Nỗi buồn chiến tranh_Bảo Ninh

Chia sẻ bởi Đỗ Ngọc Hân | Ngày 12/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: nỗi buồn chiến tranh_Bảo Ninh thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Phần một: Mở đầu

1. Lí do chọn đề tài
1.1- Bảo Ninh là một trong những nhà văn điển hình và xuất sắc nhất của Văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975. Bảo Ninh tham gia kháng chiến từ khi còn rất trẻ và đã phụng sự hết mình cho cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc. Hoà bình lập lại, ông bắt tay vào sự nghiệp viết văn. Sáng tác của Bảo Ninh không nhiều. Ngoài một số truyện ngắn đặc sắc: Trại bảy chú lùn, Khắc dấu mạn thuyền, Bội phản... ông có duy nhất cuốn tiểu thuyết định mệnh: Nỗi buồn chiến tranh (1987). Mặc dù Bảo Ninh được coi là nhà văn "một cuốn", nhưng với Nỗi buồn chiến tranh, ông đã có đóng góp to lớn cho nền văn học thời kì đổi mới trong việc cách tân nghệ thuật, đổi mới tư duy tiểu thuyết ở nhiều phương diện: đề tài, ngôn ngữ, cốt truyện, nhân vật...
1.2- Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh có nhiều nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Tiểu thuyết thể hiện cách nhìn mới mẻ của Bảo Ninh về cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta dưới góc độ số phận con người. Xét về mặt nghệ thuật, "đó là thành tựu cao nhất của Văn học đổi mới" (Nguyên Ngọc) với nhiều nét nghệ thuật đặc sắc như: không gian, thời gian, ngôn ngữ, kết cấu... Đặc biệt, thế giới nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh vô cùng phong phú, đa dạng. Họ phần đông là những người lính đi qua cuộc chiến tranh trở về đối diện với muôn mặt cuộc sống thời hậu chiến. Nhà văn thường đặt nhân vật của mình vào cuộc sống với thời gian "hai chiều": hiện tại - quá khứ, luôn trăn trở, đau đớn, băn khoăn đi tìm lẽ sống cuộc đời... Chính thế giới nhân vật nhiều kiểu dáng, biểu hiện phong phú, đa dạng là yếu tố quan trọng giúp nhà văn thể hiện quan điểm nghệ thuật về con người và góp phần không nhỏ làm nên thành công cho cuốn tiểu thuyết ở trong nước và ngoài nước. Năm 1991, tác phẩm được tặng giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1994, tác phẩm được dịch sang tiếng Anh dưới tựa: The Sorrow of War. Tác phẩm được giới phê bình phương Tây ca ngợi là một trong những cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh cảm động nhất mọi thời đại.


1.3- Do Bảo Ninh ít sáng tác và ít tham gia phê bình văn học, Nỗi buồn chiến tranh tái bản ở Việt Nam không nhiều nên tên tuổi Bảo Ninh vẫn còn mới mẻ đối với công chúng văn học cả nước. Mặc dù, tác phẩm của Bảo Ninh không được trích dạy trong nhà trường phổ thông nhưng việc nghiên cứu tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về nền tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu phương diện: "Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh" để phần nào thấy được những nét đặc sắc trong tư duy nghệ thuật của nhà văn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1- Tình hình nghiên cứu tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
Kể từ khi ra đời (1987), rồi đạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam (1991) dưới nhan đề Thân phận của tình yêu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Ngọc Hân
Dung lượng: 217,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)