Những bài văn Điểm 10.

Chia sẻ bởi Trần Lâm Tùng | Ngày 12/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Những bài văn Điểm 10. thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Thứ Sáu, 19/08/2005, 22:53 (GMT+7)
Bài văn đạt điểm 10 trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2005
TTO - Cảm nhận đầu tiên của nhiều người khi đọc bài văn này, đó là tác giả đã có một “bút lực” rất đáng nể: 15 trang. Đó là chưa kể thí sinh còn có kiến thức chắc chắn đến mức ngạc nhiên.
Và còn gì nữa? Hãy xem các nhà giáo, nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học đánh giá, nhận định về bài thi này...
Hôm nay, 19-8-2005, ĐH Huế đã công bố bài văn đạt điểm 10 của thí sinh Nguyễn Thị Thu Trang dự thi vào khối D ngành tài chính - kế toán Trường ĐH Kinh tế thuộc ĐH Huế. Tất nhiên trong bối cảnh không thiếu những bài văn “dựng tóc gáy” ở lứa tuổi “cô tú cậu tú”, đây quả là một bài thi vượt trội và đặc biệt là sự vững vàng về kiến thức.
Đáp ứng nguyện vọng của đông đảo bạn đọc, Tuổi Trẻ Online xin đăng nguyên văn bài thi này:
Đề thi môn Văn, khối D
(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (2 điểm):Anh/chị hãy trình bày những nét chính trong sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu.
Câu 2: (5 điểm):Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống ở các nhân vật: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân).
Câu 3: (3 điểm):Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu:
Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời ngàn thu Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày Hỡi người xưa của ta nay Khúc vui xin lại so dây cùng người!
BÀI LÀM
Câu 1:
Xuân Diệu (1916 - 1985) - một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn của dân tộc, đã để lại cho đời một sự nghiệp sáng tác thật lớn lao và rất có giá trị. Hơn 50 năm lao động miệt mài trong thế giới nghệ thuật ấy, con người và thơ văn của Xuân Diệu đã có sự chuyển biến rõ nét từ một nhà thơ lãng mạn thành nhà thơ cách mạng. Đó là bước chuyển tất yếu của một trí thức yêu nước, một tài năng nghệ sĩ. Thơ văn Xuân Diệu có đóng góp lớn vào quá trình phát triển của văn học VN. Có thể tìm hiểu sự nghiệp văn học của nhà thơ qua thơ và văn xuôi.
Về lĩnh vực thơ ca, chúng ta có thể tìm hiểu qua hai giai đoạn chính: trước và sau cách mạng tháng 8 (CMT8).
Trước CMT8, Xuân Diệu là một nhà thơ lãng mạn. Các tác phẩm chính: tập thơ “Thơ thơ” (1938) và “Gửi hương cho gió” (1945). Nội dung của thơ Xuân Diệu trong thời kỳ này là:
Niềm say mê ngoại giới, khát khao giao cảm trực tiếp, cháy bỏng, mãnh liệt với cuộc đời (“Vội vàng”, “Giục giã”).
Nỗi cô đơn rợn ngợp của cái tôi bé nhỏ giữa dòng thời gian vô biên, giữa không gian vô tận (“Đời kỹ nữ”).
Nỗi ám ảnh về thời gian khiến nhà thơ nảy sinh một triết lý về nhân sinh: lẽ sống vội vàng (“Vội vàng”).
Nỗi khát khao đến cháy bỏng được đắm mình trọn vẹn giữa cuộc đời đầy hương sắc và thể hiện nỗi đau đớn, xót xa trước khát vọng bị lãng quên thật phũ phàng trước cuộc đời (“Dại khờ”, “Nước đổ lá khoai”).
Sau Cách mạng, thơ Xuân Diệu đã vươn tới chân trời nghệ thuật mới, nhà thơ đã đi từ “cái tôi bé nhỏ đến cái ta chung của mọi người” (P.Eluya). Xuân Diệu giờ đây đã trở thành một nhà thơ cách mạng say mê, hăng say hoạt động và ông đã có thơ hay ngay trong giai đoạn đầu. Xuân Diệu chào mừng Cách mạng với “Ngọn quốc kỳ” (1945) và “Hội nghị non sông” (1946) với tấm lòng tràn đầy hân hoan trước lẽ sống lớn, niềm vui lớn của Cách mạng.
Cùng với sự đổi mới của đất nước, Xuân Diệu có nhiều biến chuyển trong tâm hồn và thơ ca. Ý thức của cái Tôi công dân, của một nghệ sĩ, một trí thức yêu nước trước thực tế cuộc sống Đất nước đã đem đến cho ông những nguồn mạch mới trong cảm hứng sáng tác. Nhà thơ hăng say viết về Đảng, về Bác Hồ, về Tổ quốc VN, về quá trình xây dựng CNXH miền Bắc và công cuộc thống nhất nước nhà. Các tác phẩm tiêu biểu: tập “Riêng chung” (1960), “Hai đợt sóng” (1967), tập “Hồn tôi đôi cánh” (1976)…
Từ những năm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Lâm Tùng
Dung lượng: 180,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)