Nhung cau hoi hay thuong ra trong cac de thi vat li 6
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Bảo Trân |
Ngày 14/10/2018 |
56
Chia sẻ tài liệu: Nhung cau hoi hay thuong ra trong cac de thi vat li 6 thuộc Vật lí 6
Nội dung tài liệu:
Đề cương Ôn tập
Môn Vật lí 6
Tên: Nguyễn Ngọc Bảo Trân
Lớp: 6D
Năm học: 2010-2011
Bài 1. Một người dùng một thiết bị gồm một ròng rọc động A và một ròng rọc cố định B để nâng một vật nặng có trọng lượng là 2000N lên cao bằng một lực kéo có hướng từ trên xuống dưới.
a) Hãy vẽ sơ đồ của thiết bị.
b) Người đó phải dùng một lực kéo là bao nhiêu ?
c) Vật được đưa lên cao bao nhiêu m biết đầu dây dịch chuyển quãng đường là 12m.
a)
b) 1000N
c) h = 6m.
Bài 2. Một người dùng Pa lăng (hình vẽ) để đưa một vật có trọng lượng là 560N lên cao 10m.
a) Người đó cần tác dụng một lực kéo là bao nhiêu ?
b) Tính quãng đường di chuyển của lực kéo.
a) 140N. b) 40m.
Bài 3. Với hệ thống Palăng gồm 3 ròng rọc động và 3 ròng rọc cố định, có thể kéo vật có trọng lượng P lên cao với lực kéo có cường độ nhỏ nhất là bao nhiêu ? Vẽ sơ đồ của hệ thống đó.
Lực kéo có cường độ nhỏ nhất bằng :
Bài 4.
Một học sinh muốn thiết kế một cần kéo nước từ dưới giếng lên theo nguyên tắc đòn bẩy với những yêu cầu sau :
1. Có thể dùng lực 40N để kéo gầu nước nặng 140N.
2. O2O = 2O1O (O2O là khoảng cách từ điểm buộc dây kéo tới giá đỡ ; O1O là khoảng cách từ điểm buộc dây gầu tới giá đỡ).
Hỏi phải treo vào đầu dây kéo một vật nặng có khối lượng bằng bao nhiêu ?
Lực cần dùng để kéo gầu nước lên là :
- Muốn dùng dùng lực kéo chỉ có cường độ 40N, để kéo gầu nước thì phải treo vào đầu dây kéo một vật có trọng lượng là : P = 70N - 40N = 30N
- Vậy vật nặng phải có khối lượng bằng : m =
Bài 5
a) Hãy vẽ một pa lăng gồm một ròng rọc cố định và hai ròng rọc động mà cho ta lợi 4 lần về lực.
b) Hãy vẽ một pa lăng gồm một ròng rọc cố định, một ròng rọc động mà cho ta lợi ba lần về lực.
a) Pa lăng lợi 4 lần về lực.
b) Pa lăng lợi ba lần về lực.
Bài 6. Trong thực tế, ròng rọc động hầu như không được dùng riêng biệt, mà thường được ghép với một ròng rọc cố định, để làm thành một palăng. Vì sao vậy?
Khi sử dụng ròng rọc động độc nhất , ta phải đứng trên cao và kéo lên. Tư thế làm việc ấy vừa không thuận tiện, vừa nguy hiểm hơn so với đứng dưới, mà kéo xuống. Do đó, phải ghép ròng rọc động với một ròng rọc cố định, để thay đổi hướng của lực tác dụng.
Bài 7.Tại sao đinh vít bằng sắt có ốc bằng đồng bị kẹt có thể mở được dễ dàng khi hơ nóng, còn đinh vít bằng đồng có ốc bằng sắt lại không thể làm như thế được.
Khi hơ nóng cả đinh vít bằng sắt và ốc bằng đồng đều nở ra. Vì ốc đồng nở ra nhiều hơn vít sắt nên mở được dễ dàng.
Nếu đinh vít bằng đồng còn ốc bằng sắt thì vì vít đồng nở ra nhiều hơn ốc sắt nên vít càng bị kẹt nhiều hơn.
Bài 8. Tại sao sau khi rót nước ra khỏi phích (bình thuỷ tinh) nếu đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra ? Làm thế nào để tránh hiện tượng đó ?
Sau khi rót nước ra thì có một lượng không khí dồn vào phích. Lượng không khí này bị nước nóng làm cho nóng lên, nở ra và đẩy cho nút bật lên.
Để tránh hiện tượng trên ta nên mở nút một lát cho không khí sau khi dãn nở thoát ra ngoài rồi hãy đóng nút.
Bài 9. Hai ống thuỷ tinh giống nhau đặt nằm ngang, hàn kín hai đầu ở giữa có một giọt thuỷ ngân. Một ống chứa không khí, một ống là chân không. Hãy tìm cách xác định xem ống nào có không khí.
Hơ nóng một đầu ống. Nếu trong ống có không khí thì không khí sẽ nở ra và làm cho giọt thuỷ ngân dịch chuyển.
Thực ra trong ống còn lại cũng không thể là chân không hoàn toàn vì thuỷ ngân bay hơi, nên trong ống có hơi thuỷ ngân và khi bị nung nóng hơi thuỷ ngân cũng nở ra. Điều kiện ra trong bài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Bảo Trân
Dung lượng: 168,00KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)