Những nỗi niềm với giáo án điện tử

Chia sẻ bởi Lê Xuân Long | Ngày 14/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: Những nỗi niềm với giáo án điện tử thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

Những nỗi niềm với giáo án điện tử
Xây dựng giáo án điện tử - chuyện không đơn giản
Thực tế cho thấy rằng, hầu hết các giáo viên đều rất hào hứng trước giai đoạn bắt đầu áp dụng CNTT vào thiết kế bài giảng điện tử vì tính mới lạ cũng như những tác động tích cực đối với học sinh. Tuy nhiên, khi thực sự bắt tay vào thực hiện, không ít người tỏ ra mệt mỏi và có phần sợ hãi vì công, của phải bỏ ra để có được một tiết giảng dạy bằng CNTT không hề đơn giản, dễ dàng.
Cô Phạm Thị Thu Hoàn, một giáo viên của Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) cho biết, một bài giảng điện tử cần rất nhiểu thứ cần thiết và người thiết kế phải gặp rất nhiều vấn đề không thể đoán trước như vấn đề về nội dung, vấn đề về kỹ thuật, mỹ thuật, chọn giao diện, hình ảnh nền cho bản trình diễn, font chữ, kích cỡ chữ, màu sắc, chọn hiệu ứng cho từng đối tượng… Ngoài ra, giáo viên còn mất nhiều công sức sưu tầm, lựa chọn và biên tập dữ liệu, tranh ảnh, âm thanh hay đoạn phim để đưa lên từng bản trình chiếu… Đối với những giáo viên đã có trình độ về CNTT, để thực hiện được một bài giảng điện tử như ý, thời gian chuẩn bị không phải tính bằng ngày mà có khi tính bằng tuần, bằng tháng. Đó là chưa kể những tốn kém về kinh phí mà người giáo viên phải tự bỏ tiền túi để trang trải.


Giờ học bằng GAĐT của học sinh mầm non

Công việc này sẽ càng khó khăn hơn đối với các giáo viên bậc học mầm non. Theo tâm sự của cô Minh Phương, Trường mầm non Văn Cẩm (huyện Hưng Hà, Thái Bình), việc đưa công nghệ thông tin vào ứng dụng trong giảng dạy đối với các trường mầm non cơ sở vật chất, kỹ thuật còn chưa được trang bị đầy đủ như Văn Cẩm là một công việc mới mẻ và rất nặng nề. Là người được giao nhiệm vụ xây dựng chương trình làm giáo án điện tử từ vốn liếng cơ sở là hai bàn tay trắng, cô Phương phải tự thân vận động, học hỏi, tìm tòi, lần mò từ việc dàn dựng kịch bản, làm đạo cụ, chọn phông cảnh, sưu tầm tư liệu bổ sung rồi thuê thợ quay video, làm kỹ thuật vi tính để đưa ra một băng hình có nội dung phục vụ cho giáo án điện tử. Nhiều khi, ngay cả chồng con, cha mẹ cũng được cô huy động vào cuộc để làm diễn viên hay lo chạy vật tư cho mình. Những vất vả thì khó có thể nói hết. Đơn cử như khi chuẩn bị cho bài giảng “Làm quen với Văn học – chuyện Quả bầu tiên” cô phải xuống tận thị xã để thuê vẽ hai bức tranh minh họa cho nội dung chuyện, thuê làm khung tranh, thuê làm băng hình trình chiếu, thuê thợ quay video, chuẩn bị trang phục, tập diễn cho các học sinh… Ngay một việc tưởng chừng đơn giản là để có được một quả bầu tiên giống như cái nậm cổ, cô phải nhờ mẹ đạp xe đi nhiều chợ, nhiều ngày mới tìm được một quả bầu như ý để làm phim cho sinh động. Bao nhiêu vất vả để làm được băng hình rồi thế mà khi đưa vào máy lạ, hình không chạy. “Lúc đó, buồn đến phát khóc, rồi cả đêm không thể ngủ vì tìm cách khắc phục” – cô Phương bộc bạch. Khi băng hình đã chạy, vẫn còn bước tiếp theo là hợp luyện cho khớp với chương trình. Tất cả những công việc đó, cô Phương thường làm vào ban đêm. Cô lấy con nhỏ làm học sinh, đóng chặt cửa, tự bật đầu video để cùng con hợp luyện nhiều lần, sau đó mới đưa ra lớp cho học sinh học tập.
Vất vả thật khó có thể tính hết, nhưng với một giáo viên mầm non như cô Phương, mức thu nhập khi đã trừ bảo hiểm chỉ 600 ngàn thì chi phí lên đến cả triệu đồng để chuẩn bị cho một bài giảng điện tử như nói ở trên quả thật quá sức. Với tính đặc thù của mình nên thông thường, kinh phí để hoàn thành một giáo án điện tử của bậc học mầm non bao giờ cũng cao hơn so với các bậc học khác, trong khi đó, giáo viên mầm non lại là đối tượng có mức thu nhập thấp nhất. Để có được những giáo án điện tử thực sự có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu dạy và học đối các các giáo viên mầm non nói riêng và giáo viên các bậc học khác nói chung quả thực vất vả, khó khăn.
Nhà trường đã thực sự vào cuộc?
Hiện nay, nhiều trường học đã có những hoạt động hỗ trợ giáo viên trong ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học. Thầy Đặng Đình Đại, hiệu trưởng  Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) cho biết,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Xuân Long
Dung lượng: 98,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)