Nội dung chuyên đề ngày 30-11-2011
Chia sẻ bởi Phạm Thị Thu Hà |
Ngày 12/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: Nội dung chuyên đề ngày 30-11-2011 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯƠNG SƠN
CHUYÊN ĐỀ
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ
CẤP TIỂU HỌC
Hương Sơn, ngày 30 / 11 / 2011
PHẦN I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC CHUYÊN ĐỀ ĐÃ TRIỂN KHAI
PHẦN II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ
PHẦN III. THỰC HÀNH MỘT SỐ KỸ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ.
PHẦN I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC CHUYÊN ĐỀ ĐÃ TRIỂN KHAI.
I. Kết quả đạt được:
- Các trường đã triển khai đúng, đủ nội dung của 2 chuyên đề mà ngành đã tổ chức đến toàn thể giáo viên.
- Tổ khối chuyên môn của các trường đã thảo luận, trao đổi và thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Ví dụ: + Tiết Kể chuyện được chứng kiến, tham gia ở lớp 4, lớp 5 được thay thế bằng những tiết ôn luyện kể chuyện đã nghe, đã đọc ở những tuần trước.
+ Tiết Tập đọc “Tiếng vọng” (Lớp 5 tuần 11) thay bắng tiết ôn tập các bài tập đọc đã học.
II. Những tồn tại:
Đối với việc “Sử dụng bản đồ tư duy”: Ở bậc Tiểu học khó thực hiện vì tư duy của học sinh tiểu học còn hạn chế, các em chưa biết khát quát nội dung kiến thức để vẽ, các em còn chú ý nhiều đến hình thức mà chưa chú trọng đến nội dung.
Đối với việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học
- Với những bài giảm bớt một phần nội dung, một phần yêu cầu có lúc giáo viên bỏ qua chưa thực hiện, dù kiến thức đó khó đối với học sinh.
- Với những bài bị cắt bỏ hoàn toàn, ở một số đơn vị lựa chọn bài thay thế có nội dung khó hơn.
Ví dụ: - Tiết Tập đọc “Tiếng vọng” (Lớp 5 Tuần 11) thay bằng bài “Cuộc chạy tiếp sức của sắc đỏ” (Sách Thực hành Tiếng Việt và Toán 5 tuần 11). Hoặc thay bằng tiết Luyện đọc “ Mầm non” ( Tiết ôn tập tuần 10).
- Tiết Tập làm văn “Luyện tập phát triển câu chuyện” (Lớp 4 tuần 9) thay bằng tiết Luyện từ và câu “ Luyện tập viết tên người, tên địa lý nước ngoài.”
- Tiết Kể chuyện được chứng kiến tham gia (Lớp 5 tuần 6) thay bằng tiết Luyện đọc 2 bài tập đọc: Sự sụp đổ của chế độ A-pac-thai, Tác phẩm của Si-le và tên phát xít.
III. Những khó khăn trong quá trình thực hiện:
1. Việc soạn giảng các tiết thay thế cho các bài cắt bỏ hoàn toàn còn lúng túng.
2. Mục tiêu, nội dung của nhiều bài học còn chồng chéo, chưa thống nhất giữa chương trình, chuẩn kiến thức và giảm tải.
3. Dạy học buổi 2 theo nhóm có cùng sở thích, yêu cầu, năng khiếu chưa thực hiện được. Cách tổ chức tiết Tự học theo tinh thần chỉ đạo của chuyên đề còn lúng túng, chưa hiệu quả.
V. Hướng điều chỉnh bổ sung.
1. Tiếp tục thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học.
- Đối với những bài học có một phần nội dung, yêu cầu được giảm tải thì dành thời gian cho các nội dung còn lại
- Đối với những bài cắt bỏ hoàn toàn tuyệt đối không đưa thêm bài mới vào, chỉ dùng để ôn luyện các kiến thức đã học.(Nếu có kiến thức liên quan đến bài sau có thể giáo viên cung cấp luôn cho học sinh)
2. Vận dụng linh hoạt các văn bản hướng dẫn (Chương trình, sách giáo khoa, chuẩn kiến thức và kỹ năng, giảm tải,…) phù hợp với đối tượng học sinh.
3. Tổ chức dạy học theo các đối tượng học sinh ở các tiết Luyện toán, Luyện tiếng Việt.
- GV cần phân loại đối tượng học sinh trong lớp.
- GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập ôn luyện cho từng nhóm và các hình thức tổ chức.
- Tổ chức giờ học:
+ Sắp xếp chỗ ngồi theo nhóm đối tượng.
+ GV nêu câu hỏi, bài tập từ dễ đến khó, từ thấp đến cao. Gọi học sinh trả lời câu hỏi, giải quyết bài tập bắt đầu từ nhóm học sinh yếu, trung bình đến khá, giỏi.
+ Khuyến khích động viên học sinh vươn lên để được chuyển sang nhóm cao hơn.
4. Về tổ chức tiết Tự học. Mỗi học sinh có thể tự lựa chọn nội dung mà mình cần thiết hoặc yêu thích dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Hoặc giáo viên định hướng cho từng đối tượng học sinh, tổ chức cho các em thực hành kiến thức đã học ở các bộ môn, lựa chọn nội dung học tập cần thiết đối với từng lớp, từng trường.(Hạn chế ôn luyện về Toán và Tiếng Việt)
Ví dụ :
5. Về hồ sơ của Phó Hiệu trưởng: Dựa trên cơ sở quy định về hồ sơ nhà trường và sự phân công của Hiệu trưởng.
PHẦN II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ
I. Khái niệm Công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội....” (NQ 49 của Chính phủ về phát triển CNTT của Việt Nam).
II. Thế mạnh của CNTT khi áp dụng vào quá trình dạy học.
Sự hoà nhập giữa CNTT và truyền thông hình thành những mạng máy tính, đặc biệt là internet cung cấp những kho thông tin và tri thức khổng lồ, tạo điều kiện để mọi người có thể giao lưu với nhau không bị hạn chế bởi thời gian và không gian.
Trong môi trường CNTT người học phát huy được tất cả các kĩ năng về nhìn, nghe, nói, đọc, viết. GV đóng vai trò là người cố vấn, giúp đỡ HS tự tìm kiếm để nghiên cứu, tự biến đổi thông tin thành tri thức, kĩ năng. HS thực sự được chủ động, biết tự thích nghi, tự kiểm soát và tự điều chỉnh.
Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh (hình, chữ, âm thanh sống động) làm cho HS dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, HS có thể có những dự đoán về các tính chất, quy luật mới.
CNTT giúp cho công tác quản lý được chặt chẽ, khoa học và hiệu quả hơn.
Kết luận: Ứng dụng CNTT là sử dụng CNTT như một công cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo các nhà trường nâng cao chất lượng quản lí; giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao chất lượng dạy học; HS sử dụng máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kì hiện đại hoá
III. Đánh giá việc ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý hiện nay.
1. Những thành công của việc ứng dụng CNTT.
* Nhận thức của đội ngũ CBQL, GV về đẩy mạnh ứng dụng CNTT được nâng lên.Trình độ tin học có những chuyển biến mạnh mẽ, gần 100% số GV được giới thiệu về CNTT, trên 65%-70% GV có khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học
* CSVC hiện đại được tăng cường. 100% số trường học có máy vi tính, nối mạng Internet. Trên 50% trường có phòng tin học, máy chiếu phục vụ dạy học.
* Dạy học bằng bài giảng điện tử hiện nay được nhiều trường áp dụng để truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách nhanh và hiệu quả nhất. Các BGĐT không chỉ dừng lại ở các tiết thao giảng, chuyên đề, mà đã trở thành các bài giảng trong các tiết lên lớp hàng ngày của một số GV.
* GV đã biết khai thác được nguồn tư liệu phong phú trên Internet phục vụ dạy học như: Các phần mềm công cụ; Các video, hình ảnh động; Tranh ảnh minh hoạ; Tư liệu, tài liệu phục vụ cho các bài giảng; Thư viện đề thi,…
* Thực hiện quản lí một cách khá toàn diện các lĩnh vực trong nhà trường: quản lý hệ thống, chuyên môn, giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất, tài chính,…
* Trao đổi thông tin, báo cáo được thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm (qua email, trang web,…)
* Khai thác được các văn bản, thông tin phục vụ quản lí (qua truy cập mạng, hệ thống thông tin quản lý hành chính, quản lí GD,…)
* Sắp xếp và lưu giữ hồ sơ được tốt hơn (bảo quản hồ sơ trên máy tính, trên mạng, …)
2 . Những tồn tại, hạn chế.
* Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chưa khoa học nên nhiều GV chưa đủ kiến thức, khả năng ứng dụng CNTT, mất nhiều thời gian và công sức, dẫn tới ngại sử dụng các công nghệ thông tin
* Việc sử dụng CNTT để đổi mới PPDH chưa được nghiên cứu kỹ.
- Soạn bài bằng máy vi tính: chỉ rút ngắn được thời gian soạn bài song hiệu quả giờ dạy không cao do GV ít dành thời gian để đọc và nghiên cứu bài dạy.
- Một số GV lạm dụng trong việc sử dụng CNTT (nhiều bài không nên hoặc không cần sử dụng BGĐT, hoặc sử dụng không hiệu quả,...)
- Vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động của GV mờ nhạt (thay hình thức “đọc chép” bằng “nhìn chép”...). Trình chiếu là chủ yếu (thay cho dùng phấn và bảng,...)
- Vai trò của HS không được coi trọng, HS tiếp nhận thụ động (do không được hoạt động, không được thực hành nhiều,...).
* Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do tốc độ đường truyền ở một số địa phương còn yếu.
* Website của một số trường đã được xây dựng nhưng khả năng khai thác đưa vào hoạt động vẫn còn nhiều hạn chế, thông tin và tài nguyên còn nghèo.
IV. Một số ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý.
1. Dạy học bằng bài giảng điện tử
Cái được lớn nhất ở bài giảng điện tử chính là một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được truyền tải đến học sinh ( phù hợp với học sinh Tiểu học). Nó không những giúp cho tiết học trở nên lôi cuốn hơn mà còn hạn chế việc Giáo viên bị cháy giáo án vì thời gian được kiểm soát bằng máy. Nếu như trong mỗi tiết học thông thường, GV phải dành khá nhiều thời gian để treo tranh ảnh, thao tác các hoạt động thí nghiệm thì trong tiết học có sử dụng bài giảng, những chuyện đó chỉ cần một lần click chuột.
1.1. Những trường hợp nên sử dụng bài giảng điện tử.
- Dạy học các khái niệm, hiện tượng khoa học trừu tượng, học sinh khó hình dung,
- Nội dung cần tiểu kết trong bài, tổng kết cuối chương.
- Dạy học các bài tập trắc nghiệm, bài tập ô chữ dưới dạng trò chơi giúp củng cố, kiểm tra nhanh kiến thức bài học.
- Khi cần tiết kiệm thời gian trên lớp (kẻ, vẽ hình phức tạp).
1.2. Một số điểm lưu ý khi thiết kế và sử dụng BGĐT
* Sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học cần xuyên suốt quan điểm: Tích cực hoá hoạt động học tập của HS đảm bảo yêu cầu đổi mới PPDH. HS được độc lập quan sát, tạo cơ hội cho HS được thao tác, phát huy tối đa tư duy tích cực: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá,... các sự kiện, hiện tượng để HS có thể tự khám phá kiến thức mới hoặc tự học một cách chủ động, tích cực. Tránh lạm dụng hoặc sử dụng dưới dạng trình chiếu một chiều (GV trình chiếu bài giảng trên máy chiếu, HS chỉ ngồi “xem” và ghi chép). Có thể sử dụng vào 1 nội dung, 1 công đoạn hay 1 thời điểm nào đó của bài dạy.
* BGĐT chỉ là một trong những phương tiện hỗ trợ dạy học. Cần kết hợp với các phương tiện truyền thống khác như phấn, bảng, mô hình, dụng cụ, thiết bị,…để phát huy cao nhất hiệu quả dạy học.
* Các kiến thức được đưa vào BGĐT dưới dạng các slide phải được chọn lọc chính xác, dễ hiểu, thể hiện logic cấu trúc của bài dạy bao gồm cả kênh hình và kênh chữ tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh làm việc tích cực.
* Cần ưu tiên thiết kế các hoạt động dưới dạng kênh hình, đặc biệt là những mô phỏng “động”. Nên thận trọng trong việc sử dụng các kỹ xảo, hiệu ứng.
- Nên dùng kỹ xảo, hiệu ứng vừa phải, phù hợp, làm nổi bật nội dung cần chuyển tải. Nếu dùng nhiều hiệu ứng, kỹ xảo không cần thiết sẽ gây mất tập trung của HS.
- Chọn phông nền đơn giản, phù hợp nội dung bài giảng; tránh dùng nhiều màu sắc, hình ảnh loè loẹt, không cần thiết.
- Không nên chọn Size chữ to còn màu chữ nên nổi bật, tránh chọn nhiều màu chữ trong cùng một Slide trình diễn sẽ gây ra việc khó theo kịp nội dung cần tải và làm rối mắt đối với trẻ.
.
* Giáo viên cần tham gia học tập, tập huấn các lớp soạn, giảng bài giảng điện tử, thường xuyên truy cập vào các trang web và thành viên của diễn đàn: bachkim.vn, giaovien.net, dayhocintel.org, moet.edu.vn, …
* Mỗi trường cần có câu lạc bộ “Giáo án điện tử” để trao đổi và rút kinh nghiệm.
1.3. Một số bài giảng điện tử tham khảo.
Tự nhiên và Xã hội
Học vần (BGDDT ; Thuyết trình Giáo án)
Khoa học
Âm nhạc
Mỹ thuật
2. Khai thác, sử dụng các PMQL, PMDH.
Quản lý cán bộ, giáo viên; Quản lý học sinh; Phân công công tác, sắp xếp thời khóa biểu; Quản lý phổ cập GD; Quản lý tài chính; Quản lý chất lượng giáo dục; Soạn thảo và quản lí các văn bản chỉ đạo và báo cáo của nhà trường,…
3. Cập nhật mạng để trao đổi thông tin, nắm bắt các văn bản của các cấp quản lí.
- Trao đổi thông tin điện tử, tư liệu, tài liệu (qua hệ thống thư điện tử email, trang web,…)
- Trình bày các chuyên đề, hội thảo, tập huấn, giới thiệu về các chương trình, kế hoạch,…
- Truy cập nắm bắt các văn bản về chủ trương, chính sách, văn bản chỉ đạo chuyên môn,..
4. Lập trang Web, thư viện tư liệu, tài liệu phục vụ quản lí dạy và học.
- Xây dựng trang web của nhà trường
- Xây dựng, đóng góp làm phong phú thêm tài nguyên thư viện bài giảng, tư liệu, ngân hàng đề thi.
- Khai thác các tư liệu, tài nguyên trên mạng internet.
PHẦN III. THỰC HÀNH MỘT SỐ KỸ NĂNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ.
1. Phương pháp sử dụng power point để thiết kế bài giảng điện tử.
2. Khai thác các chức năng hiệu ứng trong power point vào soạn bài giảng điện tử.
3. Khai thác thông tin trên Internet.
4. Sử dụng các phần mềm dạy học
4. Sử dụng các phần mềm quản lý
4.1. Phần mềm phổ cập giáo dục.
4.2. Phần mêm Thông tin đầu năm.
4.3. Phần mềm thống kê giáo dục tiểu học.
5. Lập và sử dụng trang web cho đơn vị, cá nhân.
KẾT LUẬN
Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong nhà trường không những nâng cao chất lượng dạy học mà còn góp phần đào tạo nguồn nhân lực cao về CNTT cho nước nhà trong tương lai bởi thế hệ trẻ hôm nay chính là chủ nhân của tương lai. Góp phần thực hiện một trong các mục tiêu của chiến lược Phát triển CNTT và Truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
CHUYÊN ĐỀ
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ
CẤP TIỂU HỌC
Hương Sơn, ngày 30 / 11 / 2011
PHẦN I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC CHUYÊN ĐỀ ĐÃ TRIỂN KHAI
PHẦN II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ
PHẦN III. THỰC HÀNH MỘT SỐ KỸ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ.
PHẦN I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC CHUYÊN ĐỀ ĐÃ TRIỂN KHAI.
I. Kết quả đạt được:
- Các trường đã triển khai đúng, đủ nội dung của 2 chuyên đề mà ngành đã tổ chức đến toàn thể giáo viên.
- Tổ khối chuyên môn của các trường đã thảo luận, trao đổi và thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Ví dụ: + Tiết Kể chuyện được chứng kiến, tham gia ở lớp 4, lớp 5 được thay thế bằng những tiết ôn luyện kể chuyện đã nghe, đã đọc ở những tuần trước.
+ Tiết Tập đọc “Tiếng vọng” (Lớp 5 tuần 11) thay bắng tiết ôn tập các bài tập đọc đã học.
II. Những tồn tại:
Đối với việc “Sử dụng bản đồ tư duy”: Ở bậc Tiểu học khó thực hiện vì tư duy của học sinh tiểu học còn hạn chế, các em chưa biết khát quát nội dung kiến thức để vẽ, các em còn chú ý nhiều đến hình thức mà chưa chú trọng đến nội dung.
Đối với việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học
- Với những bài giảm bớt một phần nội dung, một phần yêu cầu có lúc giáo viên bỏ qua chưa thực hiện, dù kiến thức đó khó đối với học sinh.
- Với những bài bị cắt bỏ hoàn toàn, ở một số đơn vị lựa chọn bài thay thế có nội dung khó hơn.
Ví dụ: - Tiết Tập đọc “Tiếng vọng” (Lớp 5 Tuần 11) thay bằng bài “Cuộc chạy tiếp sức của sắc đỏ” (Sách Thực hành Tiếng Việt và Toán 5 tuần 11). Hoặc thay bằng tiết Luyện đọc “ Mầm non” ( Tiết ôn tập tuần 10).
- Tiết Tập làm văn “Luyện tập phát triển câu chuyện” (Lớp 4 tuần 9) thay bằng tiết Luyện từ và câu “ Luyện tập viết tên người, tên địa lý nước ngoài.”
- Tiết Kể chuyện được chứng kiến tham gia (Lớp 5 tuần 6) thay bằng tiết Luyện đọc 2 bài tập đọc: Sự sụp đổ của chế độ A-pac-thai, Tác phẩm của Si-le và tên phát xít.
III. Những khó khăn trong quá trình thực hiện:
1. Việc soạn giảng các tiết thay thế cho các bài cắt bỏ hoàn toàn còn lúng túng.
2. Mục tiêu, nội dung của nhiều bài học còn chồng chéo, chưa thống nhất giữa chương trình, chuẩn kiến thức và giảm tải.
3. Dạy học buổi 2 theo nhóm có cùng sở thích, yêu cầu, năng khiếu chưa thực hiện được. Cách tổ chức tiết Tự học theo tinh thần chỉ đạo của chuyên đề còn lúng túng, chưa hiệu quả.
V. Hướng điều chỉnh bổ sung.
1. Tiếp tục thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học.
- Đối với những bài học có một phần nội dung, yêu cầu được giảm tải thì dành thời gian cho các nội dung còn lại
- Đối với những bài cắt bỏ hoàn toàn tuyệt đối không đưa thêm bài mới vào, chỉ dùng để ôn luyện các kiến thức đã học.(Nếu có kiến thức liên quan đến bài sau có thể giáo viên cung cấp luôn cho học sinh)
2. Vận dụng linh hoạt các văn bản hướng dẫn (Chương trình, sách giáo khoa, chuẩn kiến thức và kỹ năng, giảm tải,…) phù hợp với đối tượng học sinh.
3. Tổ chức dạy học theo các đối tượng học sinh ở các tiết Luyện toán, Luyện tiếng Việt.
- GV cần phân loại đối tượng học sinh trong lớp.
- GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập ôn luyện cho từng nhóm và các hình thức tổ chức.
- Tổ chức giờ học:
+ Sắp xếp chỗ ngồi theo nhóm đối tượng.
+ GV nêu câu hỏi, bài tập từ dễ đến khó, từ thấp đến cao. Gọi học sinh trả lời câu hỏi, giải quyết bài tập bắt đầu từ nhóm học sinh yếu, trung bình đến khá, giỏi.
+ Khuyến khích động viên học sinh vươn lên để được chuyển sang nhóm cao hơn.
4. Về tổ chức tiết Tự học. Mỗi học sinh có thể tự lựa chọn nội dung mà mình cần thiết hoặc yêu thích dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Hoặc giáo viên định hướng cho từng đối tượng học sinh, tổ chức cho các em thực hành kiến thức đã học ở các bộ môn, lựa chọn nội dung học tập cần thiết đối với từng lớp, từng trường.(Hạn chế ôn luyện về Toán và Tiếng Việt)
Ví dụ :
5. Về hồ sơ của Phó Hiệu trưởng: Dựa trên cơ sở quy định về hồ sơ nhà trường và sự phân công của Hiệu trưởng.
PHẦN II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ
I. Khái niệm Công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội....” (NQ 49 của Chính phủ về phát triển CNTT của Việt Nam).
II. Thế mạnh của CNTT khi áp dụng vào quá trình dạy học.
Sự hoà nhập giữa CNTT và truyền thông hình thành những mạng máy tính, đặc biệt là internet cung cấp những kho thông tin và tri thức khổng lồ, tạo điều kiện để mọi người có thể giao lưu với nhau không bị hạn chế bởi thời gian và không gian.
Trong môi trường CNTT người học phát huy được tất cả các kĩ năng về nhìn, nghe, nói, đọc, viết. GV đóng vai trò là người cố vấn, giúp đỡ HS tự tìm kiếm để nghiên cứu, tự biến đổi thông tin thành tri thức, kĩ năng. HS thực sự được chủ động, biết tự thích nghi, tự kiểm soát và tự điều chỉnh.
Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh (hình, chữ, âm thanh sống động) làm cho HS dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, HS có thể có những dự đoán về các tính chất, quy luật mới.
CNTT giúp cho công tác quản lý được chặt chẽ, khoa học và hiệu quả hơn.
Kết luận: Ứng dụng CNTT là sử dụng CNTT như một công cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo các nhà trường nâng cao chất lượng quản lí; giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao chất lượng dạy học; HS sử dụng máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kì hiện đại hoá
III. Đánh giá việc ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý hiện nay.
1. Những thành công của việc ứng dụng CNTT.
* Nhận thức của đội ngũ CBQL, GV về đẩy mạnh ứng dụng CNTT được nâng lên.Trình độ tin học có những chuyển biến mạnh mẽ, gần 100% số GV được giới thiệu về CNTT, trên 65%-70% GV có khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học
* CSVC hiện đại được tăng cường. 100% số trường học có máy vi tính, nối mạng Internet. Trên 50% trường có phòng tin học, máy chiếu phục vụ dạy học.
* Dạy học bằng bài giảng điện tử hiện nay được nhiều trường áp dụng để truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách nhanh và hiệu quả nhất. Các BGĐT không chỉ dừng lại ở các tiết thao giảng, chuyên đề, mà đã trở thành các bài giảng trong các tiết lên lớp hàng ngày của một số GV.
* GV đã biết khai thác được nguồn tư liệu phong phú trên Internet phục vụ dạy học như: Các phần mềm công cụ; Các video, hình ảnh động; Tranh ảnh minh hoạ; Tư liệu, tài liệu phục vụ cho các bài giảng; Thư viện đề thi,…
* Thực hiện quản lí một cách khá toàn diện các lĩnh vực trong nhà trường: quản lý hệ thống, chuyên môn, giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất, tài chính,…
* Trao đổi thông tin, báo cáo được thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm (qua email, trang web,…)
* Khai thác được các văn bản, thông tin phục vụ quản lí (qua truy cập mạng, hệ thống thông tin quản lý hành chính, quản lí GD,…)
* Sắp xếp và lưu giữ hồ sơ được tốt hơn (bảo quản hồ sơ trên máy tính, trên mạng, …)
2 . Những tồn tại, hạn chế.
* Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chưa khoa học nên nhiều GV chưa đủ kiến thức, khả năng ứng dụng CNTT, mất nhiều thời gian và công sức, dẫn tới ngại sử dụng các công nghệ thông tin
* Việc sử dụng CNTT để đổi mới PPDH chưa được nghiên cứu kỹ.
- Soạn bài bằng máy vi tính: chỉ rút ngắn được thời gian soạn bài song hiệu quả giờ dạy không cao do GV ít dành thời gian để đọc và nghiên cứu bài dạy.
- Một số GV lạm dụng trong việc sử dụng CNTT (nhiều bài không nên hoặc không cần sử dụng BGĐT, hoặc sử dụng không hiệu quả,...)
- Vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động của GV mờ nhạt (thay hình thức “đọc chép” bằng “nhìn chép”...). Trình chiếu là chủ yếu (thay cho dùng phấn và bảng,...)
- Vai trò của HS không được coi trọng, HS tiếp nhận thụ động (do không được hoạt động, không được thực hành nhiều,...).
* Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do tốc độ đường truyền ở một số địa phương còn yếu.
* Website của một số trường đã được xây dựng nhưng khả năng khai thác đưa vào hoạt động vẫn còn nhiều hạn chế, thông tin và tài nguyên còn nghèo.
IV. Một số ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý.
1. Dạy học bằng bài giảng điện tử
Cái được lớn nhất ở bài giảng điện tử chính là một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được truyền tải đến học sinh ( phù hợp với học sinh Tiểu học). Nó không những giúp cho tiết học trở nên lôi cuốn hơn mà còn hạn chế việc Giáo viên bị cháy giáo án vì thời gian được kiểm soát bằng máy. Nếu như trong mỗi tiết học thông thường, GV phải dành khá nhiều thời gian để treo tranh ảnh, thao tác các hoạt động thí nghiệm thì trong tiết học có sử dụng bài giảng, những chuyện đó chỉ cần một lần click chuột.
1.1. Những trường hợp nên sử dụng bài giảng điện tử.
- Dạy học các khái niệm, hiện tượng khoa học trừu tượng, học sinh khó hình dung,
- Nội dung cần tiểu kết trong bài, tổng kết cuối chương.
- Dạy học các bài tập trắc nghiệm, bài tập ô chữ dưới dạng trò chơi giúp củng cố, kiểm tra nhanh kiến thức bài học.
- Khi cần tiết kiệm thời gian trên lớp (kẻ, vẽ hình phức tạp).
1.2. Một số điểm lưu ý khi thiết kế và sử dụng BGĐT
* Sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học cần xuyên suốt quan điểm: Tích cực hoá hoạt động học tập của HS đảm bảo yêu cầu đổi mới PPDH. HS được độc lập quan sát, tạo cơ hội cho HS được thao tác, phát huy tối đa tư duy tích cực: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá,... các sự kiện, hiện tượng để HS có thể tự khám phá kiến thức mới hoặc tự học một cách chủ động, tích cực. Tránh lạm dụng hoặc sử dụng dưới dạng trình chiếu một chiều (GV trình chiếu bài giảng trên máy chiếu, HS chỉ ngồi “xem” và ghi chép). Có thể sử dụng vào 1 nội dung, 1 công đoạn hay 1 thời điểm nào đó của bài dạy.
* BGĐT chỉ là một trong những phương tiện hỗ trợ dạy học. Cần kết hợp với các phương tiện truyền thống khác như phấn, bảng, mô hình, dụng cụ, thiết bị,…để phát huy cao nhất hiệu quả dạy học.
* Các kiến thức được đưa vào BGĐT dưới dạng các slide phải được chọn lọc chính xác, dễ hiểu, thể hiện logic cấu trúc của bài dạy bao gồm cả kênh hình và kênh chữ tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh làm việc tích cực.
* Cần ưu tiên thiết kế các hoạt động dưới dạng kênh hình, đặc biệt là những mô phỏng “động”. Nên thận trọng trong việc sử dụng các kỹ xảo, hiệu ứng.
- Nên dùng kỹ xảo, hiệu ứng vừa phải, phù hợp, làm nổi bật nội dung cần chuyển tải. Nếu dùng nhiều hiệu ứng, kỹ xảo không cần thiết sẽ gây mất tập trung của HS.
- Chọn phông nền đơn giản, phù hợp nội dung bài giảng; tránh dùng nhiều màu sắc, hình ảnh loè loẹt, không cần thiết.
- Không nên chọn Size chữ to còn màu chữ nên nổi bật, tránh chọn nhiều màu chữ trong cùng một Slide trình diễn sẽ gây ra việc khó theo kịp nội dung cần tải và làm rối mắt đối với trẻ.
.
* Giáo viên cần tham gia học tập, tập huấn các lớp soạn, giảng bài giảng điện tử, thường xuyên truy cập vào các trang web và thành viên của diễn đàn: bachkim.vn, giaovien.net, dayhocintel.org, moet.edu.vn, …
* Mỗi trường cần có câu lạc bộ “Giáo án điện tử” để trao đổi và rút kinh nghiệm.
1.3. Một số bài giảng điện tử tham khảo.
Tự nhiên và Xã hội
Học vần (BGDDT ; Thuyết trình Giáo án)
Khoa học
Âm nhạc
Mỹ thuật
2. Khai thác, sử dụng các PMQL, PMDH.
Quản lý cán bộ, giáo viên; Quản lý học sinh; Phân công công tác, sắp xếp thời khóa biểu; Quản lý phổ cập GD; Quản lý tài chính; Quản lý chất lượng giáo dục; Soạn thảo và quản lí các văn bản chỉ đạo và báo cáo của nhà trường,…
3. Cập nhật mạng để trao đổi thông tin, nắm bắt các văn bản của các cấp quản lí.
- Trao đổi thông tin điện tử, tư liệu, tài liệu (qua hệ thống thư điện tử email, trang web,…)
- Trình bày các chuyên đề, hội thảo, tập huấn, giới thiệu về các chương trình, kế hoạch,…
- Truy cập nắm bắt các văn bản về chủ trương, chính sách, văn bản chỉ đạo chuyên môn,..
4. Lập trang Web, thư viện tư liệu, tài liệu phục vụ quản lí dạy và học.
- Xây dựng trang web của nhà trường
- Xây dựng, đóng góp làm phong phú thêm tài nguyên thư viện bài giảng, tư liệu, ngân hàng đề thi.
- Khai thác các tư liệu, tài nguyên trên mạng internet.
PHẦN III. THỰC HÀNH MỘT SỐ KỸ NĂNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ.
1. Phương pháp sử dụng power point để thiết kế bài giảng điện tử.
2. Khai thác các chức năng hiệu ứng trong power point vào soạn bài giảng điện tử.
3. Khai thác thông tin trên Internet.
4. Sử dụng các phần mềm dạy học
4. Sử dụng các phần mềm quản lý
4.1. Phần mềm phổ cập giáo dục.
4.2. Phần mêm Thông tin đầu năm.
4.3. Phần mềm thống kê giáo dục tiểu học.
5. Lập và sử dụng trang web cho đơn vị, cá nhân.
KẾT LUẬN
Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong nhà trường không những nâng cao chất lượng dạy học mà còn góp phần đào tạo nguồn nhân lực cao về CNTT cho nước nhà trong tương lai bởi thế hệ trẻ hôm nay chính là chủ nhân của tương lai. Góp phần thực hiện một trong các mục tiêu của chiến lược Phát triển CNTT và Truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Thu Hà
Dung lượng: 18,90KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)