cửa bị bật tung, tường nhà bị một số người thiếu ý thức viết vẽ linh tinh, bên trong nhà hôi hám bẩn thỉu.
Chúng tôi càng leo lên gần tới đỉnh núi đường càng khó đi bởi các bậc xây bị bung vỡ hết, cây bị chặt chết khô chắn mất đường đi. Lên tới đỉnh núi ai cũng cảm thấy thanh thản khi vừa được thu vào tầm mắt hàng trăm hòn đảo đá nhấp nhô trên Vịnh Hạ Long, vừa được ngắm toàn cảnh TP Hạ Long với nhiều kiểu kiến trúc. Tuy nhiên, khi nhìn thấy tấm bia đá bị gạch xoá chi chít đến nỗi không đọc được các dòng chữ ghi lại chứng tích lịch sử đề ở trên (không chỉ tấm bia đá mà bất kỳ chỗ nào có thể ghi chữ cũng bị những người vô ý thức leo núi từ trước đó viết lên) thì ai cũng cảm thấy bất bình.
Đường lên núi bài thơ
* Các hình ảnh về núi bài thơ
Đường lên núi nguy hiểm, khó đi
Từ núi Bài Thơ nhìn xuống
Cột cờ núi Bài Thơ
Di tích Bài thơ của Nhà vua Lê Thánh Tông trên vách núi Bài Thơ (TP Hạ Long)
Xin cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi phần thuyết trình tổ 1!
Chúc các bạn có tiết học vui vẻ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Hà
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)