NHỮNG LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ
Chia sẻ bởi Đặng Ngọc Hùng |
Ngày 12/10/2018 |
84
Chia sẻ tài liệu: NHỮNG LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
(- Di chúc, 1969, t.12, tr. 498. )
Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh.
Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.
Mấy năm kháng chiến, các cô, các chú đã học được nhiều đức tính tốt. Về xuôi nhất là về thành thị, sẽ có nhiều người phức tạp, nhiều thứ quyến rũ mình vào thói xấu.
(Bài nói chuyện với bộ đội, công an và cán bộ
trước khi vào tiếp quản Thủ đô
Ngày 5 tháng 9 năm 1954)
Dao có mài, mới sắc.
Vàng có thui, mới trong.
Nước có lọc, mới sạch.
Người có tự phê bình, mới tiến bộ.
(Tự phê bình. Báo Nhân dân, số 9,
ngày 20 tháng 5 năm 1951)
... Chúng ta phải kiên quyết tẩy sạch những khuyết điểm sau đây:
Địa phương chủ nghĩa...
Óc bè phái…
Óc quân phiệt, quan liêu...
Óc hẹp hòi...
Ham chuộng hình thức...
Làm việc lối bàn giấy...
Vô kỷ luật, kỷ luật không nghiêm...
Ích kỷ, hủ hoá...
(- Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ, 1-3-1947, t. 5, tr. 71 - 74.)
Tất cả chúng ta phải thi hành phê bình và tự phê bình một cách liên tục và thực thà... Có thế ta mới tiến bộ... Nhưng nhận lỗi chưa đủ, phải kiên quyết sửa lỗi.
(- Lời phát biểu trong phiên họp Hội đồng Chính phủ,
11-1950. Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh.)
Đoàn thanh niên Lao động phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức và giáo dục thế hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
(Ba mươi năm hoạt động của Đảng
[Tạp chí những vấn đề hòa bình và chủ nghĩa xã hội số 2,năm 1960])
Bệnh chủ quan, bệnh ích kỷ, bệnh hẹp hòi, v.v.., mỗi chứng bệnh là một kẻ địch. Mỗi kẻ địch bên trong là một bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngoài không đáng sợ. Địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra. Vì vậy, ta phải ra sức đề phòng những kẻ địch đó, phải chữa hết những chứng bệnh đó.
…
Chúng ta chống bệnh chủ quan, chống bệnh hẹp hòi, đồng thời cũng phải chống thói ba hoa. Vì thói này cũng hại như hai bệnh kia. Vì ba thứ đó thường đi với nhau.
Sửa đổi lối làm việc, 10-1947, t. 5, tr. 238, 239, 299
Đối với mình - Phải siêng nǎng, không được lười biếng, ai lười biếng không làm được việc. Phải tiết kiệm, không xa xỉ, vì xa xỉ hoá ra tham lam, nhất là đối với tiền bạc của đoàn thể phải rất phân minh.
Con đường giải phóng. Tháng 12 nǎm 1940.
Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh
Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai
Bài nói chuyện tại lớp đào tạo
hướng dẫn viên các trại hè cấp I.
Ngày 12 tháng 6 nǎm 1956
Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy người có công trạng không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn. Khiêm tốn và rộng lượng, đó là hai đức tính mà người cách mạng nào cũng phải có.
Nói chuyện tại lớp chỉnh huấn trung, cao cấp của Bộ Quốc phòng và các lớp trung cấp của các tổng cục. Tháng 5 nǎm 1957.
... Kiên trì và nhẫn nại,
Không chịu lùi một phân,
Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần.
Bốn tháng rồi.
Nhật ký trong tù. Nǎm 1942-1943.
Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người.
- Cần Kiệm Liêm Chính, 6-1949, t. 5, tr. 631.
Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.
- Sửa đổi lối làm việc, 10-1947, t. 5, tr. 252-253
... Khiêm tốn là một đạo đức mà mọi người cách mạng phải luôn luôn trau dồi.
- Báo Nhân Dân, số 194, từ 13 đến 15-6- 1954, t.7,tr.296
Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. "Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy". Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô, v.v... Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng.
- Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, 24-3-1961, t. 10, tr. 306.
Tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước, tập thể, của nhân dân là hành động trộm cắp, mà ai cũng phải thù ghét, phải trừ bỏ.
- Xây dựng những con người của CNXH, 3-1961, t.10, tr. 310,
Những lỗi lầm chính là:
1. Trái phép
2. Cậy thế
3. Hủ hoá
4. Tư túng
5. Chia rẽ...
6. Kiêu ngạo...
Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm, thì phải ra sức sửa chữa. Vậy nên, ai không phạm những lầm lỗi trên này, thì nên chú ý tránh đi, và gắng sức cho thêm tiến bộ. Ai đã phạm những lầm lỗi trên này, thì phải hết sức sửa chữa.
- Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ tỉnh, huyện và làng,17-10-1945, t. 4, tr. 57, 58
Thanh niên phải có tinh thần và gan dạ sáng tạo, cần phải có chí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ tiến mãi không ngừng.
(Bài nói tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam. [Ngày 19-5-1955]).
Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính. Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là :
Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường.
Tận trung với nước. tận hiếu với dân.
Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không …
Người cán bộ cách mạng, tháng 3-1955, sdd, t. 7, tr. 480
Công đoàn có một nhiệm vụ rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Cán bộ, Đảng viên và Đoàn viên thanh niên, các anh hùng và chiến sĩ lao động phải gương mẫu, phải làm đầu tàu trong mọi công việc ……
Bài nói chuyện tại Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ VI
ngày 27-2-1961, sdd. t. 10, tr. 293
Điều gì phải, thì cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.
Nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường
Đại học nhân dân Việt Nam
ngày 19-1-1955, sdd, t. 7, tr. 454-455
Muốn tiền đồ mình vẻ vang, nhất định vẻ vang, thì phải làm cho tiền đồ của Tổ quốc của dân tộc vẻ vang, phải gắn liền tiền đồ của riêng mình với tiền đồ cả dân tộc, cả giai cấp, không thể tách riêng được.
(Bác nói với Đảng viên và Đoàn viên thanh niên Lao động Hải Phòng. [Ngày 30-5-1957]).
Xây dựng xã hội chủ nghĩa phải có máy móc, có kỹ thuật, có văn hóa… Thanh niên phải học và học cho giỏi. Bàn việc gì, quyết nghị điều gì cũng phải thiết thực và cụ thể.
(Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ nhất. [Ngày 22-9-1962]).
Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội.
(Nói ở hội nghị bồi dưỡng chỉnh huấn do Trung ương triệu tập, từ 22 đến 26-11-1965).
Phải học tập tốt, lao động tốt.
Cố gắng mãi, tiến bộ mãi.
( Lưu niệm viết trong cuốn sổ Vàng, Trường thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa tỉnh Hòa Bình [Ngày 17-8-1962]).
Vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thanh niên (…). Trong vui chơi cũng có giáo dục.
(Bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học Nhân dân Việt Nam [Ngày 19-1-1955]).
Muốn xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa.
( Bài nói chuyện tại Hội nghị chỉnh huấn mùa xuân 1961, NXB Sự thật Hà Nội , 1970. Tr .117 )
Mỗi người chúng ta đều phải biết đặt lợi ích của dân tộc, của giai cấp lên trên lợi ích cá nhân, phải biết quên mình cho nghĩa lớn.
( Trong cuốn Bàn về xây dựng Đảng, NXB Sự thật Hà Nội, 1970 Tr. 138 )
1- Mình đối với mình : Đừng tự mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ. Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Phải siêng năng tiết kiệm.
2- Đối với đồng chí mình phải thế nào? Thân ái với nhau, nhưng không che đậy những điều dở. Học cái hay sửa chữa cái dở. Không nên tranh giành ảnh hưởng của nhau. Không nên ghen ghét đố kỵ và khinh kẻ không bằng mình. Bỏ lối hiếu danh, hiếu vị...
- Bài nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hoá,
20-2-1947, t. 5, tr. 54.
Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ.
Dân tộc ta đang kháng chiến và kiến quốc, đang xây dựng một Đời sống mới trong nước Việt Nam mới. Chẳng những chúng ta phải cần, kiệm, chúng ta còn phải thực hành chữ Liêm.
- Cần Kiệm Liêm Chính, 6-1949,
t. 5, tr. 642.
“Tính trung bình thanh niên chiếm độ 1 phần 3 tổng số nhân dân – tức là một lực lượng to lớn. Lực lượng to lớn thì phải có nhiệm vụ to lớn”
(“Nhiệm vụ của thanh niên ta”, báo Nhân dân ngày 20/12/1955)
Chúng ta hay nể nả. Mình chỉ biết mình thanh liêm là đủ - Quan niệm: Thanh cao tự thủ không đủ. Tất cả chúng ta phụ trách trước nhân dân trong anh em phải có phê bình và tự phê bình... phải mở cửa khuyến khích lãnh đạo phê bình và tự phê bình.
- Lời phát biểu trong phiên họp Hội đồng Chính phủ,11-1950.
Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh.
… Phải tránh tư tưởng kiêu ngạo, công thần, tự tư, tự lợi.
- Bài nói chuyện tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam,
2-11-1956. - T. 8, tr. 263.
- Tinh thần dám nghĩ, dám làm, tinh thần tập thể, tinh thần kỷ luật, ra sức học tập, sáng tạo, tìm tòi cái mới, ủng hộ cái mới.
- Trong công tác lưu thông phân phối, có hai điều quan trọng phải luôn luôn nhớ:
"Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên".
Bài nói tại kỳ họp
Hội đồng Chính phủ cuối năm 1966,
24-12-1966, t. 12, tr. 185.
Đối với mình - Phải siêng nǎng, không được lười biếng, ai lười biếng không làm được việc. Phải tiết kiệm, không xa xỉ, vì xa xỉ hoá ra tham lam, nhất là đối với tiền bạc của đoàn thể phải rất phân minh.
Con đường giải phóng. Tháng 12 nǎm 1940.
Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh
Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai
Bài nói chuyện tại lớp đào tạo
hướng dẫn viên các trại hè cấp I.
Ngày 12 tháng 6 nǎm 1956
“Kháng chiến càng tiến tới, công việc ngày càng nhiều, chúng ta cần củng cố và phát triển Ðội TNXP để bảo đảm thêm công việc kháng chiến và đào tạo cán bộ sau này. Nhiệm vụ của Ðội TNXP là xung phong mọi việc bất kỳ việc khó, việc dễ và phục vụ đến ngày kháng chiến thành công. Ðó là nhiệm vụ rất vẻ vang của thanh niên”.
(“Ðội Thanh niên xung phong” đăng trên Báo Nhân Dân
số 147, 1953)
(- Di chúc, 1969, t.12, tr. 498. )
Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh.
Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.
Mấy năm kháng chiến, các cô, các chú đã học được nhiều đức tính tốt. Về xuôi nhất là về thành thị, sẽ có nhiều người phức tạp, nhiều thứ quyến rũ mình vào thói xấu.
(Bài nói chuyện với bộ đội, công an và cán bộ
trước khi vào tiếp quản Thủ đô
Ngày 5 tháng 9 năm 1954)
Dao có mài, mới sắc.
Vàng có thui, mới trong.
Nước có lọc, mới sạch.
Người có tự phê bình, mới tiến bộ.
(Tự phê bình. Báo Nhân dân, số 9,
ngày 20 tháng 5 năm 1951)
... Chúng ta phải kiên quyết tẩy sạch những khuyết điểm sau đây:
Địa phương chủ nghĩa...
Óc bè phái…
Óc quân phiệt, quan liêu...
Óc hẹp hòi...
Ham chuộng hình thức...
Làm việc lối bàn giấy...
Vô kỷ luật, kỷ luật không nghiêm...
Ích kỷ, hủ hoá...
(- Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ, 1-3-1947, t. 5, tr. 71 - 74.)
Tất cả chúng ta phải thi hành phê bình và tự phê bình một cách liên tục và thực thà... Có thế ta mới tiến bộ... Nhưng nhận lỗi chưa đủ, phải kiên quyết sửa lỗi.
(- Lời phát biểu trong phiên họp Hội đồng Chính phủ,
11-1950. Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh.)
Đoàn thanh niên Lao động phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức và giáo dục thế hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
(Ba mươi năm hoạt động của Đảng
[Tạp chí những vấn đề hòa bình và chủ nghĩa xã hội số 2,năm 1960])
Bệnh chủ quan, bệnh ích kỷ, bệnh hẹp hòi, v.v.., mỗi chứng bệnh là một kẻ địch. Mỗi kẻ địch bên trong là một bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngoài không đáng sợ. Địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra. Vì vậy, ta phải ra sức đề phòng những kẻ địch đó, phải chữa hết những chứng bệnh đó.
…
Chúng ta chống bệnh chủ quan, chống bệnh hẹp hòi, đồng thời cũng phải chống thói ba hoa. Vì thói này cũng hại như hai bệnh kia. Vì ba thứ đó thường đi với nhau.
Sửa đổi lối làm việc, 10-1947, t. 5, tr. 238, 239, 299
Đối với mình - Phải siêng nǎng, không được lười biếng, ai lười biếng không làm được việc. Phải tiết kiệm, không xa xỉ, vì xa xỉ hoá ra tham lam, nhất là đối với tiền bạc của đoàn thể phải rất phân minh.
Con đường giải phóng. Tháng 12 nǎm 1940.
Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh
Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai
Bài nói chuyện tại lớp đào tạo
hướng dẫn viên các trại hè cấp I.
Ngày 12 tháng 6 nǎm 1956
Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy người có công trạng không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn. Khiêm tốn và rộng lượng, đó là hai đức tính mà người cách mạng nào cũng phải có.
Nói chuyện tại lớp chỉnh huấn trung, cao cấp của Bộ Quốc phòng và các lớp trung cấp của các tổng cục. Tháng 5 nǎm 1957.
... Kiên trì và nhẫn nại,
Không chịu lùi một phân,
Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần.
Bốn tháng rồi.
Nhật ký trong tù. Nǎm 1942-1943.
Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người.
- Cần Kiệm Liêm Chính, 6-1949, t. 5, tr. 631.
Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.
- Sửa đổi lối làm việc, 10-1947, t. 5, tr. 252-253
... Khiêm tốn là một đạo đức mà mọi người cách mạng phải luôn luôn trau dồi.
- Báo Nhân Dân, số 194, từ 13 đến 15-6- 1954, t.7,tr.296
Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. "Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy". Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô, v.v... Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng.
- Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, 24-3-1961, t. 10, tr. 306.
Tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước, tập thể, của nhân dân là hành động trộm cắp, mà ai cũng phải thù ghét, phải trừ bỏ.
- Xây dựng những con người của CNXH, 3-1961, t.10, tr. 310,
Những lỗi lầm chính là:
1. Trái phép
2. Cậy thế
3. Hủ hoá
4. Tư túng
5. Chia rẽ...
6. Kiêu ngạo...
Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm, thì phải ra sức sửa chữa. Vậy nên, ai không phạm những lầm lỗi trên này, thì nên chú ý tránh đi, và gắng sức cho thêm tiến bộ. Ai đã phạm những lầm lỗi trên này, thì phải hết sức sửa chữa.
- Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ tỉnh, huyện và làng,17-10-1945, t. 4, tr. 57, 58
Thanh niên phải có tinh thần và gan dạ sáng tạo, cần phải có chí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ tiến mãi không ngừng.
(Bài nói tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam. [Ngày 19-5-1955]).
Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính. Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là :
Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường.
Tận trung với nước. tận hiếu với dân.
Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không …
Người cán bộ cách mạng, tháng 3-1955, sdd, t. 7, tr. 480
Công đoàn có một nhiệm vụ rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Cán bộ, Đảng viên và Đoàn viên thanh niên, các anh hùng và chiến sĩ lao động phải gương mẫu, phải làm đầu tàu trong mọi công việc ……
Bài nói chuyện tại Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ VI
ngày 27-2-1961, sdd. t. 10, tr. 293
Điều gì phải, thì cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.
Nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường
Đại học nhân dân Việt Nam
ngày 19-1-1955, sdd, t. 7, tr. 454-455
Muốn tiền đồ mình vẻ vang, nhất định vẻ vang, thì phải làm cho tiền đồ của Tổ quốc của dân tộc vẻ vang, phải gắn liền tiền đồ của riêng mình với tiền đồ cả dân tộc, cả giai cấp, không thể tách riêng được.
(Bác nói với Đảng viên và Đoàn viên thanh niên Lao động Hải Phòng. [Ngày 30-5-1957]).
Xây dựng xã hội chủ nghĩa phải có máy móc, có kỹ thuật, có văn hóa… Thanh niên phải học và học cho giỏi. Bàn việc gì, quyết nghị điều gì cũng phải thiết thực và cụ thể.
(Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ nhất. [Ngày 22-9-1962]).
Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội.
(Nói ở hội nghị bồi dưỡng chỉnh huấn do Trung ương triệu tập, từ 22 đến 26-11-1965).
Phải học tập tốt, lao động tốt.
Cố gắng mãi, tiến bộ mãi.
( Lưu niệm viết trong cuốn sổ Vàng, Trường thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa tỉnh Hòa Bình [Ngày 17-8-1962]).
Vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thanh niên (…). Trong vui chơi cũng có giáo dục.
(Bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học Nhân dân Việt Nam [Ngày 19-1-1955]).
Muốn xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa.
( Bài nói chuyện tại Hội nghị chỉnh huấn mùa xuân 1961, NXB Sự thật Hà Nội , 1970. Tr .117 )
Mỗi người chúng ta đều phải biết đặt lợi ích của dân tộc, của giai cấp lên trên lợi ích cá nhân, phải biết quên mình cho nghĩa lớn.
( Trong cuốn Bàn về xây dựng Đảng, NXB Sự thật Hà Nội, 1970 Tr. 138 )
1- Mình đối với mình : Đừng tự mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ. Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Phải siêng năng tiết kiệm.
2- Đối với đồng chí mình phải thế nào? Thân ái với nhau, nhưng không che đậy những điều dở. Học cái hay sửa chữa cái dở. Không nên tranh giành ảnh hưởng của nhau. Không nên ghen ghét đố kỵ và khinh kẻ không bằng mình. Bỏ lối hiếu danh, hiếu vị...
- Bài nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hoá,
20-2-1947, t. 5, tr. 54.
Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ.
Dân tộc ta đang kháng chiến và kiến quốc, đang xây dựng một Đời sống mới trong nước Việt Nam mới. Chẳng những chúng ta phải cần, kiệm, chúng ta còn phải thực hành chữ Liêm.
- Cần Kiệm Liêm Chính, 6-1949,
t. 5, tr. 642.
“Tính trung bình thanh niên chiếm độ 1 phần 3 tổng số nhân dân – tức là một lực lượng to lớn. Lực lượng to lớn thì phải có nhiệm vụ to lớn”
(“Nhiệm vụ của thanh niên ta”, báo Nhân dân ngày 20/12/1955)
Chúng ta hay nể nả. Mình chỉ biết mình thanh liêm là đủ - Quan niệm: Thanh cao tự thủ không đủ. Tất cả chúng ta phụ trách trước nhân dân trong anh em phải có phê bình và tự phê bình... phải mở cửa khuyến khích lãnh đạo phê bình và tự phê bình.
- Lời phát biểu trong phiên họp Hội đồng Chính phủ,11-1950.
Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh.
… Phải tránh tư tưởng kiêu ngạo, công thần, tự tư, tự lợi.
- Bài nói chuyện tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam,
2-11-1956. - T. 8, tr. 263.
- Tinh thần dám nghĩ, dám làm, tinh thần tập thể, tinh thần kỷ luật, ra sức học tập, sáng tạo, tìm tòi cái mới, ủng hộ cái mới.
- Trong công tác lưu thông phân phối, có hai điều quan trọng phải luôn luôn nhớ:
"Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên".
Bài nói tại kỳ họp
Hội đồng Chính phủ cuối năm 1966,
24-12-1966, t. 12, tr. 185.
Đối với mình - Phải siêng nǎng, không được lười biếng, ai lười biếng không làm được việc. Phải tiết kiệm, không xa xỉ, vì xa xỉ hoá ra tham lam, nhất là đối với tiền bạc của đoàn thể phải rất phân minh.
Con đường giải phóng. Tháng 12 nǎm 1940.
Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh
Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai
Bài nói chuyện tại lớp đào tạo
hướng dẫn viên các trại hè cấp I.
Ngày 12 tháng 6 nǎm 1956
“Kháng chiến càng tiến tới, công việc ngày càng nhiều, chúng ta cần củng cố và phát triển Ðội TNXP để bảo đảm thêm công việc kháng chiến và đào tạo cán bộ sau này. Nhiệm vụ của Ðội TNXP là xung phong mọi việc bất kỳ việc khó, việc dễ và phục vụ đến ngày kháng chiến thành công. Ðó là nhiệm vụ rất vẻ vang của thanh niên”.
(“Ðội Thanh niên xung phong” đăng trên Báo Nhân Dân
số 147, 1953)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Ngọc Hùng
Dung lượng: 2,04MB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)