Nội dung ôn tập HSG LỚP 9- PHÂN MÔN SINH 6

Chia sẻ bởi Võ Thị Hồng Vân | Ngày 15/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: nội dung ôn tập HSG LỚP 9- PHÂN MÔN SINH 6 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH SƠN
Lớp bồi dưỡng học sinh giỏi Tỉnh – Môn Sinh học 6
Giáo viên dạy: Võ Thị Hồng Vân
Ngày dạy: 14/12

Chương VIII CÁC NHÓM THỰC VẬT

* Dựa vào đặc điểm về tổ chức cơ thể và môi trường sống chủ yếu, người ta chia giưói thực vật thành 2 nhóm chính:
- Nhóm thực vật bậc thấp (Gồm các loại tảo): Cơ thể chưa có rễ, thân, lá và mạch dẫn; sống chủ yếu ở nước.
- Nhóm thực vật bậc cao (gồm rêu, quyết, hạt trần và hạt kín): cơ thể có rễ, thân, lá; sống chủ yếu ở cạn.

TẢO

Đại diện và Đời sống
Cấu tạo
Sinh sản
Vai trò

- Tảo đơn bào: Tảo tiểu cầu, tảo silic (sống ở nước ngọt)
- Tảo đa bào: Tảo xoắn, tảo vòng (sống ở nước ngọt)
rau diếp biển, râu câu, rong mơ, tảo sừng hươu (sống ở nước mặn)
- Cơ thể có cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào nhưng rất đơn giản, có màu sắc khác nhau, luôn có chất diệp lục.
- Cơ thể chưa có rễ, thân, lá và mạch dẫn.
- Tảo tiểu cầu: sinh sản vô tính
- Tảo xoắn: sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt từng đoạn.
- Rong mơ sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính (Kết hợp giữa tinh ttrùng và noãn cầu)
- Cung cấp thức ăn và ôxy cho động vật ở nước
- Làm thức ăn cho gia súc và con người (Tảo tiểu cầu, rau diếp biển, rau câu)
- Làm phân bón, cung cấp nguyên liệu làm giấy, hồ dán, thuốc nhộm…
Một số tảo đơn bào sinh sản rất nhanh gây hiện tượng “nước nở hoa”. Khi chết làm ô nhiễm nguồn nước; tảo xoắn, tảo vòng quấn gốc lúa làm cho lúa khó đẻ nhánh.

* Cấu tạo tế bào Tảo: Gồm vách tế bào, chất tế bào và nhân
Trong chất tế bào có thể màu (trong thể màu ngoài chất diệp lục, ở một số tảo có thêm chất màu phụ làm cho tảo có nhiều màu sắc khác nhau)

RÊU - QUYẾT - HẠT TRẦN - HẠT KÍN
Tóm tắt đặc điểm từng ngành như sau:
Các ngành thực vật
Môi trường
sống
Đặc điểm
Cơ quan sinh dưỡng
Đặc điểm
cơ quan sinh sản
Lưu ý
Vai trò

Rêu
Sống ở nơi ẩm ướt
- Chỉ có rễ giả
- Thân nhỏ, không phân nhánh
- Lá có một lớp tế bào, chưa có gân lá
- Chưa có mạch dẫn
- Sinh sản bằng bào tử; Túi bào tử nằm ở ngọn cây rêu
- Hiện tượng thụ tinh nhờ nước
- Bào tử hình thành sau khi thụ tinh
- Túi bào tử mở nắp, các bào tử rơi ra gặp độ ẩm sẽ nảy mầm thành rêu con
- Tạo chất mùn
- Làm phân bón, làm chất đốt…

Quyết
(Dương xỉ, cây rau bợ, cây lông cu li…)
Sống ở chổ đất ẩm, nơi râm mát, bờ ruộng, dưới tán cây rừng…
- Có rễ thật
- Thân nhỏ, chưa phân nhánh, nằm ngầm trong mặt đất
- Lá đa dạng, lá non cuộn lại ở đầu
- Có mạch dẫn
- Sinh sản bằng bào tử
- Túi bào tử nằm ở mặt dưới của phiến lá.
- Hiện tượng thụ tinh nhờ nước
- Bào tử hình thành trước khi thụ tinh.
- Bào tử phát triển thành nguyên tản -> cây con
Quyết cổ đại khi chết dưới tác dụng của vi khuẩn và sức nóng của trái đất chúng hình thành thanh đá

Hạt trần
Sống ở nơi khô ráo
- Rễ phát triển
- Thân gổ, phân nhánh, có mạch dẫn thực.
- Lá có nhiều dạng khác nhau
- Sinh sản bằng hạt
- Cơ quan sinh sản là nón:
+ Nón đực: nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm, mang túi phấn chứa hạt phấn
+ Nón cái: Lớn, mọc riêng lẻ, mang lá noãn chứa noãn (nằm trên lá noãn hở)
- Sau khi thụ tinh noãn phát triển thành hạt (hạt trần)
- Chưa có hoa, quả
- Thụ phấn nhờ gió
- Cung cấp gổ tốt và thơm (thông, hoàng đàn, kim giao, pơmu…)
- Trồng làm cảnh (tuế, ắch tán, trắc bách diệp, thông tre…)

Hạt kín
(cây có hoa)
Sống ở nhiều môi trường khác nhau
- Rễ, thân, lá rất đa dạng
- Có mạch dẫn hoàn thiện
- Sinh sản bằng hạt
- Cơ quan sinh sản là hoa gồm:
+ Bao hoa (đài, tràng) bộ phận bảo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Hồng Vân
Dung lượng: 196,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)