NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG NÓI
Chia sẻ bởi Võ Anh Quân |
Ngày 28/04/2019 |
22
Chia sẻ tài liệu: NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG NÓI thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Chủ đề tự chọn - Ngữ văn 9
NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG NÓI
VÀ VIẾT TIẾNG VIỆT
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.
***********000***********
Loại chủ đề : Bám sát.
Thời gian : 6 tiết.
I.Mục tiêu cần đạt:
Sau khi học xong chủ đề này, học sinh nắm được một số nội dung kiến thức và kỹ năng cơ bản sau:
-Biết các lỗi thường gặp, vận dụng để tránh những lỗi đó trong khi nói và viết.
- Học sinh xác định rõ mối quan hệ ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các từ.
- Nắm vững nghĩa của từ, cấu trúc câu, từ đó có cách lựa chọn và sử dụng chuẩn hơn.
- Học sinh có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ, câu.
- Thông qua các bài tập, nâng cao kỹ năng sử dụng từ, câu.
II.Các tài liệu hỗ trợ:
1.Sách giáo khoa: Bài: - Chữa lỗi dùng từ (SGK 6)
- Chữa lỗi về quan hệ từ (SGK 7)
- Trau dồi vốn từ (SGK 9)
2.Các tài liệu khác: -Câu chuyện vui về ngôn ngữ
-Văn bản đọc thêm
-Các dạng bài tập
III.Tiến trình tổ chức:
*Tiết 1, 2:
-GV treo bảng phụ hoặc dùng đèn chiếu để đưa ra những ví dụ sau:
a. Dạ dày cá chép chỉ lớn hơn thực quản một chút và có nhiều tuyến vị tiết dịch vị, có tác dụng tiêu hóa tôm, tép, thức ăn và mọi loại mồi bắt được.
b. Nhà em có nuôi con chó. Con chó nhà em rất đẹp. Em rất yêu con chó nhà em.
- Hai ví dụ trên sai lỗi gì?
- GV lấy ví dụ về lặp từ với tư cách là một phép liên kết để học sinh so sánh:
“Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”
- HS đọc ví dụ : “Những người chiến sĩ dũng cảm đó không bao giờ khắc phục kẻ thù.” Câu sai lỗi gì? Thử sửa lại.
-Chỉ có một suất sưu của nhà nước mà hạnh phúc của gia đình chị Dậu vỡ tan.
Câu sai lồi gì? Cách sửa.
- Muốn tránh lỗi này ta khắc phục bằng cách nào?
- Học sinh đọc các ví dụ trong bảng phụ:
a. Đôi tay dài lòng khòng phụ họa với đôi cẳng chân dài nghêu.
b. Trong đa số các hợp chất hóa học, nguyên tử Oxy có hóa trị II.
c. Trong bài văn tế, ông đã ca ngợi những người anh hùng bỏ mạng vì nước.
- Các câu trên sai những lỗi gì về dùng từ?
- Nêu cách khắc phục những lỗi trên?
+ Học sinh đọc ví dụ sau:
Niềm đau của cô ấy đang trào dâng.
- Từ “niềm” kết hợp với từ “đau” trong câu trên có phù hợp không? Vì sao?
- Thử nêu cách khắc phục lỗi trên?
- Đọc đoạn văn sau: Hai câu ca dao gợi cảm ấy nó như là một lời tâm sự của người nông dân, nó đi sâu vào lòng người đọc, tại sao vậy ư? Thì chính là trong hai câu thơ mang nặng tình người ấy có cả hoa và cả nhạc nữa đấy.
- Hãy phát hiện lỗi trong đoạn văn ấy?
- Muốn tránh lỗi này cân chú ý điều gì?
-GV đọc đoạn văn sau:
Đọc câu thơ, ta thấy hiện lên trước mắt một cảnh đồng quê trong ngày nắng gắt và hình ảnh người nông dân đang điều khiển con trâu kéo cày. Hình ảnh ấy lồng lộng, cao lớn, làm cho câu thơ cũng sống dậy và chuyển động theo.
- Các từ: lồng lộng, cao lớn, sống dậy, chuyển động dùng trong đoạn văn có phù hợp không? Vì sao?
-Lỗi nào mắc phải? Hướng khắc phục?
- HS đọc ví dụ:
Bầy choa có chộ mô mồ.
Câu văn có khó hiểu không? Vì sao?
- GV ghi ví dụ: Ngoài sân nhi đồng đang nô đùa.
Dùng từ “nhi đồng” trong câu văn có phù hợp không? Giải thích?
-Nêu cách khắc phục.
-Các từ: vẻn vẹn, nủng nịu, ngoan ngoãn, sạch sẻ , khe khẻ, lộng lẫy…từ nào viết đúng về dấu thanh?( vẻn vẹn, ngoan ngoãn, lộng lẫy)
-Vì sao có sự lẫn lộn giữa dấu hỏi và dấu ngã?
-Lỗi này thường phổ biến ở đâu? (Trung bộ và Nam bộ)
-Hãy nêu hướng khắc phục?
-GV đưa ra cho học sinh những mẹo để khắc phục lỗi sai.
-Học sinh toàn trường đang dễu hành qua lễ đài.
-Câu văn sai lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng?
- Các em thường lẫn lộn những vần nào khi nói và viết?
- Cách khắc phục như thế nào?
-GV đưa ví dụ:
Chị Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.
Hãy phát hiện lỗi sai trong ví dụ trên - Cách chữa?
-Vần iêu - ươu - ưu ở vùng nào thường lẫn lộn? (miền Bắc hay lẫn lộn giữa ươu và iêu, miền Nam hay lẫn lộn ưu với ươu)
-Nêu cách khắc phục?
*Tiết 3, 4:
-Hãy phát hiện lỗi sai trong các câu sau:
Qủa la này ngon ghê.
Nhà bên có gì mà na nàng to dữ vậy.
-Lẫn lộn giữa “l” và “n” thường ở vùng nào? (đồng bằng Bắc Bộ)
-GV đưa hướng khắc phục cho HS.
Câu sau sai lỗi gì? Vì sao?
Chị Ba đang trẻ che?
-Cách khắc phục?
-Lục xúc tranh công.
-Hàng này quá sa sỉ.
-Con chim xẻ đang hót líu lo.
Các câu trên sai lỗi gì? Hãy sữa lại cho đúng.
- Nêu hướng khắc phục.
-HS đọc ví dụ:
+Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác.
+Qua câu ca dao cho biết công cha nghĩa mẹ rất sâu nặng.
Câu trên sai về lỗi gì? Sửa lại cho đúng.
-Nêu cách khắc phục?
HS đọc ví dụ sau:
-Mai là học sinh giỏi toàn diện.Không những giỏi về môn Toán, không những giỏi về môn Văn. Thầy giáo rất khen Mai.
-Câu in đậm sai ở đâu? Hãy chữa lại cho đúng.
HS đọc:
Từ những chị dân quân ngày đêm canh giữ đồng quê và bầu trời tổ quốc, đến những bà mẹ chèo đò anh dũng trên dòng sông đầy bom đạn…
Phần trích đó đã đảm bảo một câu chưa? Vì sao?
-Qua đoạn trích “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ta càng khâm phục.
-Câu sai lỗi gì?
-Phát hiện lỗi sai trong các câu sau:
+Trong đoạn trích: “Tức nước vỡ bờ” hình ảnh chị Dậu là điển hình của người chiến sĩ cộng sản kiên cường.
(quan hệ C-V không hợp lý)
+Tuy chị Út Tịch thương yêu chồng con, đồng chí sâu sắc nhưng chị rất cănm thù bọn giặc cướp nước và bán nước. (quan hệ giữa các vế trong câu ghép không phù hợp.)
-Với tinh thần trách nhiệm cao lớp em sẽ giành trong đợt thi đua phần thưởng xứng đáng cuối tháng đưa lớp đi lên.
Nhận xét nội dung của câu trên? Ý đảm bảo chưa? Câu sai lỗi gì? Cách khắc phục?
-Qua các lỗi vừa phát hiện và phân tích, em hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi?
*Tiết 5, 6:
GV đưa ra các dạng bài tập sau:
-Bài tập nhận biết.
-Bài tập điền khuyết.
-Bài tập thực hành kỹ năng vận dụng các lỗi đã học. A.Các lỗi thường gặp:
I. Lỗi về dùng từ:
1. Dùng từ thừa, từ lặp
a. Bài tập:
b. Cách khắc phục:
- Có ý thức đọc lại có thể phát hiện và sửa chữa ngay bằng cách bỏ yếu tố trùng lặp đó.
2. Dùng từ sai âm, sai nghĩa:
a. Lỗi về âm:
a1. Bài tập:
Khắc phục Khuất phục
Vỡ tan Tan vỡ
a2. Cách khắc phục:
-Thận trọng khi sử dụng các thuật ngữ, từ ngữ vay mượn.
-Tra từ điển chính tả.
b. Lỗi về nghĩa:
b1. Bài tập:
-Lỗi do không nắm được hiện thực khách quan mà từ biểu thị.
- Không nắm chắc khái niệm mà từ biểu thị.
- Không nắm chắc sắc thái biều cảm của từ.
b2. Cách khắc phục:
- Không biết, không rõ, không hiểu, không nên dùng.
- Nắm chắc nghĩa của từ.
- Tra tự điển.
3.Dùng từ không đúng vơi khả năng kết hợp của chúng:
a.Bài tập:
b.Cách khắc phục:
-Phải biết mỗi loại từ chỉ có khả năng kết hợp với số loại từ nhất định. (Ví dụ: Các từ: liếc, lườm, trợn, nhắm, nháy…thường chỉ đi với: mắt, vẫy, nắm … chỉ biểu thị hành động của tay)
4.Dùng từ lạc phong cách:
a.Bài tập:
b.Cách khắc phục:
- Một số từ chỉ chuyên sử dụng trong một số văn bản thuộc phong cách chức năng nhất định.
- Từ ngữ sử dụng trong phong cách sinh hoạt không nên đưa vào văn bản khoa học, văn bản hành chính và văn bản chính luận.
5.Dùng từ sáo rỗng:
a.Bài tập:
b.Cách khắc phục:
-Tránh bắt chước người khác một cách vô ý thức.
-Nắm nghĩa cả từ và hoàn cảnh giao tiếp.
6.Lạm dụng từ địa phương, từ HánViệt:
a.Bài tập:
b.Cách khắc phục:
-Tránh lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
-Sử dụng cho phù hợp.
II.Lỗi về dấu thanh:
NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG NÓI
VÀ VIẾT TIẾNG VIỆT
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.
***********000***********
Loại chủ đề : Bám sát.
Thời gian : 6 tiết.
I.Mục tiêu cần đạt:
Sau khi học xong chủ đề này, học sinh nắm được một số nội dung kiến thức và kỹ năng cơ bản sau:
-Biết các lỗi thường gặp, vận dụng để tránh những lỗi đó trong khi nói và viết.
- Học sinh xác định rõ mối quan hệ ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các từ.
- Nắm vững nghĩa của từ, cấu trúc câu, từ đó có cách lựa chọn và sử dụng chuẩn hơn.
- Học sinh có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ, câu.
- Thông qua các bài tập, nâng cao kỹ năng sử dụng từ, câu.
II.Các tài liệu hỗ trợ:
1.Sách giáo khoa: Bài: - Chữa lỗi dùng từ (SGK 6)
- Chữa lỗi về quan hệ từ (SGK 7)
- Trau dồi vốn từ (SGK 9)
2.Các tài liệu khác: -Câu chuyện vui về ngôn ngữ
-Văn bản đọc thêm
-Các dạng bài tập
III.Tiến trình tổ chức:
*Tiết 1, 2:
-GV treo bảng phụ hoặc dùng đèn chiếu để đưa ra những ví dụ sau:
a. Dạ dày cá chép chỉ lớn hơn thực quản một chút và có nhiều tuyến vị tiết dịch vị, có tác dụng tiêu hóa tôm, tép, thức ăn và mọi loại mồi bắt được.
b. Nhà em có nuôi con chó. Con chó nhà em rất đẹp. Em rất yêu con chó nhà em.
- Hai ví dụ trên sai lỗi gì?
- GV lấy ví dụ về lặp từ với tư cách là một phép liên kết để học sinh so sánh:
“Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”
- HS đọc ví dụ : “Những người chiến sĩ dũng cảm đó không bao giờ khắc phục kẻ thù.” Câu sai lỗi gì? Thử sửa lại.
-Chỉ có một suất sưu của nhà nước mà hạnh phúc của gia đình chị Dậu vỡ tan.
Câu sai lồi gì? Cách sửa.
- Muốn tránh lỗi này ta khắc phục bằng cách nào?
- Học sinh đọc các ví dụ trong bảng phụ:
a. Đôi tay dài lòng khòng phụ họa với đôi cẳng chân dài nghêu.
b. Trong đa số các hợp chất hóa học, nguyên tử Oxy có hóa trị II.
c. Trong bài văn tế, ông đã ca ngợi những người anh hùng bỏ mạng vì nước.
- Các câu trên sai những lỗi gì về dùng từ?
- Nêu cách khắc phục những lỗi trên?
+ Học sinh đọc ví dụ sau:
Niềm đau của cô ấy đang trào dâng.
- Từ “niềm” kết hợp với từ “đau” trong câu trên có phù hợp không? Vì sao?
- Thử nêu cách khắc phục lỗi trên?
- Đọc đoạn văn sau: Hai câu ca dao gợi cảm ấy nó như là một lời tâm sự của người nông dân, nó đi sâu vào lòng người đọc, tại sao vậy ư? Thì chính là trong hai câu thơ mang nặng tình người ấy có cả hoa và cả nhạc nữa đấy.
- Hãy phát hiện lỗi trong đoạn văn ấy?
- Muốn tránh lỗi này cân chú ý điều gì?
-GV đọc đoạn văn sau:
Đọc câu thơ, ta thấy hiện lên trước mắt một cảnh đồng quê trong ngày nắng gắt và hình ảnh người nông dân đang điều khiển con trâu kéo cày. Hình ảnh ấy lồng lộng, cao lớn, làm cho câu thơ cũng sống dậy và chuyển động theo.
- Các từ: lồng lộng, cao lớn, sống dậy, chuyển động dùng trong đoạn văn có phù hợp không? Vì sao?
-Lỗi nào mắc phải? Hướng khắc phục?
- HS đọc ví dụ:
Bầy choa có chộ mô mồ.
Câu văn có khó hiểu không? Vì sao?
- GV ghi ví dụ: Ngoài sân nhi đồng đang nô đùa.
Dùng từ “nhi đồng” trong câu văn có phù hợp không? Giải thích?
-Nêu cách khắc phục.
-Các từ: vẻn vẹn, nủng nịu, ngoan ngoãn, sạch sẻ , khe khẻ, lộng lẫy…từ nào viết đúng về dấu thanh?( vẻn vẹn, ngoan ngoãn, lộng lẫy)
-Vì sao có sự lẫn lộn giữa dấu hỏi và dấu ngã?
-Lỗi này thường phổ biến ở đâu? (Trung bộ và Nam bộ)
-Hãy nêu hướng khắc phục?
-GV đưa ra cho học sinh những mẹo để khắc phục lỗi sai.
-Học sinh toàn trường đang dễu hành qua lễ đài.
-Câu văn sai lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng?
- Các em thường lẫn lộn những vần nào khi nói và viết?
- Cách khắc phục như thế nào?
-GV đưa ví dụ:
Chị Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.
Hãy phát hiện lỗi sai trong ví dụ trên - Cách chữa?
-Vần iêu - ươu - ưu ở vùng nào thường lẫn lộn? (miền Bắc hay lẫn lộn giữa ươu và iêu, miền Nam hay lẫn lộn ưu với ươu)
-Nêu cách khắc phục?
*Tiết 3, 4:
-Hãy phát hiện lỗi sai trong các câu sau:
Qủa la này ngon ghê.
Nhà bên có gì mà na nàng to dữ vậy.
-Lẫn lộn giữa “l” và “n” thường ở vùng nào? (đồng bằng Bắc Bộ)
-GV đưa hướng khắc phục cho HS.
Câu sau sai lỗi gì? Vì sao?
Chị Ba đang trẻ che?
-Cách khắc phục?
-Lục xúc tranh công.
-Hàng này quá sa sỉ.
-Con chim xẻ đang hót líu lo.
Các câu trên sai lỗi gì? Hãy sữa lại cho đúng.
- Nêu hướng khắc phục.
-HS đọc ví dụ:
+Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác.
+Qua câu ca dao cho biết công cha nghĩa mẹ rất sâu nặng.
Câu trên sai về lỗi gì? Sửa lại cho đúng.
-Nêu cách khắc phục?
HS đọc ví dụ sau:
-Mai là học sinh giỏi toàn diện.Không những giỏi về môn Toán, không những giỏi về môn Văn. Thầy giáo rất khen Mai.
-Câu in đậm sai ở đâu? Hãy chữa lại cho đúng.
HS đọc:
Từ những chị dân quân ngày đêm canh giữ đồng quê và bầu trời tổ quốc, đến những bà mẹ chèo đò anh dũng trên dòng sông đầy bom đạn…
Phần trích đó đã đảm bảo một câu chưa? Vì sao?
-Qua đoạn trích “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ta càng khâm phục.
-Câu sai lỗi gì?
-Phát hiện lỗi sai trong các câu sau:
+Trong đoạn trích: “Tức nước vỡ bờ” hình ảnh chị Dậu là điển hình của người chiến sĩ cộng sản kiên cường.
(quan hệ C-V không hợp lý)
+Tuy chị Út Tịch thương yêu chồng con, đồng chí sâu sắc nhưng chị rất cănm thù bọn giặc cướp nước và bán nước. (quan hệ giữa các vế trong câu ghép không phù hợp.)
-Với tinh thần trách nhiệm cao lớp em sẽ giành trong đợt thi đua phần thưởng xứng đáng cuối tháng đưa lớp đi lên.
Nhận xét nội dung của câu trên? Ý đảm bảo chưa? Câu sai lỗi gì? Cách khắc phục?
-Qua các lỗi vừa phát hiện và phân tích, em hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi?
*Tiết 5, 6:
GV đưa ra các dạng bài tập sau:
-Bài tập nhận biết.
-Bài tập điền khuyết.
-Bài tập thực hành kỹ năng vận dụng các lỗi đã học. A.Các lỗi thường gặp:
I. Lỗi về dùng từ:
1. Dùng từ thừa, từ lặp
a. Bài tập:
b. Cách khắc phục:
- Có ý thức đọc lại có thể phát hiện và sửa chữa ngay bằng cách bỏ yếu tố trùng lặp đó.
2. Dùng từ sai âm, sai nghĩa:
a. Lỗi về âm:
a1. Bài tập:
Khắc phục Khuất phục
Vỡ tan Tan vỡ
a2. Cách khắc phục:
-Thận trọng khi sử dụng các thuật ngữ, từ ngữ vay mượn.
-Tra từ điển chính tả.
b. Lỗi về nghĩa:
b1. Bài tập:
-Lỗi do không nắm được hiện thực khách quan mà từ biểu thị.
- Không nắm chắc khái niệm mà từ biểu thị.
- Không nắm chắc sắc thái biều cảm của từ.
b2. Cách khắc phục:
- Không biết, không rõ, không hiểu, không nên dùng.
- Nắm chắc nghĩa của từ.
- Tra tự điển.
3.Dùng từ không đúng vơi khả năng kết hợp của chúng:
a.Bài tập:
b.Cách khắc phục:
-Phải biết mỗi loại từ chỉ có khả năng kết hợp với số loại từ nhất định. (Ví dụ: Các từ: liếc, lườm, trợn, nhắm, nháy…thường chỉ đi với: mắt, vẫy, nắm … chỉ biểu thị hành động của tay)
4.Dùng từ lạc phong cách:
a.Bài tập:
b.Cách khắc phục:
- Một số từ chỉ chuyên sử dụng trong một số văn bản thuộc phong cách chức năng nhất định.
- Từ ngữ sử dụng trong phong cách sinh hoạt không nên đưa vào văn bản khoa học, văn bản hành chính và văn bản chính luận.
5.Dùng từ sáo rỗng:
a.Bài tập:
b.Cách khắc phục:
-Tránh bắt chước người khác một cách vô ý thức.
-Nắm nghĩa cả từ và hoàn cảnh giao tiếp.
6.Lạm dụng từ địa phương, từ HánViệt:
a.Bài tập:
b.Cách khắc phục:
-Tránh lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
-Sử dụng cho phù hợp.
II.Lỗi về dấu thanh:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Anh Quân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)