NỘI DUNG CÂU HỎI ÔN VĂN 7 KÌ II (13-14)
Chia sẻ bởi Vũ Trần Duy Hưng |
Ngày 11/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: NỘI DUNG CÂU HỎI ÔN VĂN 7 KÌ II (13-14) thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
NỘI DUNG ÔN TẬP
I.Văn bản
1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Tác giả: Ca dao
- Sử dụng diễn đạt ngắn gọn, cô đúc
- Sử dụng cách diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.
- Tạo vần nhịp điệu cho câu văn dễ nhớ vận dụng
*Nội dung:
- Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ ấy là túi khôn của nhân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác về không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát.
2.Tục ngữ về con người và xã hội.
Tác giả: Ca dao
*Nghệ thuật:
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, đối, điệp từ, ngữ,...
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
*Nội dung:
-Tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có
3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Tác giả: Hồ Chí Minh (1890-1969) quê ở Kim Liên - Nam Đàn – Nghệ An. Là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Người lãnh đạo nhân dân giành độc lập dân tộc đất nước, thống nhất, xây dựng đất nước chủ nghĩa xã hội. HCM còn là một danh nhân văn hóa thế giới.
- Tác phẩm: Được viết trong thời kì chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc
*Nghệ thuật:
- Có đặc điểm nổi bật lập luận chặt chẽ
- Cách sắp xếp các luận điểm rất hợp lí đã c/m rõ lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta
- Lời văn giầu hình ảnh, sáng tạo, gợi cảm, các hình ảnh so sánh độ đáo
=> Đây là bài viết mẫu mực về bố cục, lập luận và cách đẫn chứng có sức thuyết phục cao
*Nội dung:
- Bắng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.”
4.Đức tính giản dị của Bác Hồ
-Tác giả: Phạm Văn Đồng (1906-2000) là một nhà cách mạng nổi tiếng và là nhà văn học lớn quê ở Mộ Đức – Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng năm 1925, từng là thủ tướng chính phủ đất nước VN trên 30 năm. Là cộng sự gần gũi của Hồ chủ tịch.Những tác phẩm của ông sâu sắc, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng
- Tác phẩm: Trích từ diễn văn của thủ tướng PVĐ trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Hồ chủ tịch
*Nghệ thuật:
- Chứng cứ cụ thể, xác thực, phong phú, toàn diện, kết hợp với nhận xét, đánh giá, bình luận sắc sảo và thấm đượm tình cảm chân thành, tôn kính của tác giả.
*Nội dung:
- Giản dị là đức tính của Bác, giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết.
- Ở Bác, sự giản dị, hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
5. Ý nghĩa của văn chương
-Tác giả: Hoài Thanh (1909-1982) quê ở Nghi Lộc – Nghệ An. Là nhà phê bình văn học xuất sắc. Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng HCM về văn học và nghệ thuật
*Nghệ thuật:
- Với lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh
- Lập luân chặt chẽ, dẫn chứng phong phú
- Cách vào đề tự nhiên, cảm xúc, lời văn giản dị,sự liên hệ đa dạng
*Nội dung:
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm và lòng vị tha
- Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta ko có hoặc chưa có. Luyện cho ta những tình cảm đã sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại sẽ rất nghèo nàn nếu thiếu văn chương
6.Sống chết mặc bay
- Tác giả: Phạm Duy Tốn (1883-1924) quê ở Hà Tây. Là nhà văn có nhiều thành tựu về truyện ngắn hiện đại.
- Tác phẩm: Là tác phẩm thành công nhất của ông
*Nghệ thuật:
- Lời văn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Trần Duy Hưng
Dung lượng: 62,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)