NHẬN THỨC VỀ ĐỔI MỚI PPDH

Chia sẻ bởi Lê Hữu Tân | Ngày 12/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: NHẬN THỨC VỀ ĐỔI MỚI PPDH thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

NHẬN THỨC VỀ ĐỔI MỚI PPDH

Phương Pháp dạy học (PPDH) được các thầy cô giáo học nhiều và học kĩ tại các trường sư phạm với một bộ môn riêng biệt; thực tế trong quá trình công tác gặp không ít những nội dung liên quan đặc biệt là được quản lý nhà trường luôn yêu cầu đổi mới PPDH. Nhưng đổi mới như thế nào và bắt đầu từ đâu để đáp yêu cầu của nhiệm vụ nâng cao chất lượng giảng dạy. Xin được trình bày vài ý theo cách hiểu gọn nhất để các thầy cô dễ nắm bắt nhất về PPDH và đổi mới PPDH từ việc cụ thể hàng ngày qua từng tiết học; cùng trao đổi để trả lời câu hỏi: “Căn cứ nào để chọn PP/KTHD cho một đơn vị kiến thức, một bài học”. Những thuật ngữ dưới đây chủ yếu là theo cách hiểu thông thường chứ chưa hẳn là khái niệm hoặc là định nghĩa, xin quí thầy cô không đi sâu vào nó.
I. Phương pháp và Phương pháp dạy học.
1. Phương pháp là gì?
Thuật ngữ phương pháp trong tiếng Hy Lạp là “Méthodos” có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định. Vì vậy, phương pháp là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả phù hợp với mục đích đã định.
Từ khái niệm trên ta thấy phương pháp có cấu trúc phức tạp, bao gồm mục đích được đề ra, hệ thống những hành động (hoạt động), những phương tiện cần thiết (phương tiện vật chất, phương tiện thực hành, phương tiện trí tuệ), quá trình làm biến đổi đối tượng, kết quả sử dụng phương pháp (mục đích đạt được).
Khi sử dụng đúng phương pháp sẽ dẫn đến kết quả theo dự định. Nếu mục đích không đạt được thì có nghĩa là phương pháp không phù hợp với mục đích hoặc nó không được sử dụng đúng.
Bất kỳ phương pháp nào, dù là phương pháp nhận thức hay phương pháp thực hành sản xuất, để thực hiện có kết quả vào đối tượng nào đó thì cũng phải biết được tính chất của đối tượng, tiến trình biến đổi của nó dưới tác động của phương pháp đó. Nghĩa là phải nhận thức những quy luật khách quan của đối tượng mà chủ thể định tác động vào thì mới đề ra những biện pháp hoặc hệ thống những thao tác cùng với những phương tiện tương ứng để nhận thức và để hành động thực tiễn.
2. Phương pháp dạy học là gì?
Có nhiều cách định nghĩa về PPDH, theo một số nhà giáo dục học và tâm lý giáo dục học có định nghĩa về PPDH như sau:
- N.M. Veczilin và V.M. Coocxunskaia: “Phương pháp dạy học là cách thức thầy truyền đạt kiến thức, đồng thời là cách thức lĩnh hội của trò”.
- Nguyễn Ngọc Quang (1970): “PPDH là cách thức làm việc của thầy và của trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học”.
Như vậy theo cách hiểu ngắn gọn ta có thể hiểu:
Phương pháp dạy học là cách thức, là con đường hành động có trình tự, phối hợp tương tác với nhau của giáo viên và của học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học.
- PP dạy học có thể được chia làm 3 cấp độ: cấp độ vĩ mô (Quan điểm dạy học), cấp độ trung gian (PPDH) và cấp độ vi mô (kĩ thuật dạy học).
+ PPDH là cách thức, con đường dẫn đến mục tiêu bài học.
+ Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống/hoạt động nhằm giải quyết một nhiệm vụ/nội dung cụ thể. PPDH và KTDH nó không được phân định rạch ròi mà chỉ là tương đối; hiểu theo cách cụ thể thì KTDH là những cái phần con nhỏ hơn của PPDH; có thể thể hiểu một PPDH có thể chứa đựng trong đó một vài KTDH nhưng cũng có khi 1 KTDH cũng là 1 PPDH.
Nói cách khác phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh để đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính như vậy mà đạt được mục đích dạy học.
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học với sự tương tác lẫn nhau, trong đó phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, còn phương pháp học có tính chất độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy, song nó cũng ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy.
Trong phương pháp dạy học, chủ thể tác động - người thầy giáo và đối tượng tác động của họ là học sinh. Còn học sinh lại là chủ thể tác động của mình vào nội dung dạy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hữu Tân
Dung lượng: 12,96KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)