Nội dung ôn tập SH9 HKII (Năm học 2014 - 2015) by Thạnh Nguyễn

Chia sẻ bởi Nguyễn Long Thạnh | Ngày 15/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: Nội dung ôn tập SH9 HKII (Năm học 2014 - 2015) by Thạnh Nguyễn thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:








Câu 1: Người ta dùng phương pháp này trong chọn giống cây trồng, vật nuôi nhằm mục đích gì?
→ Dùng phương pháp này để củng cố và duy trì 1 số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự kiểm tra đánh giá kiểu gen của từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể, chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.
Câu 2: Phương pháp duy trì ưu thế lai? Người ta dùng phương pháp nào để tạo ưu thế lai?
- Để duy trì ưu thế lai, người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính (giâm, ghép, chiết...).
- Phương pháp tạo ưu thế lai:
+ Cây trồng: lai khác dòng, lai khác thứ. + Vật nuôi: lai kinh tế.
Câu 3: Môi trường là gì? Hãy sắp xếp tên các sinh vật: chim sẻ, sán lá gan, cá voi, chuột chũi, giun đất, cá chép, bọ chét, cá trắm, chuồn chuồn, bò, trâu vào đúng môi trường sống của chúng.
- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.
- Sắp xếp:
+ Môi trường nước: cá trắm, cá chép, cá voi. + Môi trường trong đất: giun đất, chuột chũi.
+ Môi trường trên mặt đất – không khí: chim sẻ, chuồn chuồn, trâu, bò.
+ Môi trường sinh vật: sán lá gan sống trong gan trâu bò, bọ chét sống trên da chó.
Câu 4: Nhân tố sinh thái là gì? Các thành phần của nhân số sinh thái?
- Nhân tố sinh thái là những yếu tố (vô sinh, hữu sinh) của môi trường tác động tới sinh vật.
- Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm:
+ Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình...
+ Nhân tố hữu sinh: Con người, Các sinh vật khác ( Vi khuẩn, nấm, động vật, thực vật).
Câu 5: Cá rô phi Việt Nam sống được trong khoảng nhiệt độ của môi trường từ 50C – 60C đến 420C và phát triển mạnh nhất ở 300C. Hãy nêu các từ sinh thái để chỉ các giá trị nhiệt độ trên?
- Khoảng nhiệt độ của môi trường từ 50C – 60C đến 420C được gọi là giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của cá rô phi Việt Nam.
- Điểm 50C – 60C đến 420C đều được gọi là điểm gây chết.
+ 50C – 60C là giới hạn dưới về nhiệt độ. + 420C là giới hạn trên về nhiệt độ.
+ 300C là điểm cực thuận về nhiệt độ đối với cá rô phi ở Việt Nam.
Câu 6: Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng.
Thực vật ưa sáng
Thực vật ưa bóng

- Phiến lá nhỏ, hẹp, có tầng cutin dày, mô giậu phát triển, có màu xanh nhạt.
- Tán lá rộng, số cành nhiều.
- Cường độ quang hợp cao khi có ánh sáng mạnh.
- Hô hấp mạnh.
- Phiến lá rộng có mô giậu kém phát triển, ít lớp tế bào, màu xanh đậm.
- Tán lá hẹp, ít phân nhánh thường tập trung ở ngọn.
- Cường độ quanh hợp yếu khi có ánh sáng mạnh.
- Hô hấp yếu.

Câu 7: Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến đời sống thực vật?
- Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật:
+ Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
+ Giúp động vật điều hoà thân nhiệt.
+ Ảnh hưởng tới hình thái hoạt động, khả năng sinh sản và sinh trưởng của động vật.
- Động vật thích nghi điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia thành 2 nhóm động vật:
+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm động vật hoạt động ban ngày.
+ Nhóm động vật ưa tối: gồm động vật hoạt động ban đêm.
Câu 8: Nêu đặc điểm mối quan hệ khác loài dưới đây và cho VD?
Quan hệ
Đặc điểm
Ví dụ

Cộng sinh
Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài SV.
Sự cộng sinh giữa tảo và nấm trong địa y,…

Hội sinh
Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại.
Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa,…

Cạnh tranh
Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Long Thạnh
Dung lượng: 74,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)