Những điều chưa biết về chữ Nghĩa và Ngãi

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Hoanh | Ngày 16/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Những điều chưa biết về chữ Nghĩa và Ngãi thuộc Lịch sử 6

Nội dung tài liệu:

VỀ HAI CHỮ NGHĨA VÀ NGÃI



 Sự chuyển dịch từ Quảng Nghĩa thành Quảng Ngãi, hay cụ thể hơn là sự biến đổi từ Nghĩa thành Ngãi trong tên gọi của tỉnh Quảng Ngãi đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của khá nhiều người. Những ý kiến chúng tôi sau đây chỉ là của kẻ hậu học, mạo muội lạm bàn. 1) Về tên bà Từ Dụ (Từ Dụ Thái Hoàng Thái hậu, vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức) Một vài ý kiến cho rằng bà Từ Dụ tên thật là Phạm Thị Ái Nghĩa nên chữ Nghĩa (trong Quảng Nghĩa) phải đọc chệch thành Ngãi vì kỵ huý (1). Có đúng không? Đại Nam liệt truyện (chính biên và tiền biên) có chép chuyện các Hậu phi, nhưng lại theo thể truyện của Minh Sử nghĩa là chỉ ghi họ và thuỵ hiệu còn tên huý thì “không ra khỏi phòng khuê”. Vì vậy, muốn truy tìm tên các bà phải dựa vào những tài liệu đương thời khác. Rất may, Đại Nam thực lục (ĐNTL) đã giúp chúng ta. Bộ chính sử này chép: “Năm Tự Đức thứ 14 (1861) nhà vua sai Quốc sử quán cùng 3 bộ Lại, Lễ, Binh lập một danh sách 47 chữ kỵ huý và “hạ lệnh cho mọi người đều cấm không được đặt tên vào những chữ ấy, nếu ai trót đặt lầm phải thì cho đổi lại” (2). Trong 47 chữ ấy, chữ 46 là 姮 (*) (đọc là Hằng), chữ 47 là 嫦 (*) (đọc là thường, hoặc Hằng) được nói rõ là “2 chữ tên huý của Từ Cung”  
 

Núi Thiên bút
Đại Nam thực lục chính biên và Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ cho biết bà Từ Dụ còn có tên khác là Hạo, nhưng không được đưa vào qui định kỵ huý, vì theo chúng tôi, Hạo là một biệt âm đọc chệch một trong những tên huý của Gia Long là Cảo. Từ những căn cứ xác tín như vậy các nhà nghiên cứu đã khẳng định bà Từ Dụ tên thật là Phạm Thị Hằng. Những người cho rằng tên bà là Ái Nghĩa cần phải đưa ra cứ liệu xác thực hơn mới mong giữ cho ý kiến mình đứng vững. Thêm nữa, ta biết một trong 2 vị phó tổng tài Quốc Sử quán (cơ quan nghiêm khắc số 1 về chữ nghĩa), dưới Triều Tự Đức, tên là Lâm Duy Nghĩa. Nếu bà Từ Dụ tên là Ái Nghĩa thì ông “phó viện” này ắt đã phải cải tên mình nếu không muốn bị đánh đòn 100 trượng, lột hết danh tịch đuổi về nhà làm thứ dân như quy định xử phạt thời đó. 2) Người Pháp có đổi Nghĩa thành Ngãi không? (3) Suốt 87 năm đô hộ nước ta (1858 – 1945) đặc biệt là sau hiệp ước Patenotre (1884) người Pháp chẳng hề cải tên một tỉnh, thậm chí một huyện nào ở Trung kỳ, vùng đất trên danh nghĩa thuộc vua nước Đại Nam. Quảng Ngãi không nằm ngoài sự thật đó. Còn như nói rằng cải tên như thế cho dễ đọc thì càng lầm to! Cả Nghĩa lẫn Ngãi đều rất khó phát âm đối với người Pháp; thậm chí tự dạng AI của chữ Ngãi rất dễ khiến họ đọc nhầm thành âm [e]. Trong một bài viết của mình anh Nguyễn Thái Bình có cho rằng giả thiết người Pháp đổi tên Quảng Nghĩa thành Quảng Ngãi là “cũng hợp lý vì người Pháp cũng phải hiểu và tôn trọng tập quán của người Việt Nam trong việc kiêng kỵ tên huý” (4). Ô hay, nếu đã kỵ huý thì có từ trước, phải đâu đợi người Pháp đến mới đổi tên. Mà, như trên đã chứng minh, bà Từ Dụ nào phải tên Ái Nghĩa để cho bọn thực dân vốn gọi dân ta một cách miệt thị là Annamit, là Le Nhaque (người nhà quê), hiểu và tôn trọng!
 

 
Chùa Thình Thình
3) Dân gian có phải đã đọc chệch Nghĩa thành Ngãi: Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh (CTT) gần đây có cho rằng: -“Hiện tượng chệch âm nghĩa, ngãi là do cách đọc “chịu ảnh hưởng Minh âm, Thanh âm thông qua trung gian là nhóm ngôn ngữ Hoa Nam trong đợt tiếp xúc ngôn ngữ Việt Hoa kéo dài và có qui mô lớn mà các biến động chính trị ở Trung Quốc và hoàn cảnh ngoại thương của Đàng trong thế kỷ XVII – XVIII đưa tới” 5). Đây là một kiến giải lý thú, song một số ví dụ CTT đưa ra về kiểu biến âm này lại trùng với các chữ và âm kỵ huý mà ( Huỳnh (tên chúa Nguyễn Hoàng) Vũ (triều đình ban bố hẳn hoi, như Hoàng Võ (tên thuỵ chúa Nguyễn Phúc Khoát). Chính sự phức tạp này đã nhắc chúng ta về mối quan hệ đan xen, chi phối
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Hoanh
Dung lượng: 110,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)