Nội dung tập huấn

Chia sẻ bởi Phan Dang Viet | Ngày 12/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: Nội dung tập huấn thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:




TẬP HUẤN CẤP TRƯỜNG
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRÊN PHƯƠNG DiỆN XÂY DỰNG TẦM NHÌN - SỨ MỆNH - VĂN HOÁ NHÀ TRƯỜNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC HỒI
TRƯỜNG TiỂU HỌC NGUYỄN HUỆ
Sa loong, tháng 9 năm 2010
THỰC HiỆN: HT PHAN ĐĂNG ViỆT
2
TiẾP CẬN ĐỀ ÁN BỒI DƯỠNG
HiỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
THEO HÌNH THỨC LIÊN KẾT ViỆTNAM –SINGAPORE
Chình Phủ Việt Nam
Chính phủ Singapore
Bộ Giáo dục
Bộ GD&ĐT
Học viện QLGD Việt Nam
Học viện Giáo dục Singapore
ĐỀ ÁN BỒI DƯỠNG 30.000 HiỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
THEO HÌNH THỨC LIÊN KẾT ViỆTNAM –SINGAPORE
3

MỤC ĐÍCH

Trang bị cho hiệu trưởng trường phổ thông Việt Nam về đổi mới tư duy lãnh đạo, quản lý các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của nhà trường trong môi trường có nhiều thay đổi (nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, quá trình toàn cầu hóa, tiến trình hội nhập quốc tế, … của Việt Nam)

D?i m?i lónh d?o v� qu?n lý tru?ng ph? thụng.
Lónh d?o v� qu?n lý s? thay d?i tru?ng ph? thụng
Van húa nh� tru?ng
L?p k? ho?ch chi?n lu?c tru?ng ph? thụng
Lónh d?o phỏt tri?n d?i ngu
Huy d?ng ngu?n l?c phỏt tri?n tru?ng ph? thụng
Phỏt tri?n giỏo d?c to�n di?n h?c sinh ph? thụng.
Nghiờn c?u th?c t?
6
Thực hiện hiệu quả 4 trụ cột của GD và triết lý học suốt đời !
HỌC SUỐT ĐỜI
Mục tiêu kép
đối với GDPT
Mục tiêu giáo dục của chúng ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, và nghề nghiệp hướng tới xây dựng con người trong thời kỳ Chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kiểu quản lí nhà trường theo:
+ Chu kì truyền thống ( Kế, Tổ, Đạo, Kiểm)
+ Chuẩn nhà trường ( Chuẩn quốc gia…)
+ Chuẩn chất lượng (Kiểm định)
Xây dựng tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi
Văn hoá nhà trường
Các hoạt động dạy học, giáo dục
Hoạt động 1
CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG (tự làm trong 10 phút)
Anh(Chị) có thể chỉ ra 01 vấn đề “nóng nhất” mà bạn cho rằng trường mình cần thay đổi trong thời gian sớm nhất?
Sứ mệnh – Giá trị
Mục tiêu và các giải pháp
Tầm nhìn













THPT PHẠM VĂN ĐỒNG
Về tầm nhìn:
“ Nhà trường phấn đấu là một trong những trường hàng đầu của tỉnh, giáo dục học sinh trở thành những công dân mang bản sắc văn hóa dân tộc rõ nét, có nhân cách và trí tuệ ngang tầm thời đại. Nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới xuất sắc”.
Về sứ mệnh:
“ Tạo dựng môi trường học tập có nề nếp, kỷ cương tốt. Phát huy truyền thống nhà trường có chất lượng giáo dục cao, tạo mọi điều kiện để mỗi học sinh được phát triển năng lực cá nhân và tư duy độc lập, sáng tạo”.
Về những giá trị cốt lõi:
“ Đoàn kết – Bình đẳng – Thân thiện - Tự trọng
Hợp tác – Trách nhiệm – Sáng tạo – Khát vọng vươn lên”.


Hoạt động 2: (thảo luận trong 10 phút)
Vai trò của đội ngũ đối với sự phát triển nhà trường?
Phát triển nhà trường
Người lãnh đạo
vạch định
kế hoạch
Đội ngũ là người cùng
xây dựng và thực hiện
kế hoạch,Chiến lược
phát triển nhà trường
Cùng xây dựng,
vun trồng và phát triển
văn hoá Nhà trường
Huy động và sử dụng
nguồn lực có hiệu quả
Giữ vai trò quyết định
 Sự mặn mà tất cả các hoạt động của đội ngũ là sự thành công của nhà trường
Bồi dưỡng đội ngũ
Người được HT giao quyền phải hiểu được mục tiêu, nội dung và cách thực để thực hiện.
Biết tạo ra sự tự tin cho người được hỗ trợ
Nếu người được hỗ trợ yếu hơn thì phải kiên nhẫn, giữ bí mật điều đó.
Tôn trọng người được hỗ trợ ( không chê bai….)
Cách góp ý giờ dạy
Phương pháp:
3 điều mới đã học ( Học được từ người dạy)
2 câu hỏi muốn hỏi (Đặt ra đối với người dạy)
1 áp dụng nguyên tắc khác (VD sử dụng hình thức khác, ĐDDH khác…)
Phương châm: “Mở miệng là phải khen”
Dạy học “học sinh làm trung tâm”
+ Được suy nghĩ nhiều hơn
+ Hành động nhiều hơn
+ Hợp tác học tập với nhau nhiều hơn
+ Bày tỏ ý kiến của mình nhiều hơn.
Mô hình: “ Dạy ít, học nhiều” (6 ng. tắc)
Hoạt động giảng dạy
Phương pháp dạy học hiện đại, tích cực
Hoạt động NGLL
Hiện nay hoạt động NGLL chưa có hiệu quả, nửa vời!
GD kĩ năng sống (gồm các kĩ năng sau)
Kĩ năng làm chủ cuộc sống
Kĩ năng phòng chống các tệ nạn xã hội
Kĩ năng làm chủ trong học tập: tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo trong học tập
Kĩ năng giao tiếp và hội nhập











Khái niệm VHNT: Văn hoá nhà trường có đầy đủ đặc tính của văn hoá tổ chức song nó có những đặc trưng riêng.
Văn hoá nhà trường là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử... đặc trưng của một trường học, tạo nên sự khác biệt với các tổ chức khác.
Văn hoá nhà trường liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một nhà trường. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý, mục tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý... bầu không khí tâm lý. Thể hiện thành hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử... được xem là tốt đẹp và được mỗi người trong nhà trường chấp nhận.
















* Ảnh hưởng của văn hoá nhà trường đến giáo viên
  Khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các giáo viên
  - Giáo viên cảm thấy thoải mái dễ dàng thảo luận về những vấn đề hay khó khăn mà họ đang gặp phải.
  - Giáo viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn.
  - Giáo viên tích cực trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạy.
  - Giáo viên quan tâm đến công việc của nhau.
  - Giáo viên cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra. 
  Tạo bầu không khí tin cậy thúc đẩy giáo viên quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập: 
  - Bầu không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau tạo động lực để giáo viên quan tâm cải tiến nâng cao chất lượng dạy và học.
 - Cải thiện thành tích giảng dạy và học tập của trường. 
  











Ngành giáo dục tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào thi đua "Dạy tốt - học tốt"; tiếp tục cuộc vận động "Xây dựng - Kỷ cương - Tình thương – Trách nhiệm" ở mức cao hơn; các phong trào thi đua: "Giỏi việc nước - Đảm việc nhà", "Trường Xanh - Sạch - Đẹp", "Hội thi giáo viên giỏi" và các hoạt động khác thu hút hàng ngàn giáo viên hưởng ứng nhằm chung sức xây dựng cuộc sống văn hoá nhà trường lành mạnh. Song bên cánh đó vẫn còn 1 vài giáo viên ứng xử thiếu văn hoá với đồng nghiệp, với quần chúng xung quanh, cá biệt với học sinh: Giáo viên còn thiếu thân thiện với học sinh; khi lên lớp không đồng phục, chửi mắng học sinh “đồ ngu” …















Những đặc điểm của một nhà trường thành công (9 đặc điểm)
  - Dạy học hướng vào học sinh, lấy học sinh làm trung tâm.
  - Chương trình học đảm bảo tính học thuật, tính khoa học.
  - Phương pháp giảng dạy tích cực hoá người học, kích thích tự học.
  - Khuyến khích trao đổi chia sẻ kinh nghiệm.
  - Thúc đẩy, cổ vũ tinh thần hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm.
  - Đẩy mạnh bồi dưỡng, phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên (Hiệu trưởng có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn cho GV; Khuyến khích GV tích cực học hỏi, thường xuyên dự giờ, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn; Thiết lập quy trình, công cụ giám sát, đánh giá khen thưởng hợp lý, nhằm thúc đẩy GV cải thiện, nâng cao chuyên môn).
 








- Chia sẻ vai trò lãnh đạo (hiệu trưởng và các giáo viên phải cùng làm việc, cùng hoạt động với tinh thần hợp tác và cộng tác).
  - Nuôi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
  - Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hỗ trợ, gần gũi với cộng đồng (Nhà trường luôn luôn hỗ trợ cộng đồng, cung cấp các dịch vụ có chất lượng tốt về giáo dục cho cộng đồng và ngược lại cộng đồng luôn luôn hỗ trợ lại nhà trường).












* Quy định, quy tắc ứng xử: HS-HS, HS-GV, GV-GV, GV-HT, HT-HS. Các quy định, quy tắc này tuỳ thuộc điều kiện từng trường, chúng có thể gồm các tuyên bố sau:
  + Tôn trọng người khác.
  + Tôn trọng lời hứa/sự cam kết và hợp đồng.
  + Trung thực.
  + Tránh cách nói mỉa mai, chỉ trích,… làm tổn thương người khác.
  + Luôn tìm ưu điểm ở người khác.
  + Đặt vị trí mình vào vị trí người khác để đối xử.
  - Xây dựng các quy tắc ứng xử  với môi trường
  + Bảo vệ sức khỏe. 
  + Giữ gìn vệ sinh trường, lớp.
  + Bảo vệ môi trường sống.
  + Tiết kiệm năng lượng.
















Những biểu hiện của văn hoá nhà trường tích cực, lành mạnh
- Nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau; 
- Mỗi cán bộ, giáo viên đều biết rõ công việc mình phải làm, hiểu rõ trách nhiệm, luôn có ý thức chia sẻ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra các quyết định dạy và học; 
- Coi trọng con người, cổ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người; 
- Nhà trường có những chuẩn mực để luôn luôn cải tiến, vươn tới;
- Sáng tạo và đổi mới;
- Khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học; Giáo viên được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong mọi hoạt động của nhà trường;
- Khuyến khích đối thoại và hợp tác, làm việc nhóm 
- Chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn
- Chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm
 - Chia sẻ tầm nhìn 
- Nhà trường thể hiện sự quan tâm, có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi kéo cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề của giáo dục.











* Những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh (phi văn hoá) trong nhà trường:
- Sự buộc tội, đổ lỗi cho nhau
- Sự kiểm soát quá chặt chẽ đánh mất quyền tự do và tự chủ của cá nhân
- Quan liêu, nguyên tắc một cách máy móc
- Trách mắng học sinh vì các em không có sự tiến bộ
- Thiếu sự động viên khuyến khích
- Thiếu sự cởi mở, thiếu sự tin cậy
- Thiếu sự hợp tác, thiếu sự chia sẻ học hỏi lẫn nhau
- Mâu thuẫn xung đột nội bộ không được giải quyết kịp thời

 Xây dựng tầm nhìn- sứ mạng-giá trị (Xác định các giá trị đã có, từ đó xây dựng tầm nhìn và đề ra sứ mệnh)
Lưu ý: Ngắn gọn, rõ ý đúng với đặc điểm nhà trường ( về KT, KN học sinh…)
“Tận tâm, tận tụy, tận lực, tất cả hết lòng vì học sinh thân yêu”; 

Xây dựng môi trường thân thiện, đoàn kết, sáng tạo, có hiệu quả.
 Giá trị cốt lõi, tức là văn hoá nhà trường.
34
Xin chân thành cám ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Dang Viet
Dung lượng: 351,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)